Lý do Đức từ chối cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine
Việc từ chối của Chính phủ Đức xuất phát từ lo ngại rằng Kiev có thể sử dụng những tên lửa này để tấn công lãnh thổ Nga.
Ngoài ra, Lực lượng Vũ trang Đức (Bundeswehr) chỉ có 150 tên lửa sẵn sàng triển khai, theo tờ Pravdar châu Âu của Ukraine ngày 7/8.
Một tên lửa Taurus được gắn dưới cánh máy bay chiến đấu. Ảnh: eurasiantimes.com
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius hồi đầu tháng này một lần nữa bác bỏ việc cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine, nói rằng đó “không phải là ưu tiên hàng đầu” vào lúc này. Trước đó, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng khẳng định Berlin phản đối việc gửi tên lửa Taurus tới Ukraine vì họ đang tránh bất kỳ vũ khí nào của Đức tấn công lãnh thổ Nga
Ông Scholz cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ARD (Đức) khi được hỏi về khả năng cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine: “Chúng tôi xem xét cẩn thận tất cả các yêu cầu mà chúng tôi nhận được. Nhưng đối với chúng tôi, có một nguyên tắc mà tôi chia sẻ với Tổng thống Mỹ – chúng tôi không muốn vũ khí mà chúng tôi cung cấp được sử dụng để tấn công lãnh thổ Nga”.
Pravdar trích dẫn báo Bild (Đức) cho biết, số lượng tên lửa Taurus sẵn sàng sử dụng ở Đức thực tế lớn hơn 150 quả, với hơn 300 tên lửa hành trình đã trải qua quá trình nâng cấp lớn tại tập đoàn sản xuất vũ khí MBDA và sẵn sàng chiến đấu.
Video đang HOT
Theo báo Bild, việc nâng cấp được thực hiện 10 năm một lần. Hơn 300 tên lửa Taurus đã được thay mới niêm phong và cải thiện định vị GPS để bảo quản tốt hơn.
Hơn nữa, việc sử dụng các tên lửa này trên máy bay chiến đấu của Ukraine không phải là một thách thức quá lớn từ quan điểm kỹ thuật. Kể từ tháng 5 năm nay, Không quân Ukraine đã sử dụng tên lửa Storm Shadow và SCALP của MBDA, do Anh và Pháp cung cấp.
Gần đây, trưởng phái đoàn thường trực của Ukraine tại Hội đồng Nghị viện NATO, Yehor Cherniev, thông báo rằng ông đã nhận được thông tin từ các đối tác Đức về việc các nhóm nghị sĩ chủ chốt của Quốc hội nước này đồng ý gửi tên lửa tầm xa Taurus tới Ukraine.
Cuối tháng 5 vừa qua, Ukraine đã chính thức đề nghị Đức cung cấp tên lửa hành trình Taurus có tầm bắn lên tới 500 km. Tuy nhiên, kể từ đó, Kiev liên tục nhận được những lời từ chối, bất chấp quyết định cung cấp tên lửa tầm xa của Anh và Pháp.
Kiev từ lâu đã yêu cầu cung cấp vũ khí và máy bay phản lực để tăng cường khả năng phòng thủ trên không và bắt đầu các chiến dịch tấn công trên không chống lại ưu thế vượt trội của Nga. Anh đã cung cấp cho Ukraine tên lửa hành trình Storm Shadow và Pháp cung cấp SCALP-EG tương tự.
Mới đây, lời kêu gọi cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine cũng đã được đưa ra từ Đảng Dân chủ Xã hội cầm quyền của Đức.
Taurus là tên lửa được sản xuất bởi MBDA Deutschland của Đức và công ty Saab Bofors Dynamics AB của Thụy Điển. Tên lửa hành trình không đối đất tầm bắn 500 km này có thể xuyên thủng các hệ thống phòng không dày đặc và phá huỷ mục tiêu quân sự cố định, bán cố định nằm sâu trong lòng đất.
Điểm làm nên uy lực cho vũ khí này là khả năng tàng hình và thiết kế theo dạng mô đun có thể được lắp ráp theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào nhiệm vụ tấn công. Taurus có thể lắp đặt trên nhiều loại máy bay chiến đấu như Tornador, Gripen, FA-18, F-15… Điều đặc biệt của Taurus là nếu không tự xác định được mục tiêu, tên lửa sẽ tự hủy trên không để tránh hậu quả không mong muốn.
Đức sẽ chi 22 tỷ USD để mua sắm đạn dược mới cho tới năm 2031
Truyền thông địa phương đưa tin, chính phủ Đức quyết định sẽ chi 20 tỷ euro (22 tỷ USD) mua đạn dược mới cho tới năm 2031 để bù đắp sự thiếu hụt hiện nay.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius (Ảnh: DW).
"Không có đạn dược, các hệ thống vũ khí hiện đại nhất cũng vô dụng, ngay cả khi chúng đã sẵn sàng để sử dụng ngoài chiến trường", Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius nói với tạp chí Spiegel hôm 24/7.
Theo tạp chí Spiegel, việc Đức tăng cường tiềm lực để mua đạn pháo mới còn liên quan đến việc bổ sung đạn pháo cho lựu pháo tự hành PZH-2000, hiện cũng được sử dụng ở Ukraine.
Đạn 155mm dành cho lựu pháo tự hành PZH-2000 rất khan hiếm và kho dự trữ của quân đội Đức cũng ngày càng cạn kiệt. Vào tháng 6 vừa qua, quốc hội Đức đã thông qua một số hợp đồng khung trị giá hàng tỷ USD cho đạn pháo và xe tăng.
Ngoài ra, quân đội Đức cũng đã đặt hàng hàng trăm nghìn quả đạn pháo từ nhà sản xuất vũ khí Rheinmetall, cũng như số lượng lớn đạn dược cho xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard 2, hiện quân đội Ukraine cũng đang sử dụng.
Công ty sản xuất vũ khí có trụ sở tại Dusseldorf này cho biết, họ đang lên kế hoạch cho một chiến dịch đầu tư lớn để lấp đầy kho dự trữ trống của quân đội Đức và Ukraine.
"Chúng tôi muốn cùng nhau hành động sớm nhất là vào năm tới. Chúng tôi sẽ tăng sản lượng hàng năm lên 600.000 viên", Giám đốc Rheinmetall, ông Armin Pappberger nói với Spiegel hôm 24/7.
Theo vị giám đốc này, riêng công ty của ông sẽ sản xuất 60% số đạn pháo cần thiết ở Ukraine. Công ty dự kiến sẽ sớm bắt đầu đợt giao hàng đầu tiên trị giá 127 triệu euro gồm đạn dược huấn luyện và chiến đấu.
Tổng thống Putin cho biết Nga sẽ kiểm tra vũ khí phương Tây bị tịch thu Moskva có thể tìm cách "tái chế" một số công nghệ của phương Tây, Tổng thống Nga tuyên bố. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Sputnik Theo kênh RT (Nga), Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16/7 cho biết các chuyên gia nước này sẽ kiểm tra và đánh giá vũ khí do phương Tây sản xuất mà quân đội Nga đã thu...