Công thức chế biến các món phụ cực chi tiết “khỏi lo đụng hàng” của mẹ 9X Sài thành
Với quan điểm chỉ cần con ăn ngon mẹ có thể dành cho con cả thế giới, chị Liên đã dành nhiều thời gian, tâm sức để chuẩn bị cho bé Bum những bữa ăn phụ vừa dinh dưỡng vừa tuyệt đẹp.
Chị Liên cho rằng, ngoài những bữa chính thì những bữa phụ cũng có vai trò rất quan trọng. Có một vấn đề mà các mẹ nuôi con nào chắc cũng biết, đó là các bé thường có nhu cầu năng lượng gấp 2,3 lần so với người lớn, nhưng dạ dày của con lại nhỏ. Do đó, theo chị Liên việc bổ sung thêm bữa phụ cho con là một việc cần thiết để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của bé.
Chị Liên và bé Bum (Ảnh: NVCC)
“ Bữa ăn phụ không những giúp đa dạng hóa khẩu phần ăn, mà còn đảm bảo nguồn dinh dưỡng dồi dào cho con. B ên cạnh đó, tôi thấy mỗi khi nấu thêm nhiều bữa phụ con được thưởng thức thêm nhiều khẩu vị hơn , khiến con cảm thấy lạ miệng, ăn ngon hơn và hứng thú hơn trong mỗi bữa ăn” , 9X Sài thành chia sẻ.
Vậy là bắt đầu từ 6 tháng, ngoài việc bú sữa mẹ và ăn các bữa ăn chính thì chị Liên đã bắt đầu cho con bổ sung các bữa phụ đa dạng hơn. Để có thể chế biến những bữa ăn phụ khoa học, thực sự không phải là điều dễ dàng với những người làm mẹ. Do đó chị Liên đã tham khảo nhiều loại sách về dinh dưỡng, công thức thức nấu ăn của các bà mẹ bỉm sữa khác rồi lên cho mình danh sách để không bị lặp lại các món mỗi ngày.
Bé Bum rất háo hức với mỗi bữa ăn được mẹ chuẩn bị (Ảnh: NVCC)
Chị Liên cho hay: “ Mình được biết các bữa phụ không nên giàu chất béo, chất đường nếu không sẽ khiến con no, đầy bụng dẫn đến chán ăn bữa chính , như vậy việc ăn uống sẽ không hiệu quả. Vì thế, mình thường bổ sung các bữa ăn phụ như các loại hoa quả, bánh, váng sữa, sữa chua, sữa hạt… nhiều hơn”.
Dưới đây sẽ là công thức chi tiết về những món phụ mà chị Liên đã dành hết tâm huyết nấu ăn cho con mỗi bữa:
Xíu mại
- 60 gram thịt nạc dăm xay
- 1/4 củ hành tây băm nhuyễn
- 1 chút dầu ăn
- 1/2 quả cà chua chín đỏ
-1 thìa cà phê nhỏ đường phèn hoặc đường hữu cơ
Chế biến:
- Trộn thịt và hành tây băm nhuyễn lại với nhau, thêm chút dầu ăn (để thịt mềm), sau đó vo lại thành viên bỏ vào chén sứ, rồi hấp cách thuỷ để thịt chín tới.
- 1/2 quả cà chua hấp cùng luôn với thịt (bỏ riêng ở chén khác). Cà chua hấp hơi mềm, lột vỏ, bỏ hạt, dằm nhuyễn. Sau đó bỏ cà chua đã dằm nhuyễn vào nồi, thêm chút xíu nước, nấu lên nếu quá chua thì nêm đường phèn (đường hữu cơ) sau đó bỏ thịt đã hấp vào đun, cảm thấy thịt chín là được.
Patê
Nguyên liệu và sơ chế (có thể làm được 2 chén pate):
- 150 gram thịt nạc mềm, băm nhuyễn (bé trên 1 tuổi có thể cho thêm ít mỡ)
- 250 gram gan gà, ngâm rửa với muối sau đó đem ngâm với sữa tươi không đường 2 tiếng (bỏ ngăn mát), sau đó mang gan rửa sạch lại
- 1/2 củ hành tây cắt hạt lựu
- Bơ nhạt
- 5 tép tỏi băm nhuyễn
- 3 củ hành củ băm nhuyễn
- 1 bịch sữa tươi không đường
- 4 miếng bánh mì sanwich nhạt: 2 miếng bỏ lớp ngoài ngâm nước sữa tươi, 2 miếng ngâm nước sôi để nguội (chỉ đủ để thấm bánh mì)
Video đang HOT
Bước 1: phi thơm hành củ và tỏi với ít bơ nhạt, cho hành tây thịt băm xào, thịt săn cho gan gà vào đảo tầm 3 4 phút là đủ, gan gà vừa chín tới.
Bước 2: Cho bánh mì ngâm nước vào hỗn hợp ở bước 1 vào máy xay, xay hỗn hợp thật nhuyễn. Chuẩn bị sẵn 1 chén hoặc khuôn thuỷ tinh tráng ít bơ hoặc dầu ăn rồi bỏ phần hỗn hợp đã xay nhuyễn vào, bọc màn thực phẩm, đem hấp lại 15-20 phút là có thể dùng được.
Bánh Yến mạch bột gạo thịt gà nấm rơm cà rốt
Chuẩn bị:
- 6 thìa bột gạo gerber
- 2 thìa yến mạch
- 1 ít cà rốt
- 5 củ nấm rơm
- 1 miếng lườn gà (lườn gà thịt mềm hơn)
Cách làm:
- Cà rốt băm nhuyễn bỏ vào nồi nhỏ
- Thịt gà, nấm hương bỏ vào chén nhỏ hấp, cho luôn vào nồi đang bỏ cà rốt, đậy nắp, bật bếp, đun để cà rốt, gà nấm chín là được. Để lại nước luộc cà rốt.
- Thịt gà hấp chín băm nhuyễn xong rây, nấm rơm băm nhuyễn, cà rốt chín rây ra
- Trộn 2 thìa yến mạch, 6 thìa bột gạo trộn lại, đổ hết nước hấp gà trong chén vào, thêm nước luộc cà rốt, bột sệt đặc sau đó thêm gà, nấm, cà rốt đã nghiền nhuyễn vào trộn tiếp.
- Nặn bánh
- Đun nóng chảo chống dính, quệt ít dầu, bỏ bánh vào rán lửa nhỏ, rán lâu để bột đủ chín, bánh lớp ngoài hơi dòn.
Nguyên liệu: (Làm được 2 hũ)
- 1/2 trái xoài
- 2 muỗng cafe (mcf) lưng Gelatin hữu cơ (muỗng nhỏ)
- 70ml sữa công thức hoặc sữa tươi (nếu bé trên 1 tuổi và có thể thêm whipping cream)
Cách làm:
Phần xoài:
- Ngâm 1 mcf Gelatin với 5 mcf nước khoảng 10 phút để Gelatin tan
- Cạo phần thịt xoài và rây nhuyễn (bỏ phần sơ)
- Hấp cách thuỷ Gelatin đến khi tan hết sau đỏ đổ vào phần xoài ra rây.
- Trộn đều Gelatin và xoài; đổ liền vào 2 hũ thuỷ tinh (mỗi hũ khoảng 1/2). Bỏ hũ thuỷ tinh vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1h thì xoài sẽ đông.
Phần sữa: (Làm sau 1 tiếng, khi phần xoài đã đông)
- Ngâm 1 mcf Galetin với 5 mcf nước. Ngâm 10 phút
- Bỏ phần sữa công thức đã pha vào chén và hấp cách thuỷ, sữa nóng tiếp tục đổ Gelatin đã ngâm vào, quậy đều rồi tắt bếp.
- Đổ vào 2 hủ xoài trên kia, để nguội và bỏ ngăn mát tủ lạnh. Tầm 1-2h sẽ đông hết.
Bánh Flan bí đỏ
Nguyên liệu: (làm được 1 bí và 1 hũ)
- 2 lòng đỏ trứng gà khuấy nhẹ
- 120-140 ml sữa công thức hoặc sữa tươi nếu bé> 1 tuổi
- Nửa quả bí đỏ hồ lô nhỏ – cắt đi phần đầu, khoét hết ruột, rửa sạch (chọn quả nào có thể đứng được)
Cách làm:
- Đun sữa sôi lăn tăn là tắt bếp, đổ từ từ vào trứng. Khuấy nhẹ 1 chiều, rồi lọc lại bằng rây.
- Đổ hỗn hợp trên vào bí đỏ, nếu dư đổ vào hũ thủy tinh.
- Lấy giấy bạc quấn làm nắp che lên bí và hũ thủy tinh
- Nước đun sôi lên rồi bỏ bí đỏ vào hấp (bỏ đứng quả bí lên) hấp chưng 45 phút, nếu bỏ vào hũ thủy tinh thì hấp khoảng 25 phút (hũ thủy tinh chín trước), nên để lửa nhỏ nhất có thể.
Nguyên liệu: (làm được 2 bánh)
- 5 muỗng bột mì hữu cơ
- 1/2 muỗng bột nở hữu cơ
- 6 quả Việt quất (để nguyên quả)
- 40ml sữa công thức
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 1 ít đường thốt nốt
- 1 ít dầu ăn (hoặc bơ)
Cách làm:
- Rây bột nở và bột mì vào 1 tô, trộn lại đều
- Trứng gà đánh tan cùng với sữa, dầu ăn và đường nếu có, trộn đều lại với nhau, rồi đem hổn hợp vừa trộn đổ vào tô bột, khuấy nhanh tay (chừng 40 giây). Tiếp đó, bỏ 6 trái việt quất vào sau.
- Đổ hổn hợp vào 2/3 khuôn bánh (nếu cần bỏ ít dầu hoặc bơ ở khuôn). Nếu làm bằng chén sứ nhỏ ăn cơm có thể làm được 2 chén.
- Nước nóng sôi bỏ khuôn lên hấp chừng 15-20 phút lửa vừa nhỏ (lưu ý nên bỏ khăn phủ trước khi đậy nắp, nếu không thì bánh sẽ bị ướt và không nở).
Theo Emdep
Thịt gà chế biến kiểu này đảm bảo chồng khen, con gắp tới tấp
Bạn còn chần chừ gì mà không làm ức gà viên thơm ngon cho cả nhà chứ?
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 400g củ cải trắng
- 100g ức gà
- 5g hành lá xắt nhỏ
- 4g gừng
- 10g tinh bột ngô
- 1 quả trứng
- 10g cà ri
Cách thực hiện:
- Rửa củ cải trắng và thái nhỏ củ cải trắng
- Đổ nước vào nồi, đun sôi, cho củ cải trắng vào
- Khi nồi sôi, đổ nước, cho củ cải trắng lên thớt, lấy dao băm nhuyễn củ cải trắng và đổ vào bát sạch
- Rửa ức gà, lấy dao băm ức gà
- Lấy một cái bát lớn và cho ức gà và củ cải đã băm vào, sau đó thêm hành lá xắt nhỏ và gừng.
- Đổ thêm 3g muối và 2g hạt tiêu
- Đập một quả trứng vào
- Đổ tinh bột vào bát rồi dùng đũa khuấy đều
- Bắc chảo lên bếp, đổ dầu, lấy tay viên tròn thịt, cho vào thìa nhỏ, để thịt lên chảo dầu đã sôi và chiên cho đến khi thịt chín vàng rồi bỏ dầu
- Để lại một ít dầu trong nồi và cho cà ri vào
- Đổ một lượng nước vừa phải để làm tan cà ri thành nước
- Thêm thịt viên chiên, thêm 1g muối, 1g đường, cho một ít nước tinh bột đặc lại, xào đều
- Đổ thịt viên chiên chín vàng ra đĩa để thưởng thức
Lưu ý:
- Nếu không thích ức gà, bạn có thể thay ức gà bằng thịt lợn hoặc thịt bò.
- Khi khuấy, bạn khuấy theo một hướng và khuấy cho đến thịt dính vào nhau.
Chúc bạn thành công!
Theo Sohu
Lươn xứ Nghệ - món ngon không ở nơi đầu lưỡi mà tận sâu trong ký ức Người xứ Nghệ ăn lươn quê mình thấy hồn mình trong đó, còn người xứ khác khi ăn được chạm vào một trải nghiệm mới đầy quyến rũ, để rồi cũng xây thành nỗi nhớ. Vị ngon của lươn Nghệ An không nằm trên đầu lưỡi mà lưu giữ trong ký ức của con người. Bởi vậy, người dân xứ Nghệ dù có...