Công thức các món ăn vặt, mồi nhậu nhâm nhi đây…
Công thức các món ăn vặt, mồi nhậu nhâm nhi cùng vào bếp thực hiện nhé…
Nguyên liệu:
2 bộ lòng gà
1/2 muỗng cà-phê tỏi băm
1 muỗng cà-phê hành tím băm
1/3 muỗng cà-phê ớt bột
Nước nắm, muối, tiêu, đường
Cách làm:
* Lựa lòng gà có trứng non, rửa sạch, cắt vừa ăn.
* Ướp lòng gà với hành, tỏi, nước mắm để thấm 15 phút.
* Phi thơm tỏi, ớt bột rồi cho lòng gà vào xào.
* Chế nước xâm xấp nấu lòng gà vừa chín tới, nêm lại cho vừa ăn.
* Lòng gà xào cay ăn với cơm và hành ngâm chua.
BẮP XÀO
Nguyên liệu:
Bắp nếp tách hạt: 500g (Có thể dùng bắp ngọt)
Tép hoặc tôm khô: 1,5 lạng
Hành lá: vài cọng, thái nhỏ, để riêng phần đầu trắng
Bơ Tường An (bơ lạt): 3-4 muỗng súp
Gia vị: Đường, nước mắm, hạt nêm, tương ớt.
Cách làm:
- Rửa tôm/tép khô qua vài lần nước cho sạch, sau đó ngâm trong nước cho mềm. Vớt ra để ráo.
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm phần hành màu trắng với một chút dầu ăn rồi trút tôm/ tép khô vào xào với chút gia vị cho ngấm rồi trút bắp vào xào. Nêm 1 muỗng canh nước mắm, 1/2 muỗng canh đường, 1/2 muỗng cafe hạt nêm, 3-4 muỗng canh bơ Tường An rồi xào cho tôm ngấm gia vị. Nêm nếm lại vừa miệng. Cuối cùng cho hành lá vào đảo đều lên rồi tắt bếp.
- Trước khi ăn xịt tương ớt lên.
CÚT LỘN XÀO ME
30 quả trứng cút lộn (hoặc 10 hột vịt lộn)
1 lạng me chín
Đậu phộng rang giã sơ
Rau răm
Tỏi băm nhuyễn
Hành củ: một phần băm nhuyễn, một phần thái lát.
Đường, nước mắm, gia vị
Mẩu gừng và chút ớt, giã nhuyễn
DỒI NÕN ĐUÔI HEO NHỒI THỊT
Nguyên liệu:
Nõn đuôi lợn (heo) có một số vùng có tên gọi khác: Một số vùng lại gọi là Khấu linh, khu vực Bắc miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…) lại gọi là Nõn đuôi hay khấu đuôi,…: Cần lượng nõn đuôi dài tổng cộng khoảng 30-35cm (khoảng 300gr) – Thịt lợn (heo) băm nhỏ hoặc xay nhỏ. Nên chọn thịt nửa nạc, nửa mỡ để món ăn không bị khô và giá thành lại rẻ (như thịt ba chỉ, thịt má,.v.v…): 150-200gr Lượng thịt này cũng chỉ tương đối vì phụ thuộc vào nõn đuôi to hay nhỏ (nếu nõn đuôi có loại nhỏ thì chỉ cần khoảng 100-150gr) Có thể biến tấu bổ sung thêm một ít cuống họng hoặc sụn sống mũi băm thật nhỏ để khi ăn hơi giòn lật sật… – Rau húng quế (còn gọi là húng giổi, húng chó, húng vịt, húng lợn,…): đây là loại rau để tạo mùi vị chủ đạo của món dồi này. – Mộc nhĩ (nấm Mèo) ngâm nở. – Rau răm, hành lá, mùi tàu (ngò gai). – Hành củ băm – Nước mắm, gia vị (hoặc hạt nêm), hạt tiêu xay. – Để pha nước chấm: Nước mắm, hạt tiêu xay, tỏi băm nhỏ, tương ớt hoặc ớt, dấm (hoặc chanh).
Cách làm:
Rửa sạch nõn đuôi bằng dấm hay muối, khi rửa phải bóp thật kỹ, vừa bóp vừa tuốt cho sạch nhớt cả bên ngoài và bên trong. Các loại rau (húng quế, rau răm, hành lá, mùi tàu) thái nhỏ. Hành củ, mộc nhĩ băm nhỏ.
Đun sôi nước, nêm chút muối, cho nõn đuôi vào luộc qua. – Trộn đều thịt băm, thịt sụn, mộc nhĩ băm, hành củ băm, các loại rau đã thái nhỏ, hạt tiêu, gia vị (mắm, muối) Ghi chú: Luộc qua để nõn đuôi bớt nhớt, bớt hôi và không bị phình không đều khi nhồi. Nếu nõn đuôi tươi, rửa sạch kỹ và nhồi đã có kinh nghiệm thì có thể không cần luộc qua. Đặc biệt nếu bước chế biến sau cùng không rán (chiên) mà nướng thì không cần luộc qua món ăn sẽ thơm hơn.
Buộc một đầu đoạn nõn đuôi, nhồi tất cả thịt đã trộn đều vào thành dồi, lưu ý vừa nhồi vừa vuốt cho đều nhân để món ăn trông tròn đều. Nhồi xong buộc chặt đầu còn lại.
Đun nước với chút muối cho món dồi nõn đuôi đã nhồi vào luộc, khi sôi giảm nhỏ lửa để dồi chín, lưu ý khi luộc thỉnh thoảng dùng tăm nhọn xăm lỗ để món dồi không bị phình và bục vỡ. Khi xăm không thấy nước đỏ chảy ra là dồi đã chín. Ghi chú: Nếu sau này không rán mà nướng thì có thể không cần luộc chín mà cho lên nướng ngay món ăn sẽ thơm hơn.
Nướng có thể các bạn nướng trong lò điện hoặc nướng trên bếp than hoa.
THÚ LINH KHÌA NƯỚC DỪA
Nguyên liệu:
1kg thú linh (thố linh, khấu linh, khấu đuôi)500ml nước dừa xiêm1 nhánh gừng lớn; 1 chén ăn cơm giấm gạo (hoặc 2 quả chanh); 1 chén ăn cơm muối hạt; 1 muỗng cafe bột ngũ vị hương; 1 muỗng canh dầu ăn; 1 muỗng canh đường vàng (hoặc đường thốt nốt); 2 muỗng canh tỏi băm
Gia vị: nước tương (xì dầu), hạt nêm, tiêu, bột ngọt, ớt tươiRau ăn kèm: dưa leo, cà chua, dưa cải, dưa kiệu, rau răm
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế thú linh
Thú linh cho vào thau cùng muối hạt và giấm, dùng tay chà xát cho bớt nhớt, rồi rửa lại với nước lạnh. Sau đó lộn bên trong ra ngoài, gỡ bỏ bớt những mỡ và chất bẩn bám nơi thành ruột (lúc này nên làm dưới vòi nước chảy để chất dơ và mỡ không bám dính lại). Rồi để thú linh vào thau lại.
Video đang HOT
Cũng cho muối, giấm chà xát cho sạch, rửa lại với nước, sau đó lộn lại ra mặt ngoài của thú linh.
Lúc này thú linh đã hết hôi khoảng 70%, sau đó cho gừng cắt lát vào nồi nước bắc lên bếp nấu sôi, nước sôi mạnh cho thú linh vào luộc khoảng 3 phút, tắt bếp, để yên trong nồi 2 phút nữa. Rồi vớt thú linh ra rửa lại với nước, để ráo.
Bước 2: Ướp gia vị
Cho thú linh vào thố cùng với 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng canh tỏi băm, 1 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng canh đường vàng, 1 muỗng cafe tiêu, 1 muỗng cafe bột ngọt, 1 muỗng cafe bột ngũ vị hương. Tất cả trộn đều, ướp 30 phút.
Bước 3: Cách khìa
Bắc chảo sâu lòng lên bếp (hoặc nồi) cho dầu ăn vào, dầu nóng cho thú thú linh đã ướp vào xào sơ cho săn lại, rồi đổ nước dừa xiêm vào xâm xấp mặt.
Để lửa liu riu, khìa cho thú linh thấm dần dần nước dừa, gia vị (lúc khìa nên trở đều thú linh, nêm nếm lại gia vị theo khẩu vị).
Chảo khìa bắt đầu cạn dần nước, dậy mùi thơm. Nước còn sền sệt thì tắt bếp, đừng để nước cạn hết (nước xốt này chấm bánh mì rất ngon).
Có thể dùng thêm lưỡi heo, bao tử heo, phèo non khìa chung với thú linh rất ngon.
Thú linh khìa nước dừa chín có màu nâu vàng óng ánh, mềm mại nhưng vẫn giữ được độ dai, giòn, nước dừa và gia vị quyện vào nhau sền sệt, cho mùi thơm ngọt rất đặc trưng. Thú linh ngon nhất khi dùng kèm với dưa chua, tỏi ngâm, rau răm, rau sống, đầu hành. Thêm chén nước tương dầm ớt hiểm nữa càng làm món này hấp dẫn lạ thường.
DỒI SỤN NƯỚNG
Nguyên liệu:
Lòng lợn: 300 gram
Sụn lợn: 200 gram,cuống họng: 100 gram
Rau húng chó , hành tây Hạt tiêu, gia vị
Cách làm:
Bước 1: Trước tiên là phần sơ chế nguyên liệu: sụn lợn và cuống họng, các mẹ mua về rửa sạch, để ráo, sau đó bằm nhỏ. Hành tây chuẩn bị khoảng 1/2 quả, thái hạt lựu. Rau húng chó rửa sạch, thái nhỏ. Trộn đều sụn lợn, cuống họng, hành tây, rau húng chó thái nhỏ, 1 thìa con bột canh (hoặc bột nêm), 1 thìa hạt tiêu, đeo bao tay vào và bóp đều các nguyên liệu trên.
Bước 2: Lòng chuẩn bị khoảng 30 gram mua về, rửa sạch. Bóp lòng với muối hạt và dấm và rửa lại thật sạch với nước, có thể bóp và rửa lại đôi ba lần cho đến khi lòng sạch sẽ, không còn mùi hôi nữa.
Bước 3: Chuẩn bị 1 cái phễu, dùng phễu để nhồi nguyên liệu đã được trộn đều vào bên trong lòng, buộc cố định 2 đầu bằng dây để phần nhân không bị chồi ra ngoài. Tiếp đến, mang luộc các khúc lòng chín tới. Nếu làm nhìu, các mẹ có thể bảo quản lòng trong tủ lạnh để măm dần. Khi nào măm, các mẹ chỉ việc mang lòng đi rán vàng 2 mặt, thái lát nhỏ rồi bày ra đĩa. Lưu ý 1 chút là khi luộc và rán lòng phải để lửa nhỏ (mục đích là để lòng không bị bục, phần nhân không bị chồi ra ngoài).
Việc cuối cùng, các mẹ chỉ việc trút từng miếng lòng rán ra đĩa, dùng nóng. Có thể chấm cùng chút muối tiêu chanh và ăn ghém cùng rau sống cho tròn vị. Món lòng được rán xém vàng 2 mặt, thơm lừng. Lớp vỏ ngoài dai dai, quyện cùng phần nhân vừa ngọt vừa giọt khiến món ăn này trở nên rất hấp dẫn ý. Cùng bổ sung món ăn này vào thực đơn ngày hôm nay nhé. Chúc các mẹ thành công và ngon miệng.
THỊT BA CHỈ NƯỚNG
Nguyên liệu:
Thịt ba chỉ: 400 g
Sả: 4 củ
Ngũ vị hương: 1 gói
Dứa: 1 quả
Tỏi: 1 củ
Vừng: 1 ít
Bơ Rau thơm các loại
Bún
Chuối xanh: 2 quả
Dưa chuột: 2 quả
Bánh gói
Gia vị: nước tương, dầu hào.
Cách làm:
Sả băm nhuyễn trộn thêm 1 ít tỏi với 2 muỗng nước tương.
Thêm 2 thìa vừng đã rang chín trộn đều.
Thịt ba chỉ thái miếng vừa ăn ướp cùng ít tỏi, ngũ vị hương sau đó đổ hỗn hợp sả lên trộn đều ướp khoảng 30 phút.
Khi nướng cho một ít bơ vào chảo nướng.
Sau đó rải mỏng từng miếng thịt lên trên, nướng chín xém cạnh.
Trong lúc đợi thịt chín sắp dứa, dưa chuột, chuối thái chỉ. Rau thơm rửa sạch, bún cắt nhỏ rồi bày lên đĩa. Thịt nướng chín gắp ra đĩa rắc một ít vừng trắng lên rồi dùng nem gói lại chấm với mắm chua cay.
TAI HEO NGÂM GIẤM
Nguyên liệu:
Tai heo (tai lợn)Dấm ăn (dấm gạo)Muối, đườngỚt, hành khô, tỏi, gừng, hạt tiêuLọ thủy tinh có nắp đậy (rửa sạch, để ráo
Cách làm:
1. Chọn tai để làm món tai heo ngâm chua ngọt
Tai heo là nguyên liệu chính của món tai heo ngâm dấm, vì vậy ngay từ bước đầu, bạn cần biết cách chọn tai heo ngon. Bạn nên chọn những chiếc tai sạch, có màu trắng hơi ngả vàng một chút, không nên chọn những chiếc tai trắng quá (vì dễ bị tẩy bằng thuốc). Tai phải sạch, không có nhiều hạch., ít lông, không có mùi hôi.
Tham khảo thêm: kinh nghiệm chọn thịt heo sạch và ngon
Trong cách làm tai heo ngâm dấm chua ngọt này, bạn nên mua khoảng 3 – 4 chiếc tai. Nếu lần đầu làm thành công, những mẻ sau có thể tăng số lượng, làm nhiều để ăn dần.
2.Làm sạch tai lợn
Sau khi mua, bạn cần làm sạch tai lợn, khử hết mùi hôi rồi mới tiến hành ngâm dấm chua ngọt. Bạn dùng dao lam cạo sạch hết lông ở tai lợn rồi dùng dấm và muối hạt xát vào cho hết chất bẩn.
Để món tai heo ngâm dấm không bị hôi và để được lâu, bạn cần cắt bỏ hết phần lỗ trong của tai, sau đó rửa sạch với nước lạnh.
3. Luộc tai
Cho tai lợn đã rửa sạch vào xoong, rồi đổ một ít nước cho ngập xâm xấp, sau đó đặt lên đun. Sôi nước bạn đổ đi và rửa lại tai một lần nữa. Cách sơ chế tai lợn kiểu này sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và gia đình đấy.
Tiếp theo đến phần luộc tai heo. Bạn cho hành khô thái lát, gừng đập dập, ít hạt tiêu và một thìa con nước mắm vào nồi nước, cho tai lợn vào rồi luộc. Lưu ý để lửa vừa để tai heo chín đều, tuy nhiên không nên luộc quá chín vì khi làm tai heo ngâm dấm chua ngọt sẽ bị nhớt và không để được lâu.
4.Chuẩn bị sẵn một âu nước lạnh. Sau khi tai lợn được luộc chín xong, bạn thả ngay vào âu để giữ được độ giòn và trắng của tai. Cách làm này sẽ giúp món tai heo chua ngọt được giòn hơn. Sau khi ngâm bạn vớt hết tai heo ra rồi để ráo.
5. Tỏi bóc vỏ thái lát. Khi làm tai heo chua ngọt, bạn không cần đập dập tỏi nhé, chỉ cần thái lát cũng đủ khiến món ăn có vị cay nồng rồi.
Ớt thái nhỏ, bỏ hạt. Hành tím bóc vỏ, thái lát.
6. Công thức pha hỗn hợp chua ngọt để ngâm tai lợn
Trong cách làm tai heo ngâm dấm này, nước ngâm chua ngọt sẽ là nguyên liệu quan trọng để quyết định món ăn có ngon hay không, vì vậy bạn cũng cần khéo léo một chút trong việc pha chế nhé!
Cách pha hỗn hợp ngâm tai lợn như sau:
Bạn pha dấm ăn, đường và muối theo tỉ lệ 2-1,5-1/3-1 rồi cho lên bếp đun sôi. Đợi đến khi muối và đường tan hết thì tắt bếp để nguội. Bạn có thể tăng giảm lượng nước ngâm để phù hợp với lượng tai heo bạn mua, miễn sao vẫn đảm bảo tỉ lệ pha. Nên làm nước ngâm chua ngọt nhiều một chút đủ để làm ngập tai heo, giúp món tai heo ngâm dấm được ngấm hoàn toàn gia vị nhé!
7. Tai heo sau khi đã nguội, bạn thái lát mỏng vừa ăn. Cho tai heo vào lọ ngâm. Đổ nước ngâm chua ngọt vào rồi rải đều hành, tỏi, ớt vừa thái lên trên. Cho thêm chút hạt tiêu để món tai lợn ngâm dấm chua ngọt thêm thơm. Đậy kín nắp lại rồi cho vào tủ lạnh bảo quản thôi.
Với cách làm tai heo ngâm dấm này, sẽ mất khoảng 3 ngày là được ăn. Nếu bạn để nguyên cả chiếc tai lợn rồi đem ngâm chua ngọt thì sẽ mất khoảng 7 ngày. Nhưng cho dù làm cách nào thì sau khi ngâm tai heo cũng có vị chua, ngọt, giòn giòn ăn rất “đã miệng”.
CHIM CÚT NƯỚNG
Nguyên liệu:
1kg chim cút
Ngũ vị hương, mật ong, dầu hào
Tỏi, đường, muối, hạt tiêu, xì dầu
Cà chua, hành tây, rau xà lách ăn kèm.
Cách làm:
Bước 1: Chim cút mua về rửa sạch với muối pha loãng, nhổ lại lông cho thật sạch, để ráo, chặt làm đôi nếu con chim lớn.
Bước 2: Cho chim vào âu sạch, trộn vào một thìa nhỏ ngũ vị hương, hai thìa canh mật ong, một thìa canh dầu hào, hạt tiêu, một thìa canh đường cát trắng, một thìa nhỏ muối, một thìa canh xì dầu, tỏi băm nhuyễn.
Trộn đều hỗn hợp gia vị vào âu chim cút, đậy kín, để qua đêm cho gia vị được thấm, khi nướng sẽ ngon hơn.
Bước 3: Đem chim cút nướng trên bếp than hoa hoặc có thể nướng bằng lò nướng đều được. Khi chim cút chín vàng đều các mặt và thơm lừng là được.
Lưu ý không nên để lửa quá to sẽ làm thịt bị khét, không ngon.
Bước 4: Cà chua rửa sạch, bổ làm đôi, thái lát mỏng. Hành tây bóc bỏ vỏ khô bên ngoài, thái mỏng.
Bước 5: Ngâm hành vào bát thêm một ít hạt tiêu, một thìa nhỏ giấm, một thìa nhỏ đường, nửa thìa nhỏ muối, một ít dầu ăn trộn đều, để khoảng 5 phút cho hành được thấm gia vị.
Bước 6: Rau xà lách rửa sạch, để ráo, cắt khúc ngắn. Xếp rau ra đĩa, sau đó xếp vài lát cà chua, gắp thịt ra đĩa, rưới bát hành tây đã ngâm chua ngọt ở bước 4 lên trên bề mặt thịt chim cút, có thể dùng với cơm hay làm món nhắm đều tuyệt vời.
CHÂN GÀ SẢ ỚT
Nguyên liệu:
500g chân gà
3 cây sả
3 đến 5 trái ớt
1 củ gừng
Nước, nước mắm, đường, giấm, hạt nêm, muối hột
Lọ thủy tinh đựng chân gà
Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu:
- Chân gà rửa sạch, loại bỏ phần móng
- Sả rửa sạch, cắt thành khúc dài từ 3 – 4 cm và tước thành sợi mỏng
- Ớt rửa sạch, cắt thành khúc khoảng 1 cm
- Gừng cạo vỏ, rửa sạch và đập dập
Cách làm:
Bước 1: Cho chân gà vào nồi luộc với một chút gia vị và gừng. Khi chân gà chín tới, vớt ra để vào tô nước lạnh khoảng 20 phút cho gà săn lại. Sau đó lại vớt ra và bỏ chân gà vào tủ lạnh khoảng 45 phút để chân gà khô lại.
Bước 2: Chuẩn bị nước ngâm: 500ml nước lọc, 3 muỗng cà phê đường, 6 muỗng cà phê giấm, 1 muỗng cà phê hạt nêm và khuấy đều. đun sôi hỗn hợp và để nguội. Tiếp tục cho 3 muỗng canh nước mắm và phần sả ớt đã sơ chế vào, khuấy đều.
Bước 3: Xếp tất cả chân gà vào lọ thủy tinh, rót hỗn hợp nước ngâm vào cho ngập rồi đậy nắp kín. Các bạn có thể thưởng thức món ngon này chỉ sau một ngày.
Miếng chân gà ngâm sả ớt khi đưa lên miệng cắn thấy giòn sần sật, vị chua chua ngọt ngọt cùng với chút tê cay của sả ớt, hết thảy ngấm đều vào từng thớ da cực kỳ đậm đà.
CHÂN GÀ NƯỚNG MẬT ONG
Nguyên liệu:
Chân gà 12 cái
Nước tương 2 muỗng canh
Nước mắm 1/2 muỗng canh
Tiêu 1/4 muỗng cà phê
Mật ong 2 muỗng canh
Tỏi băm 1/2 muỗng canh
Mè trắng 1/2 muỗng canh
Cách làm:
Chân gà làm sạch, có thể chà xát với rượu và muối để khử mùi hôi. Ướp với 2 muỗng canh nướng tương, 1/2 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh mật ong, 1/2 muỗng canh tỏi băm, 1/2 muỗng canh mè và 1/4 muỗng cà phê tiêu trong khoảng 3 tiếng đồng hồ. Sau đó xếp chân gà vapf bếp nướng.
Nướng chân gà ở 175 độ C trong khoảng 15-20 phút. Trong quá trình nướng cứ cách 5 phút thì trở chân gà và quét sốt ướp 1 lần. Nướng cho đến khi chân gà chuyển màu vàng nâu đều là được. Món chân gà nướng mật ong có thể làm món nhậu hoặc món ăn chơi đều rất thích hợp.
Bỏ túi 5 món nhậu đơn giản làm tại nhà
"Muốn ăn phải lăn vào bếp", muốn biết cách làm món nhậu ngon mà đơn giản thì tham khảo bài viết bên dưới nhé. Hôm nay, chúng tôi xin gợi ý cho các bạn 5 món nhậu đơn giản làm tại nhà.
Cút lộn xào me - Top đầu các món nhậu
Bỏ túi 5 món nhậu đơn giản làm tại nhà
Nguyên liệu gồm có: 30 quả trứng cút lộn (tùy theo khẩu phần bạn muốn), me chính, đậu phộng (lạc) rang, rau răm, tỏi băm, hành củ, đường, nước mắm, gia vị và gừng, ớt
Cách làm:
- Cút lộn rửa sạch, luộc chín. Khi trứng chín lột bỏ vỏ
- Hành củ thái lát rồi phi vàng với ít dầu ăn để ráo đến khi ăn mới dùng.
- Me cho vào chén dằm nát với í nước và bỏ xác, hạt.
- Bắc chảo lên phi thêm 1 ít hành rồi cho cút lộn vào xào săn.
- Cho nước me vào xào sôi thì bạn cho thêm ít đường, mắm và gia vị vào vừa ăn.
- Cho gừng, ớt vào và đun thêm khoảng 2 phút.
Thưởng thức: Bày trứng lên đĩa rồi rưới nước me còn trong chảo lên đĩa trứng. Bước sau cùng là cho đậu phộng, rau răm rắc trên khi ăn đảo đều.
Mực khô xào mắm me
Món mực này có mặt trong top các món nhậu đơn giản mà ngon thì cũng có nguyên nhân của nó. Thay vì khô mực đem nướng đơn điệu thì bạn có thể làm món mực khô xào mắm me. Đây sẽ là món bắt mồi lẫn cả bia.
Nguyên liệu gồm có: 3 con mực khô khoảng bằng bàn tay, 1 vắt me, 10ml dầu điều, 1 thìa cafe tỏi băm, 2 quả ớt, 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa cafe ớt bột, 3 thìa cafe đường.
Cách làm:
- Đầu tiên chúng ta cần nướng mực và đập dập hoặc cán mỏng. Xé ra theo kích thước vừa ăn
- Hòa me tan với ít nước ấm, sau đó chắt lấy nước me, bỏ hột.
- Phi tỏi thơm với dầu điều, cho mực khô vào đảo đều để thấm vị. Tiếp đến, cho nước me và các gia vị đã chuẩn bị vào đảo đều đến khi nước mắm sệt lại thì tắt bếp.
Món này mà có chai rượu Chivas 18 thì còn gì tuyệt bằng đúng không!
Chân gà ngâm giấm
Vừa nhậu mà vừa gậm chân gà thì còn gì bằng. Chân gà giòn giòn, dai dai chua chua ngọt ngọt thì "hết sẩy con bà bẩy". Với cách làm các món ăn nhậu này chắc chắn anh xã nhà bạn sẽ thích mê với món này.
Nguyên liệu gồm có: 0,5 kg chân gà (bạn nên chọn chân gà ta sẽ ngon hơn). 3 - 4 cây sả, ớt, ừng, nước, nước mắm, đường, giấm, muối, bột ngọt.
Cách làm:
- Chân gà chặt bỏ phần móng.rửa sạch với nước muối
- Cho chân gà vào luộc cùng 1 ít muối, gừng. Khi chín vớt ra ngâm vào chậu đá lạnh cho giòn bạn nhé. Sau đó đổ ra để ráo nước.
- Cho chân gà vào tủ lạnh khoảng 30 phút cho khô và tạo độ giòn
- Thái sả thành khúc dài khoảng 3cm rồi xé nhỏ
- Công đoạn pha nước ngâm: Nước lọc, đường, giấm, hạt nêm bạn cho theo tỷ lệ vừa ăn rồi đun sôi và để thật nguội. Cho thêm ớt vào nước mắm ngon cùng ít sả băm và khuấy đều.
- Sau đó xếp chân gà vào lọ thủy tinh và cho nước ngâm vào ngập hết chân gà. Chân gà ngâm sau 1 ngày là dùng được.
Lòng lợn xào hành
Nguyên liệu gồm có:
300gr lòng non và 300gr dồi trường1 bó rau răm làm sạch và cắt khúc2 củ hành tím bóc vỏ và thái mỏng, nước mắm, chanh, hạt nêm, tiêu.
Cách làm món này:
- Làm sạch lòng non và dồi trườn với nước muối pha loãng
- Luộc lòng heo và dồi trường vừa chín. Sau khi luộc xong, vớt lòng, dồi ra chậu nước có vắt chanh để giữ được màu trắng đẹp.
- Bắ chảo phi thơm hành tím, cho dồi và lòng vào xào nhanh. Nêm 1 thìa cafe hạt nêm, 1 thìa cafe nước mắm và nấu trong khoảng 2 phút. Khi chuẩn bị tắt bếp, cho rau răm vào đảo nhanh.
Bắp xào
Đây là món đơn giản nhất nhưng phổ biến nhất hiện nay.
Nguyên liệu gồm có: 500g hạt bắp nếp (bạn không nên chọn bắp quá non, quá già),1,5 lượng tôm khô, hành lá, bơ thực vật, đường, hạt nêm, tương ớt.
Cách làm:
- Rửa sạch tôm khô, ngâm trong nước cho mềm và vớt ra để ráo
- Bắt chảo phi hành với ít dầu ăn cho thơm rồi cho tôm vào xào cùng.
- Cho bắp vào xào chín, thêm gia vị cho vừa ăn
- Nên cho ít bơ vào đảo đều để tăng hương thơm cho món bắp xào "thần thánh"
Thưởng thức: Trước khi ăn xịt tương ớt lên. Với cách làm món nhậu đơn giản mà ngon này bạn nên chọn loại bắp non, hoặc bắp ngọt nhé, khi xào bắp không bị cứng.
TOP 5 cách làm bắp xào thơm béo, ngọt bùi, càng ăn càng ghiền Bắp xào là món ăn vặt siêu đỉnh, càng ăn càng ghiền mà công thức chế biến lại vô cùng nhanh gọn và đơn giản. Hãy cùng VinID vào bếp thực hiện ngay món ăn này với 5 cách làm bắp xào thơm béo, ngọt bùi trong bài viết sau nhé. 1. Cách làm bắp xào bơ tép Món bắp xào bơ tép...