Cụ bà 103 tuổi bị nhồi máu cơ tim được cứu sống
Vừa qua, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã can thiệp cấp cứu thành công cho cụ bà 103 tuổi bị nhồi máu cơ tim. Đây là một trong những ca bệnh cao tuổi nhất Việt Nam được cứu sống thành công.
Bệnh nhân là bà Lê Thị Ng., sinh năm 1917, trú tại Phong Châu, Phù Ninh, Phú Thọ. Khi ở nhà, cụ bà xuất hiện tình trạng đau tức ngực, khó thở, được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Tại bệnh viện, sau thăm khám, làm các xét nghiệm, cận lâm sàng, người bệnh được chẩn đoán mắc nhồi máu cơ tim. Được sự đồng ý của gia đình, các bác sĩ nhanh chóng đưa cụ bà lên phòng can thiệp tim mạch. Trải qua 30 phút can thiệp, mạch máu nuôi tim đã được thông hoàn toàn.
Ngay sau đó, người bệnh tỉnh táo, các chỉ số nhịp tim, huyết áp trở về bình thường, tiếp tục điều trị nội khoa theo phác đồ. Sau 5 ngày điều trị, cụ bà đã ổn định, hết đau ngực, khó thở, các chức năng tim, thận dần trở về bình thường, được cho xuất viện.
Bệnh nhân Lê Thị Ng. được chăm sóc, điều trị nội khoa tại bệnh viện sau can thiệp – Ảnh: BVCC
Video đang HOT
Bác sĩ Nội trú Đỗ Viết Thắng, Phó trưởng Đơn vị Can thiệp tim mạch, Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết, can thiệp động mạch vành là một kỹ thuật cao, được đơn vị triển khai thường xuyên trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, trường hợp người bệnh cao tuổi thường có các bệnh lý nền kèm theo như suy thận, bệnh phổi, đái tháo đường… sẽ khiến cho thủ thuật can thiệp này trở nên rất khó khăn.
Cụ bà 103 tuổi là người bệnh cao tuổi nhất từ trước đến nay được các bác sĩ Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận, cũng là một trong những người bệnh cao tuổi nhất Việt Nam bị nhồi máu cơ tim được can thiệp thành công.
“Có thể nói, đây là kỳ tích đối với chúng tôi cũng như bệnh nhân và gia đình bệnh nhân”, bác sĩ Thắng chia sẻ.
Các bác sĩ khuyến cáo người dân, khi thấy dấu hiệu của bệnh nhồi máu cơ tim như đau tức ngực, khó thở, chóng mặt, buồn nôn, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa Tim mạch để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Cà Mau: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim không cần vượt tuyến
Nhờ sử dụng kỹ thuật can thiệp tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau vừa cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp.
Bệnh nhân P.Q.A được bác sĩ thăm khám vào ngày 30.9 - GIA BÁCH
Ngày 30.9, bác sĩ Lê Quang Tuấn, phụ trách Đơn vị tim mạch can thiệp, Bệnh viện (BV) đa khoa tỉnh Cà Mau, cho biết nhờ sử dụng kỹ thuật can thiệp tim mạch, BV vừa cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp.
Các bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp đa số nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Đơn cử như trường hợp bệnh nhân P.Q.A (35 tuổi, ngụ huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau).
Vào ngày 26.9, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau ngực vật vã, tụt huyết áp, suy tim cấp. Bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, suy tim cấp, sốc tim.
Sau đó, bệnh nhân được các bác sĩ tại BV đa khoa tỉnh Cà Mau kết hợp các chuyên gia của BV Chợ Rẫy thực hiện can thiệp mạch vành cấp cứu qua da. Hiện tình trạng bệnh nhân đã ổn định, hết đau ngực và không còn khó thở, dự kiến có thể xuất viện vào tuần sau.
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ Tuấn cho biết các chuyên gia của BV Chợ Rẫy thực hiện việc chuyển giao kỹ thuật can thiệp tim mạch tại BV đa khoa tỉnh Cà Mau từ đầu năm đến nay, dự kiến trong 1 năm sẽ hoàn thành. Khi hoàn thành, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau sẽ thực hiện độc lập. Đây là kỹ thuật cao, mới được thực hiện tại BV và mang lại nhiều hiệu quả tích cực.
Được biết, từ đầu năm đến nay, được sự hỗ trợ của các chuyên gia từ BV Chợ Rẫy, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau đã thực hiện chụp và can thiệp mạch vành được khoảng 70 ca. Trong đó, đa số các ca bệnh đã được điều trị thành công và xuất viện, một số ca nặng được chuyển lên tuyến trên để phẫu thuật. Đối với đặt máy tạo nhịp tạm thời, BV đã thực hiện được 3 ca.
Theo bác sĩ Tuấn, ưu thế của can thiệp tim mạch so với phẫu thuật là thủ thuật nhẹ nhàng hơn; khi thực hiện thủ thuật thì bệnh nhân vẫn tỉnh táo, cho nên thời gian hồi phục sau mổ tốt hơn; giảm được tỷ lệ nhiễm trùng sau mổ.
Trong can thiệp tim mạch, phổ biến nhất là can thiệp mạch vành, nghĩa là can thiệp làm rộng mạch vành bằng cách đặt stent hoặc nong bóng, nhằm điều trị cho bệnh mạch vành mãn không đáp ứng điều trị nội khoa hoặc trong nhồi máu cơ tim cấp. Thứ hai là đặt máy tạo nhịp, trong đó có đặt máy tạo nhịp tạm thời và vĩnh viễn.
Bác sĩ Tuấn cũng cho rằng, đặt stent mạch vành được xem là thủ thuật có hiệu quả nhất trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp.
"Đối với những bệnh nhân bị hẹp mạch vành mạn tính, tiến triển hẹp dần theo năm tháng, làm cho bệnh nhân bị giới hạn vận động. Khi vận động bệnh nhân sẽ bị đau ngực, khó thở, không thể vận động được, hoặc dẫn đến suy tim, gây hở van tim. Trong những trường hợp này, mình có thể sử dụng can thiệp mạch vành, để làm tái thông mạch máu, mở rộng mạch máu, giúp chức năng cơ tim được phục hồi", bác sĩ Tuấn nói.
Bác sĩ Tuấn cũng cho rằng, đặt stent mạch vành được xem là thủ thuật có hiệu quả nhất trong điều trị nhồi máu cơ tim cấp.
Cứu sống bệnh nhân bị ngưng tim bằng kỹ thuật cao Ông N.V.H. (58 tuổi, ngụ P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa) bị ngưng tim sau cơn nhồi máu cơ tim vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cứu sống ngoạn mục, thoát khỏi đời sống thực vật. Ông N.V.H. được vợ chăm sóc tại Khoa Tim mạch can thiệp Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai trước khi được xuất viện. Ảnh:...