Công ty Việt Á kháng cáo đòi khoản nợ hơn 1.200 tỷ đồng
Đại diện Việt Á kháng cáo đòi nợ hơn 1.200 tỷ đồng của 80 đơn vị. Trong đó, các đơn vị thuộc Nhà nước nợ hơn 674 tỷ đồng; các đơn vị tư nhân còn nợ hơn 563 tỷ đồng.
Chiều 15/5, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn. HĐXX dành thời gian cho các bên có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trình bày kháng cáo.
Liên quan đến vụ án, Công ty CP Công nghệ Việt Á kháng cáo đề nghị tòa án cấp phúc thẩm không tịch thu sung công quỹ Nhà nước số tiền được xác định là hưởng lợi bất chính từ việc bán test xét nghiệm cho các tổ chức, cá nhân không bị xem xét khởi tố trong vụ án này.
Công ty Việt Á yêu cầu các tổ chức đã mua test xét nghiệm của công ty không qua thủ tục đấu thầu phải thanh toán tiền cho Việt Á theo như hợp đồng đã ký kết; đề nghị tòa án cấp phúc thẩm hủy bỏ các biện pháp phong tỏa/hạn chế giao dịch đối với các tài khoản ngân hàng của Công ty Việt Á và các công ty trong hệ thống của Việt Á không liên quan đến vụ án.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ Việt Á. Ảnh: CTV
Tại phiên tòa phúc thẩm, người đại diện của Công ty Việt Á trình bày: Đối với số tiền hơn 800 tỷ đồng bị quy kết là tiền thu lời bất chính (trừ đi số tiền đã chi hoa hồng và hối lộ, còn lại hơn 600 tỷ đồng) mà bản án sơ thẩm buộc Công ty Việt Á phải trả lại là không có căn cứ.
Theo người đại diện Việt Á, công ty dùng đề tài của mình để sản xuất test xét nghiệm nên việc bản án sơ thẩm buộc Việt Á phải trả lại số tiền nêu trên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến công ty.
Phía Công ty Việt Á cũng cho rằng, Việt Á bán kit test cho không chỉ đơn vị nhà nước mà còn bán kit test cho cá nhân, doanh nghiệp tư nhân. Việc bán sản phẩm cho các đối tượng này chỉ thực hiện theo hợp đồng giữa hai bên, không vi phạm pháp luật nên không thể quy kết tiền thu lời được từ các hợp đồng này là “ thu lợi bất chính”.
Đại diện Việt Á cũng kháng cáo đòi nợ hơn 1.200 tỷ đồng của 80 đơn vị. Trong đó, các đơn vị thuộc Nhà nước nợ hơn 674 tỷ đồng; các đơn vị tư nhân còn nợ hơn 563 tỷ đồng.
Video đang HOT
Đối với nội dung kháng cáo này, vị chủ tọa phiên tòa giải thích, HĐXX chỉ xem xét các nội dung có trong bản án sơ thẩm. Đối với các nội dung không có trong bản án sơ thẩm, dù có kháng cáo, HĐXX cấp phúc thẩm không xem xét.
Người đại diện của Công ty Việt Á trình bày rằng, các tài khoản của Công ty Việt Á và tài khoản của các công ty trong hệ thống đã bị phong tỏa. Việc này gây khó khăn cho Việt Á trong việc nộp thuế, trả nợ… Phía Việt Á đề nghị được gỡ phong tỏa các tài khoản nói trên.
Phía Việt Á thừa nhận, việc bản án sơ thẩm buộc Công ty bồi thường thiệt hại từ hành vi sai phạm đấu thầu ở 24 cơ sở y tế công lập là có cơ sở. Việt Á thừa nhận các cơ sở này có thiệt hại.
Phiên tòa sẽ tiếp tục vào ngày mai.
Vụ Việt Á là điển hình thông đồng, câu kết tham nhũng có hệ thống
Đại diện VKS đánh giá vụ Việt Á là điển hình cho 'lợi ích nhóm', 'nhóm lợi ích' và 'thông đồng, câu kết tham nhũng có hệ thống'.
Ngày 8-1, phát biểu quan điểm luận tội tại phiên tòa xét xử vụ án Việt Á, đại diện VKS nhận xét thời gian qua, việc phát hiện, xử lý các vụ án về tham nhũng, kinh tế được thực hiện đồng bộ, triệt để, "không có vùng cấm".
Tham nhũng có hệ thống
VKS đánh giá vụ án này là một điển hình cho "lợi ích nhóm", "nhóm lợi ích" và "thông đồng, câu kết tham nhũng có hệ thống".
"Đó là sự câu kết, thông đồng giữa doanh nghiệp với người có thẩm quyền, vì lợi ích vật chất đã thực hiện trái quy định của pháp luật, tạo điều kiện để doanh nghiệp trục lợi, gây thiệt hại cho Nhà nước đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức và cá nhân; làm cho một bộ phận cán bộ, công chức bị thoái hóa, biến chất" - đại diện VKS nêu quan điểm.
Đại diện VKS phát biểu quan điểm luận tội. Ảnh: CTV
Đại dịch COVID-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, với tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm, gây thiệt hại nặng nề đến tính mạng, sức khỏe. Trong khi Nhà nước, Chính phủ và toàn dân ta đang phải nỗ lực, gồng mình để chống chọi, hạn chế lây lan và ngăn ngừa dịch bệnh thì một bộ phận lãnh đạo cấp cao tại các bộ, ngành Trung ương và địa phương đã câu kết, thông đồng với doanh nghiệp, lợi dụng tình hình dịch bệnh để hưởng lợi ích nhóm, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước.
Cụ thể, các bị cáo đã giúp Công ty Việt Á được phối hợp tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu cấp quốc gia về test xét nghiệm COVID-19 do Bộ KH&CN đại diện chủ sở hữu.
Sau đó, bằng nhiều thủ đoạn, các bị cáo thực hiện chuỗi hành vi sai phạm, biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu của đề tài thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á, sản xuất, bán thương mại trái phép trên cả nước với giá đã được nâng khống, thu lợi bất chính đặc biệt lớn.
Các bị cáo thực hiện chuỗi hành vi sai phạm, biến test xét nghiệm từ sản phẩm nghiên cứu của đề tài thuộc sở hữu của Nhà nước thành sản phẩm thuộc sở hữu của Công ty Việt Á.
Phan Quốc Việt bị đề nghị xử phạt 30 năm tù
Để được các đồng phạm can thiệp, giúp đỡ như nêu trên, Phan Quốc Việt, chủ tịch kiêm tổng giám đốc Công ty Việt Á, đã thỏa thuận ăn chia, đưa tiền hối lộ, tiền cảm ơn nhiều lần, với tổng số tiền là 3,45 triệu USD và 4 tỉ đồng.
38 bị cáo bị xét xử về các tội đưa hối lộ, nhận hối lộ, vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi.
Căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đại diện VSK đề nghị tòa xử phạt bị cáo Phan Quốc Việt 15-16 năm tù về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, 15-16 năm tù về tội đưa hối lộ. Tổng hợp hình phạt là 30 năm tù.
VKS đề nghị xử phạt bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu bộ trưởng Bộ Y tế, 19-20 năm tù; bị cáo Phạm Duy Tuyến, cựu giám đốc CDC tỉnh Hải Dương, 13-14 năm tù; bị cáo Trịnh Thanh Hùng, cựu vụ phó thuộc Bộ KH&CN, 14-15 năm tù, cùng về tội nhận hối lộ.
Các bị cáo khác bị đề nghị mức án thấp nhất 24-30 tháng tù, cho hưởng án treo đến mức 16-18 tháng.
Bị cáo Nguyễn Thành Danh, cựu giám đốc CDC tỉnh Bình Dương, được VKS ghi nhận tình tiết nhiều lần từ chối nhận tiền của Công ty Việt Á. Ông Danh bị đề nghị mức án 10 tháng bốn ngày tù (bằng thời hạn tạm giam) về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Xin tòa giảm nhẹ
Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: CTV
Sau khi VKS luận tội, các luật sư trình bày quan điểm bào chữa, xin HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho các bị cáo khi lượng hình.
Luật sư của bị cáo Phan Quốc Việt nói ông Việt đưa tiền cho các cá nhân vì họ có công giúp Việt Á được sản xuất test xét nghiệm chống dịch, khi có lợi nhuận thì trích ra để cảm ơn.
Còn luật sư của cựu bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày rằng bị cáo chỉ đôn đốc chung các đầu việc chống dịch, trong đó có việc cấp phép đối với tất cả loại test xét nghiệm trong các buổi giao ban. Có 169 loại test chẩn đoán khác nhau đã được Bộ Y tế cấp phép. Việt Á không phải là đơn vị duy nhất được cấp phép test chẩn đoán.
Bên cạnh đó, các luật sư nhấn mạnh các tình tiết giảm nhẹ: các bị cáo thành khẩn khai báo, phối hợp tích cực với cơ quan điều tra, ăn năn hối cải, nộp khắc phục hậu quả, có nhiều thành tích trong công tác, bị bệnh hiểm nghèo...
Chuyện 'thức tỉnh', tìm cách trả lại tiền đã nhận từ Việt Á Trong số 38 bị cáo bị đưa ra xét xử vụ Việt Á, có người sau khi nhận tiền "hoa hồng" đã "thức tỉnh" và tìm cách trả lại cho Công ty Việt Á số tiền không nhỏ. Chiều 5/1, phiên tòa xét xử vụ Việt Á tiếp tục với phần thẩm vấn của các luật sư. Trong số những người được thẩm...