Con thất vọng do trượt đại học, cha mẹ hãy là chỗ dựa
Khi về nhà xem đáp áp các bài thi, biết mình bị điểm kém, em đã rất buồn. Em đã uống cùng lúc hơn chục viên Panadol để tự vẫn. Khoảng 1 giờ sau khi uống, nam sinh bắt đầu chóng mặt, buồn nôn, co giật.
May mắn được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu ở bệnh viện địa phương, sức khỏe của nam sinh đã dần hồi phục.
Ảnh minh họa
Những ngày này, bên cạnh niềm vui nhiều thí sinh đỗ đại học theo đúng nguyện vọng của mình thì có không ít thí sinh chán nản, thất vọng khi trượt các nguyện vọng mơ ước, thậm chí không đỗ nguyện vọng nào. Các em cảm thấy mình thật vô dụng, thậm chí có em còn nghĩ đến tự tử vì sự cố gắng suốt thời gian qua đã không cho “trái ngọt”.
Khi biết điểm chuẩn của các trường đại học, không ít thí sinh khóc ròng vì kết quả không như mong đợi. Nhiều em buồn vì không đỗ vào trường theo đúng nguyện vọng của mình nhưng dù sao vẫn đỗ các nguyện vọng dưới. Có không ít em dù điểm thi khá cao (25, 26 điểm, thậm chí có em 27 điểm) vẫn không đỗ nguyện vọng nào. Để đạt được số điểm ấy, các em đã rất nỗ lực và rất kỳ vọng vào bản thân. Không đỗ đại học, trong mắt các em, tương lai như đóng sập lại. Các em cảm thấy mình thật tồi tệ, vô dụng. Không ít em chán nản, stress, tìm cách hành hạ bản thân…
Cách đây không lâu, câu chuyện về một nam sinh vừa trải qua kì thi tốt nghiệp THPTQG đã tự tử bất thành khi làm bài không tốt khiến nhiều phụ huynh giật mình. Nam sinh ấy vốn là một học sinh giỏi. Kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia, cả gia đình đã rất kì vọng vào em. Ngay cả bản thân em cũng nghĩ mình sẽ làm bài rất tốt. Thế nhưng mọi thứ lại không được như kì vọng.
Khi về nhà xem đáp áp các bài thi, biết mình bị điểm kém, em đã rất buồn. Em đã uống cùng lúc hơn chục viên Panadol để tự vẫn. Khoảng 1 giờ sau khi uống, nam sinh bắt đầu chóng mặt, buồn nôn, co giật. May mắn được người nhà phát hiện đưa đi cấp cứu ở bệnh viện địa phương, sức khỏe của nam sinh đã dần hồi phục.
Theo PGS. TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm Khoa các khoa học giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội – những cảm xúc tiêu cực sau khi thất bại trong cuộc thi hoặc thi trượt dù đã cố gắng là điều bình thường. Chuyên gia này cho biết, một số người trẻ quyết định bỏ chạy khỏi tình huống bản thân không thể đương đầu. Song, đó là biện pháp không bền vững. Bởi, đó chỉ là cảm xúc nhất thời.
“ Tuyệt vọng cũng là trạng thái thường gặp ở học sinh. Đặc biệt là những bạn có kỳ vọng cao, dồn quá nhiều tâm sức nhưng không đạt được mục đích. Bạn sụp đổ, mất ý nghĩa cuộc sống. Tuy nhiên, có nhiều con đường dẫn đến thành công trong cuộc sống. Trước hết, người thành công phải là người sống sót”, PGS Trần Thành Nam nhấn mạnh.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Phan Lan Hương – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quyền trẻ em, Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật, Bộ Khoa học công nghệ – cho biết, kỹ năng sống của các em còn thiếu, nhất là kỹ năng đối đầu với sự thất bại, chấp nhận thất bại hay tự giải tỏa căng thẳng trong tâm lý. Những kỹ năng này rất cần thiết không chỉ với trẻ em mà đối với cả người lớn vì không phải lúc nào trong cuộc sống chúng ta cũng suôn sẻ và như mong muốn. Các em cần phải hiểu rằng, trong cuộc sống không chỉ có một lần thất bại. Điều quan trọng chúng ta nhận ra những điểm lỗi để rút kinh nghiệm và đứng lên làm lại. Sau mỗi thất bại chúng ta có tâm lý đau buồn là chuyện đương nhiên, nhưng cách chúng ta ứng xử với chúng như thế nào lại là bản lĩnh của mỗi người. Quyết tâm làm lại tốt hơn hay đắm chìm trong đau khổ? Sự lựa chọn của người thành công là ngay lập tức vạch ra một kế hoạch mới cho tương lai của mình.
Video đang HOT
Theo bà Phan Lan Hương, tình yêu của cha mẹ, sự thấu hiểu của cha mẹ và cách ứng xử hợp lý là cách quan trọng để các con lấy lại tinh thần. Không chì chiết, trách móc, so sánh hay tỏ thái độ thất vọng, buồn rầu đối với con. Các cha mẹ luôn nhớ, bản thân các con trong lúc này cũng đang suy sụp và hẫng hụt nhiều lắm và điều các con cần là một chỗ dựa bình yên, an toàn. Nếu các con có những dấu hiệu của trầm cảm, dấu hiệu về sang chấn tâm lý nên đưa con gặp nhà tham vấn, trị liệu để các con được hỗ trợ vượt qua những khó khăn tâm lý hiện tại.
29,5 điểm vẫn trượt đại học: Đâu là gót chân Achilles?
Thí sinh chọn sai; đề thi chưa tốt và cách thức tuyển sinh máy móc, lạc hậu... là những vấn đề được chuyên gia đề cập.
Sau khi công bố điểm chuẩn, nhiều trường đại học gây sốc với điểm số đầu vào lên tới hơn 30 điểm. Với số điểm này, các thí sinh nếu đạt điểm 10 tuyệt đối nhưng không có điểm ưu tiên cũng vẫn trượt đại học.
Thế nhưng, song song với đó, vẫn có những trường chỉ lấy 14, 15 điểm 3 môn, tức có môn còn không đạt được điểm trung bình mà thí sinh vẫn có khả năng đỗ. Nhiều lo ngại rằng, có hiện tượng vơ vét thí sinh một cách máy móc, trong khi mục đích tuyển chọn được thí sinh chất lượng tốt thì chưa đạt được.
Thí sinh 29,5 điểm vẫn trượt đại học
Bình luận về vấn đề trên, TS. Lê Trường Tùng - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Trường ĐH FPT cho biết những lo lắng trên là có lý. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ những bất cập về điểm số của kỳ thi năm nay xuất phát từ những nguyên nhân nào.
Đầu tiên, Bộ GD-ĐT đã đổi tên kỳ thi tốt nghiệp quốc gia thành kỳ thi tốt nghiệp. Mục đích chính của kỳ thi là để phục vụ thí sinh thi tốt nghiệp.
Song song với đó, Bộ GD-ĐT cũng ra quy định cho phép các trường đại học được tự chủ trong cách thức tuyển sinh.
"Những vấn đề bất hợp lý mà chúng ta đang nhìn thấy, cụ thể là việc thí sinh đạt điểm cao mà vẫn trượt đại học có thể được nhìn từ nhiều góc độ: Góc độ thí sinh chọn nguyện vọng chưa đúng; góc độ đề ra chưa tốt, chưa có tính phân loại cao và góc độ quan trọng nhất là phương pháp tuyển sinh của các trường đại học thế nào, chọn thí sinh kiểu gì mà lại gây ra những băn khoăn như vậy?", ông Lê Trường Tùng nêu vấn đề.
Từ phía nhà trường, ông Tùng cho rằng trường nào cũng biết đây là kỳ thi tốt nghiệp chung, đề thi dễ, phổ điểm cao lẽ ra phải thay đổi cách thức tuyển sinh chứ không phải áp dụng cách thức tuyển sinh của 5 năm, 10 năm trước.
Chính vì cách thức tuyển sinh không phù hợp nên mới dẫn tới hiện tượng thí sinh có đạt điểm tuyệt đối vẫn có nguy cơ trượt nguyện vọng.
"Trong trường hợp này, không nên đặt câu hỏi "vì sao thí sinh trượt" mà cần phải hỏi ngược lại rằng: "vì sao thí sinh điểm cao như vậy nhà trường vẫn không nhận?".
Ở đây có vấn đề từ phía các trường, trường đang áp dụng cách thức tuyển sinh cũ, dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp chung để tuyển sinh theo chỉ tiêu mà không cần biết kỳ thi có đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu của trường mình hay không. Để đủ chỉ tiêu, trường tuyển thí sinh theo tiêu chí thang điểm từ cao xuống thấp, cho tới khi nào đủ chỉ tiêu thì dừng lại.
Cách áp dụng một cách máy móc các phương thức tuyển sinh cũ, chỉ giúp các trường lấy được đủ số lượng thí sinh nhưng sẽ không đạt được mục tiêu về chất lượng. Như vậy, mới xảy ra tình trạng khi đề thi dễ, phổ điểm cao, số thí sinh đăng ký nguyện vọng nhiều mà số lượng tuyển sinh bị giới hạn, thì sẽ có thí sinh 29,5 điểm vẫn trượt. Như vậy, dễ thấy, vấn đề lớn nhất là từ phía chính các trường.
Trường không dám lấy những thí sinh có điểm cao bởi trường đang áp dụng cách thức tuyển sinh một cách máy móc, chưa căn cứ trên điều kiện thực tế để xét tuyển.
Trong khi rất nhiều thí sinh điểm thi không cao nhưng cộng điểm ưu tiên lại vượt trội. Vì điều này, tuyển sinh theo thang điểm từ cao xuống thấp chưa chắc giúp trường tuyển chọn được thí sinh giỏi nhưng chắc chắn sẽ có nhiều thí sinh giỏi sẽ bị loại ra khỏi cuộc đua", TS Lê Trường Tùng nói.
Nói thêm về kỳ thi tốt nghiệp, vị TS cho rằng, việc các trường căn cứ vào điểm thi tốt nghiệp chỉ là nên coi là một tiêu chí. Thi tốt nghiệp THPT chỉ phục vụ mục đích tốt nghiệp và để đánh giá khả năng nắm bắt kiến thức phổ thông của từng thí sinh. Nó hoàn toàn khác với một kỳ thi đánh giá năng lực, và các tố chất khác của một thí sinh có phù hợp với trường mới, ngành nghề mới trong tương lai hay không?
Việc này cũng giống khi sinh viên tốt nghiệp đại học, đi làm. Các doanh nghiệp tuyển dụng sẽ không mất thời gian để tổ chức một kỳ thi kiểm tra lại kiến thức và khả năng nắm bắt cũng như khả năng vận dụng kiến thức đại học trên thực tế như thế nào.
"Vì thế không thể tận dụng kỳ thi tốt nghiệp THPT để làm căn cứ tuyển chọn đầu vào cho các trường đại học. Trong khi, mỗi ngành, mỗi trường đều có tiêu chí, yêu cầu khác nhau.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ là thước đo để đánh giá chất lượng giáo dục trên cả nước, qua đó đưa ra chiến lược phát triển giáo dục chung cho phù hợp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT chung không nên là kỳ thi phục vụ tuyển sinh đại học.
Vì điều này, yêu cầu xét tuyển đại học mỗi trường phải có chiến lược riêng. Cụ thể là chiến lược về chất lượng (tức là có thể xé rào tuyển thêm thí sinh điểm cao hoặc chấp nhận không đủ chỉ tiêu để không hạ điểm hay không?)", ông Lê Trường Tùng nói.
Thay đổi thế nào?
Để thay đổi thực trạng trên, TS Lê Trường Tùng cho rằng cần phải thay đổi về cách thức tuyển sinh đại học.
Theo ông Tùng, nên xem việc tuyển sinh là việc của các trường, theo đó, giao việc tuyển sinh cho các trường đại học, các trường phải tự xây dựng phương án tuyển sinh cho phù hợp, công bằng, minh bạch, không quá tốn kém.
Ông Tùng lưu ý, hình thức tuyển sinh nào cũng phải bảo đảm cả quyền học của người học. Vì học đại học cũng giống như một giai đoạn nối tiếp, từ tiểu học lên THCS, rồi lên THPT và vào đại học, cao đẳng.
Trừ một số lĩnh vực, một số ngành nghề như y tế, giáo dục, nhà nước phải khống chế, kiếm soát chất lượng nhưng với những ngành học khác nên giao lại cho trường tự tuyển sinh.
Về lâu dài, cần phải có một trung tâm khảo thí độc lập, đủ độ tin cậy, có tổ chức kỳ thi theo định kỳ hàng tháng, hàng quý hoặc hàng năm. Kỳ thi không chỉ đánh giá về khả năng nắm bắt kiến thức phổ thông mà còn phải căn cứ trên các yêu cầu của từng trường đại học. Các trường có thể căn cứ vào điểm thi của trung tâm khảo thí để xét tuyển.
Theo ông Tùng, để bảo đảm chất lượng và nhanh, có thể tham khảo, mời các trung tâm khảo thí nước ngoài thực hiện thí điểm tại Việt Nam. Hiện nay có rất nhiều trung tâm khảo thí của nước ngoài đang được thực hiện tại nhiều nước, Việt Nam có thể tham khảo, mới thí điểm trong nước.
Song song với đó, có thể thực hiện các trung tâm khảo thí trong nước, theo cơ chế cạnh tranh, điểm thi trung tâm nào tốt thì các trường lựa chọn.
Trước lo ngại sẽ có lò luyện thi theo trung tâm khảo thí hoặc các lò luyện thi như những năm trước đây, ông Tùng cho rằng có thể tham khảo thêm cách thức quản lý tại một số nước.
Cụ thể là buộc các trung tâm dạy thêm chỉ được hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận và có đăng ký giấy phép kinh doanh. Các trung tâm dạy thêm này vẫn được hoạt động nhưng phải hạch toán không lợi nhuận và chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước.
30 điểm vẫn trượt đại học: Con cái chúng ta quá giỏi? Mùa tuyển sinh 2021 chứng kiến nhiều kỷ lục về điểm chuẩn, không ít thí sinh đạt 30 điểm vẫn trượt đại học, có phải con em chúng ta ngày càng giỏi? Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay có 61 thí sinh đạt từ 29,5 điểm trở lên không trúng tuyển nguyện vọng nào. Cá biệt,...