Con học tập không xuất sắc nhưng vừa tốt nghiệp đã nhận thư mời làm việc của 4 tập đoàn lớn, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ đôi lời mà ai đọc xong cũng thấm thía

Theo dõi VGT trên

“Tôi vẫn nhớ đêm trước khi con đi tôi có dặn con: Nếu không thích nghi được môi trường mới, nếu con cảm thấy mệt mỏi, hãy vứt bỏ tất về với mẹ con nhé. Cho dù thế nào thì con vẫn là con trai yêu quý của mẹ, mẹ luôn hạnh phúc và tự hào vì có con trên cuộc đời này”.

“Tôi chỉ có một đứa con trai duy nhất, khi sinh ra nó bị thiếu cân, cộng thêm cái tính chiều con của hai vợ chồng nên phải dùng từ là chiều con vô lối. Hồi nó còn bé, tôi luôn nhận được ánh mắt không hài lòng của bà ngoại vì cái cách tôi luôn đáp ứng mọi đòi hỏi của con.

Tôi vẫn biết là mình sai, nhưng không hiểu sao cứ chiều thế, tôi luôn sợ con buồn, con tổn thương. Chỉ thấy nó ngước đôi mắt lông mi cong rợp lên nhìn mẹ là tôi bị đốn tim mất rồi” , chị H.A ở Hà Nội, mở đầu câu chuyện của mình như thế.

Con học tập không xuất sắc nhưng vừa tốt nghiệp đã nhận thư mời làm việc của 4 tập đoàn lớn, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ đôi lời mà ai đọc xong cũng thấm thía - Hình 1

“Chỉ thấy nó ngước đôi mắt lông mi cong rợp lên nhìn mẹ là tôi bị đốn tim mất rồi”. (Ảnh minh họa)

Tự nhận mình là một bà mẹ “chiều con vô lối”, con muốn đút cơm sẽ đút, con muốn mẹ soạn sách vở, chị sẽ soạn. Trải qua quá trình đồng hành cùng con từ mẫu giáo cho đến đại học, chị cho rằng: “Nghĩ lại xuyên suốt thời gian nuôi dạy, đồng hành cùng con của tôi là: Luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu. Tôi luôn bình thản chấp nhận mọi nhược điểm cũng như thất bại của con. Bao giờ cũng cùng con trả lời nguyên nhân thành công cũng như thất bại.

Và một điều rất quan trọng là con tôi không nói dối mẹ bất kỳ điều gì, mỗi khi con thành công hay thất bại thì tôi là người đầu tiên con muốn thông báo. Không hiểu có phải cái tội chiều con vô lối cũng cho tôi hiểu con sâu sắc nhất không?”.

Con trai chị hiện đã đi làm được 8 tháng. Thanh niên này giờ là một kỹ sư trẻ xuất sắc, khi vừa tốt nghiệp Đại học đã nhận thư mời làm việc của 4 tập đoàn Công nghệ lớn trên thế giới.

Cùng tham khảo câu chuyện “nó.i xấ.u” con từ mẹ H.A, biết đâu các phụ huynh có thể rút ra được điều gì đó cho quá trình nuôi dạy con của mình:

Mẫu giáo

Ưu điểm: Dạn dĩ, thích đi học, hoà nhập rất nhanh với bạn bè.

Nhược điểm: Nghịch, hiếu động, chuyên đi học muộn vì bố mẹ không có cách nào để con ngủ dậy đúng giờ, nhanh chóng ăn và đi học.

Càng giục, càng quát mắng thì con sẽ càng chậm hơn.

Tiểu học

Khi bạn ý đi học tiểu học, tôi cũng không có cách nào để rèn tác phong của bạn ấy. Thế là để cho nhanh, nhà cửa đỡ ầm ĩ, tôi chọn giải pháp tiếp tục phục vụ bạn ý. Ví dụ: Vì bài vở nhiều, mà bạn ý mỗi tối còn nhởn nhơ mãi mới học nên khi học xong đã rất muộn, vì thương con, lo con không đủ giấc ngủ, tôi soạn sách vở vào cặp cho bạn ý. Bạn ý ăn chậm thì mình đút cơm,… đại loại như vậy.

Đến tận bây giờ khi gặp lại cô giáo mẫu giáo thì ấn tượng của cô về bạn ý là chuyên đi học muộn, còn ấn tượng của cô giáo tiểu học là cô hỏi tại sao quên cặp sách thì hồn nhiên trả lời tại bố em quên ạ.

Kể qua dài dòng như vậy để các phụ huynh hình dung được tôi tệ trong cách nuôi dạy con đến mức nào, có lẽ cái lớn nhất tôi cho con là tình yêu vô bờ bến của người mẹ. Cái này thì ai cũng có mà.

Con học tập không xuất sắc nhưng vừa tốt nghiệp đã nhận thư mời làm việc của 4 tập đoàn lớn, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ đôi lời mà ai đọc xong cũng thấm thía - Hình 2

Bạn ý được học ở một trường tiểu học có thể nói là tốt ở Hà Nội. Khi đến lớp, bạn ý cũng biết chấp hành nội quy của cô giáo, bạn ý dễ gần, hoà nhập, hiền hoà, không bao giờ đán.h nha.u. Nhưng bạn ý không chăm học, bạn ý không hề có đích gì trong học tập, và bạn ấy không hề quan tâm đến ai đang giỏi hơn bạn ấy.

Rồi đến lớp 4, không hiểu cô giáo đã thổi vào lớp ngọn lửa gì mà về nhà bạn ý nói với mẹ con sẽ học để đỗ một trường chuyên danh tiếng và ơn giời bạn ý đỗ thật. Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng lớp của bạn ý có 13 bạn đỗ năm ấy, 13/180 bạn trên toàn thành phố Hà Nội, một con số rất đáng nể. Tôi biết ơn cô giáo của bạn ý lắm!

Học trường chuyên

Video đang HOT

Đây thời gian mẹ con tôi vất vả nhất. Cả mẹ và con đều choáng ngợp vì gặp được nhưng người bạn xuất sắc. Xuất sắc ở đây không phải chỉ chuyện các bạn ý học rất giỏi, mà các bạn ấy đĩnh đạc, chỉn chu, ở các bạn ấy không có nét trẻ thơ như con trai tôi. Các bạn ấy như đã trưởng thành. Tôi càng nhận thấy con trai mình thiếu nhiều kỹ năng quá… Nhận ra đấy nhưng làm thế nào để thay đổi con mình, rất khó, vì con trai tôi hồn nhiên lắm. Thôi thì chỉ hy vọng con học hỏi được ở bạn, ở thầy vậy.

Con tôi vẫn không chăm học, mặc dù kết quả học tập không quá xuất sắc, nhưng cũng không đến nỗi quá tệ. Và tôi hài lòng với kết quả đó vì tôi nhìn thấy một số bạn của con tôi không những giỏi, ý thức tốt lại còn rất chăm học. Còn con trai tôi, cháu luôn sợ học nhiều quá sẽ thiệt (cũng không hiểu là thiệt gì nữa), môn học nào cũng vậy, chỉ học vừa đủ, còn lại con chỉ thích chơi. Và rồi đến cuối lớp 7 con bắt đầu xin mẹ nghỉ học thêm ở một số lớp, hỏi thì được trả lời rất đơn giản là không phù hợp, không thích cách dạy của thầy cô.

Con học tập không xuất sắc nhưng vừa tốt nghiệp đã nhận thư mời làm việc của 4 tập đoàn lớn, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ đôi lời mà ai đọc xong cũng thấm thía - Hình 3

Các bạn ở trường chuyên học rất giỏi, lại đĩnh đạc, chỉn chu. (Ảnh minh họa)

Ban đầu tôi không thể chấp nhận được lý do này vì tất cả những lớp con học thêm tôi đều rất khó khăn, cậy cục, nhờ và mới xin được. Và luôn nơm nớp lo con gây lỗi bị đuổi học. Nhưng rồi tôi cũng phải chịu thua bạn ý, tôi phải đồng ý cho bạn ý nghỉ hầu hết các lớp học thêm trong đó có cả lớp tiếng anh. Rồi thì lớp 8 điểm số trên lớp bắt đầu trồi sụt, mỗi lần như vậy con tôi đều thản nhiên nói tại con không học thêm nên chưa gặp dạng này, nếu học rồi thì sẽ làm tốt thôi…

Nói vậy thôi chứ tôi biết ơn trường chuyên này lắm, nơi này giúp con tôi hiểu rõ mình là ai, và mang lại cho con tôi ý chí quật cường, không lùi bước trước khó khăn (điều này sau này tôi mới nhận ra). Còn lúc đó tôi chỉ nhận thấy con tôi không phù hợp với môi trường học đó.

Không phù hợp thì làm thế nào? Tôi hỏi con trai và câu trả lời là cho con đi du học. Ừ thì du học: Hãy viết ra cho mẹ hiểu để xin tiề.n mẹ. Phân tích lý do tại sao muốn thay đổi môi trường.

Trích đoạn con viết: “Con không thể học giỏi đều các môn, tiếp cận một cái mới con muốn hiểu thật kỹ và tự tư duy. Nhưng thực tế lượng bài tập các môn quá nhiều, con không đủ thời gian để nghiền ngẫm sâu, phải chấp nhận học dạng, học cách giải, nói tóm lại là học thụ động, điều này làm con không thích và không thể học. Và theo con biết học ở Mỹ được chọn lớp theo khả năng của mình, con sẽ có thời gian để học sâu những cái con thích học…”.

Con học tập không xuất sắc nhưng vừa tốt nghiệp đã nhận thư mời làm việc của 4 tập đoàn lớn, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ đôi lời mà ai đọc xong cũng thấm thía - Hình 4

Và rồi, rất nhanh, vợ chồng tôi thống nhất cho con đi du học từ lớp 9. Phải nói thật rằng nếu tôi có nhiều thông tin như bây giờ thì có lẽ tôi không dám cho con đi. Nhưng ngày đấy tôi mù tịt mọi thứ, chỉ có một niềm tin mơ hồ vào con. Đôi khi ta dại khờ cũng hay.

Tôi quyết định cho con đi du học trước những cái nhìn ái ngại của thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình. Với mọi người: Con trai tôi chưa được rèn luyện nề nếp, chưa có sự học hành ổn định, chưa chín chắn… vân vân và mây mây. Nhưng bỏ qua tất cả, tôi có một niềm tin vào bản lĩnh của con, tôi tin con thích con sẽ làm được.

Con học tập không xuất sắc nhưng vừa tốt nghiệp đã nhận thư mời làm việc của 4 tập đoàn lớn, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ đôi lời mà ai đọc xong cũng thấm thía - Hình 5

Tôi quyết định cho con đi du học trước những cái nhìn ái ngại của thầy cô, bạn bè và những người thân trong gia đình. (Ảnh minh họa)

Tôi vẫn nhớ đêm trước khi con đi tôi có dặn con: Nếu không thích nghi được môi trường mới, nếu con cảm thấy mệt mỏi, hãy vứt bỏ tất về với mẹ con nhé. Cho dù thế nào thì con vẫn là con trai yêu quý của mẹ, mẹ luôn hạnh phúc và tự hào vì có con trên cuộc đời này .

Con tôi nói với tôi rằng: Nếu mai ra sân bay mẹ chắc chắn không khóc thì hãy đi tiễn con, còn nếu mẹ không chắc thì mẹ đừng đi nhé. Giờ phút đấy tôi mới cảm nhận hết được sự quyết tâm của con và cũng cảm nhận được rõ ràng sự xa cách.

Du học Mỹ

Những năm con học THPT ở Mỹ, cách tôi đối phó với sự lo âu là không bao giờ hỏi điểm số của con, bởi một điều tôi nghĩ lo cũng không giải quyết được gì nên tốt nhất là không nên biết, không nên gây áp lực cho mình và con. Ngày nào cũng gọi cho con chỉ kể chuyện phiếm, đôi khi lồng các thông điệp về quan điểm sống muốn gửi gắm, con không thích nghe thì đổi chủ đề.

Rồi mọi việc cũng ổn, con hoà nhập khá tốt, điểm số tốt, luôn lọt vào top honor của trường. Rồi con theo đuổi những dự án cá nhân và đi dự thi. Nói chung tôi cũng không hiểu hết vì con ít nói rõ về bản thân. Có lẽ con cũng áp lực cho những hoạch định tương lai nên không muốn nói trước điều gì. Hoặc có thể cái tuổ.i dở dở, ương ương nên nó thế.

Rồi đến năm lớp 12, trước khi trở lại Mỹ con chỉ nói với tôi con sẽ không liên lạc với mẹ cho đến khi con có kết quả đại học. Khi tôi lần lượt nhận được mail của các trường thì tôi giật mình về cái danh sách Apply của con trai tôi, hầu hết các trường đều có xếp hạng khá cao trong khoảng top 25, có khoảng 3 trường rank ngành Computer Science (Khoa học máy tính) khoảng 50 đến 60, nhóm này chi phí họ cho con tôi khá tốt, đạt yêu cầu 20 ngàn đô trong khả năng của tôi đưa ra trước đó. Và rồi tôi lại nhận được mail xin tiề.n của con tôi, và tôi lại nghe theo nó.

Học đại học

Khi con vào đại học, tôi quen được một chị phụ huynh thông thái, chị ấy hiểu biết rất nhiều. Sau khi nghe tôi kể về “background” con tôi thì chị ấy khuyên tôi nên định hướng cho con học PHD (tiến sĩ), theo chị thì con tôi có nhiều thứ thuận lợi. Tôi đã nói chuyện với con và câu trả lời là không. Một lần nữa tôi lại thấy buồn vì nó, nó không chăm học…

Con học tập không xuất sắc nhưng vừa tốt nghiệp đã nhận thư mời làm việc của 4 tập đoàn lớn, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ đôi lời mà ai đọc xong cũng thấm thía - Hình 6

Hầu hết các trường con apply đều có xếp hạng khá cao trong khoảng top 25, có khoảng 3 trường rank ngành Computer Science (Khoa học máy tính) khoảng 50 đến 60. (Ảnh minh họa)

Để hy vọng con sẽ thay đổi, tôi nói với con cứ chuẩn bị cả 2 hướng: Là đi làm hoặc học tiếp PHD (mọi người hay nói là đi 2 hàng), nhưng con tôi nói đó là 2 thiên hướng hoàn toàn khác nhau, con không thể đồng thời làm tốt cả 2 được.

Sau rất nhiều thất bại thì rồi khoảng tháng 10 của năm đại học thứ 3 con tôi thông báo nhận được offer intern của nhiều công ty công nghệ của Mỹ. Con tôi đã phải rất khó khăn để đưa ra lựa chọn cuối cùng. Tôi có hỏi con sao con không chọn nghỉ học 1 kỳ để intern thêm một công ty nữa, con tôi trả lời là con muốn học thêm một số lớp mà con thích (mặc dù số môn để tốt nghiệp con đã gần đủ khi học hết năm 3).

Đi làm

Giờ thì con trai của tôi đi làm được 8 tháng rồi. Đán.h giá 6 tháng đầu đi làm con tôi ở mức: “mức ngoài mong đợi”. Và tôi cũng hiểu rằng nó đang rất hạnh phúc với con đường mà nó chọn, tôi sẽ chẳng phải lo lắng gì cho nó nữa. Tôi cũng thấy hạnh phúc và bằng lòng với con.

Chê con rất nhiều rồi chỉ xin khoe với các phụ huynh rằng con trai tôi rất hiền, nụ cười luôn thường trực trên khuôn mặt của nó. Khi ở bên nó tôi luôn cảm thấy dễ chịu, nó rất vui vẻ và khôi hài, luôn biết cách làm tôi cười.

Con học tập không xuất sắc nhưng vừa tốt nghiệp đã nhận thư mời làm việc của 4 tập đoàn lớn, bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ đôi lời mà ai đọc xong cũng thấm thía - Hình 7

Chị H.A chia sẻ thêm, mặc dù chiều con nhưng trong quá trình ấy, mình phải có cách để dần dần con hiểu vì yêu con vô bờ nên chiều và cũng luôn có những nguyên tắc nhất định. Đọc một mẩu báo, một câu chuyện có gì hay là bình luận, mổ xẻ, rồi lồng các thông điệp vào để dạy con. Con sẽ ngấm từ từ vào tiềm thức lúc nào không biết. Khi nói về ai đó thành đạt, cả nhà luôn tìm điểm khác biệt của người đó để trao đổi với con. Ai học rất giỏi mà không thành công cũng phân tích, không đổ tội cho số phận…

“Tôi thậm chí còn luôn mang mình ra “nó.i xấ.u”, ngày xưa mẹ làm sai cái này cái kia, và dặn con đừng nóng tính, rút kinh nghiệm đừng như mẹ. Con thân mẹ, hay thần tượng mẹ nên tôi phải nó.i xấ.u mình để con hiểu cuộc đời không ai hoàn hảo cả”.

Đôi lời tâm huyết nhắn nhủ:

Các phụ huynh có con chưa nề nếp, chưa tự lập, học chưa xuất sắc đừng nản chí, hãy đồng hành cùng con, mỗi con người đều có điểm mạnh yếu khác nhau, hãy kiên trì, lằng nghe, đặt lòng tin vào con. Nhiều phụ huynh chạy đua muốn con học thật giỏi, đạt điểm số cao xuất sắc tất cả các môn nhưng không bao giờ trả lời câu hỏi: Giỏi để làm gì? Nếu để đỗ đại học, không cần học đến thế! Để đi du học, không cần luôn. Để thi quốc tế? Mấy người đạt được đến đỉnh cao đó.

Thành tích con cái không phải là trang sức của bố mẹ. Hãy cứ bình thản khi con không làm được điều gì mình kỳ vọng, điều bố mẹ cần là hướng con trau dồi các kỹ năng mềm.

Hãy để con khám phá bản thân, tìm ra cái mình yêu thích và tạo môi trường để con phát triển đam mê. Đứ.a tr.ẻ phát triển do nền tảng gia đình, môi trường xã hội tốt, bạn bè tốt, học là cái sau cùng. Khi có nền tảng ý thức, con người sẽ biết cách học.

Và hãy nghĩ không có công thức chung cho những đứ.a tr.ẻ, chỉ có mình mới hiểu con mình nhất. Tôi tin rằng khi mình đã làm tất cả vì con theo đúng cách thì chắc chắn sẽ gặt hái quả ngọt.

Đối với học sinh tiểu học, việc học ngoại ngữ nên là việc khuyến khích tự chọn hơn là ép buộc

Việc đưa tiếng Hàn là 1 trong những môn ngoại ngữ tự chọn cho học sinh phổ thông và đại học sẽ phù hợp hơn so với các em bậc tiểu học.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Nguyễn Hữu Độ vừa ký quyết định 712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2021.

Sau khi Quyết định trên được đăng tải, nhiều ý kiến trái chiều và cả quan điểm bày tỏ lo ngại của không ít phụ huynh.

Nhiều ý kiến cho rằng, học tiếng Hàn là không phủ hợp với các em bậc tiểu học.

Đối với học sinh tiểu học, việc học ngoại ngữ nên là việc khuyến khích tự chọn hơn là ép buộc - Hình 1


Học sinh tiểu học (Ảnh minh họa).

Để có câu trả lời cũng như những băn khoăn, quan ngại của nhiều phụ huynh học sinh, phóng viên Pháp luật Pus đã có cuộc tiếp xúc với các anh chị chuyên ngành ngoại ngữ để tìm hiểu thêm quy định ở một số nước và những bất cập mà dư luận quan tâm.

Chị Phạm Thị Phượng - Trưởng phòng kinh doanh Công ty TNHH Logistics BHT.HK Việt Nam chia sẻ: "Là 1 cựu sinh viên chuyên ngành ngoại ngữ, đại học Hà Nội, tôi cho rằng việc học ngoại ngữ là vô cùng quan trọng và cần thiết trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay.

Tuy nhiên, việc đưa tiếng Hàn là ngoại ngữ 1, bắt buộc trong chương trình học từ lớp 3 có phần bất cập. So với tiếng Anh và tiếng Trung thì mức độ phổ biến toàn cầu của tiếng Hàn là ít hơn và trong chính nước ta thì việc sử dụng tiếng Hàn và văn hóa Hàn Quốc chưa được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là ở nông thôn và các vùng sâu vùng xa.

Việc học ngoại ngữ là 1 quá trình rèn luyện liên tục và kéo dài, việc học đi kèm với ứng dụng ngôn ngữ, vì vậy môi trường để rèn luyện ngoại ngữ là vô cùng quan trọng, việc phổ cập tiếng Hàn ngay từ cấp 1 trong khi cơ sở vật chất về việc học ngôn ngữ này chưa hoàn thiện trên cả nước là việc vô cùng khó khăn.

Hơn nữa đối với các em học sinh tiểu học và cấp 2, việc học ngoại ngữ nên là việc khuyến khích tự chọn hơn là ép buộc vì trong thời gian này, các em cũng đang phải trau dồi học tập tốt ngôn ngữ mẹ đẻ cho nên việc bắt buộc học tiếng Hàn và là ngoại ngữ chính cũng là gánh nặng cho các em".

"Tất nhiên không thể phủ nhận việc Hàn Quốc đang là 1 trong những quốc gia đứng đầu trong các nước đầu tư vào Việt Nam việc giao thoa kinh tế và văn hóa giữa 2 nước cũng là xu thế trong thời gian gần đây.

Tuy nhiên, tôi cho rằng việc đưa tiếng Hàn là 1 trong những môn ngoại ngữ tự chọn cho học sinh phổ thông và đại học sẽ phù hợp hơn với điều kiện học tập khả năng tiếp thu và định hướng nghề nghiệp cho các em sau này"- chị Phượng phân tích.

Chị Trà Giang, cựu sinh viên tiếng Pháp, Đại học sư phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, chị Giang cho biết, ở Pháp quy định; từ cấp 2 mới bắt buộc phải học ngoại ngữ nhưng được lựa chọn ngôn ngữ, học sinh cấp 1 tính từ lớp 4 phải học thêm 01 ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Anh.

Ví dụ, tiếng Anh có tới 98%; tiếng Tanh Ban Nha 42,8% Đức 15,4% Nga 0,3%. Có thể hiểu ở Pháp nhiều phụ huynh bậc tiểu học chủ yếu lựa chọn cho con học tiếng Anh.

Không quy định bắt buộc học ngoại ngữ đối với học sinh bậc tiểu học.

Trao đổi với TS Đào Hồng Thu, (nguyên Trưởng bộ môn ngôn ngữ học và Việt học -Đại học Bách Khoa Hà Nội) về nội dung học tiếng Hàn đối với bậc tiểu học; TS Đào Hồng Thu chia sẻ: "Xã hội ngày một phát triển, việc học tập nói chung, học ngoại ngữ nói riêng là điều cần thiết. Tuy nhiên, đối với các em học sinh bậc tiểu học chỉ nên khuyến khích thay vì bắt buộc.

Đối với các em học sinh cấp 2 mới nên có quy định bắt buộc phải học ngoại ngữ nhưng cho các em lựa chọn"- TS Đào Hồng Thu cho hay.

Theo đó, Bộ GDĐT xác định môn tiếng Hàn là Ngoại ngữ 1 được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến hết lớp 12. Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn, môn học còn trang bị kiến thức và kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung, giúp học sinh có thể vận dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

Vì chưa nắm rõ các quy định, nên hiện nhiều người có cách hiểu chưa đúng với nội dung của quyết định 712/QĐ-BGDĐT.

Trong đó, không ít ý kiến thắc mắc tại sao không đưa môn tiếng Nga, tiếng Trung, hay các ngoại ngữ khác là môn học bắt buộc mà lại là tiếng Hàn?

Về vấn đề này, Bộ GDĐT cho biết, Bộ GDĐT vừa Ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Hàn và tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm.

Theo đó, cần phải hiểu, "ngoại ngữ 1" là ngoại ngữ bắt buộc. Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ 1.

Năm 2011, Bộ GDĐT bổ sung quy định về việc tiếng Nhật được dạy và học trong trường phổ thông như ngoại ngữ thứ 1 hoặc ngoại ngữ 2 tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Sau khi ban hành quyết định 712, với việc ban hành thêm 2 thứ tiếng (tiếng Hàn và Đức), hiện ngoại ngữ 1 sẽ có 7 thứ tiếng gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức. Các trường sẽ bắt buộc chọn dạy 1 trong 7 thứ tiếng trên.

Còn "ngoại ngữ 2" là ngoại ngữ tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh./.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phương Lan xin lỗi vụ ồn ào, tiết lộ mối quan hệ với Minh Dự, Nam Thư
21:21:16 05/10/2024
'Uyên Linh và Quốc Thiên mua vàng, chứng khoán, đến đất cũng đứng tên chung sổ'
23:29:28 05/10/2024
MC Kỳ Duyên gợi cảm tuổ.i U60, Phan Như Thảo sexy hậu giảm cân
23:35:58 05/10/2024
Một nam nghệ sĩ bị hiểu lầm ăn cơm từ thiện: Thà bán tài sản chứ không xin ai một đồng
21:54:03 05/10/2024
'Mỹ nam không tuổ.i' từng bị từ chối vì đẹp lạ: Tuổ.i 42 nổi tiếng, giàu có khó ai sánh kịp
23:25:43 05/10/2024
Phạm Văn Phương bỏ lỡ lễ trao giải vì chăm con đi thi
19:35:26 05/10/2024
Sao Hoa ngữ 5/10: Sao 'Tiếu ngạo giang hồ' đợi bạn gái kém 36 tuổ.i ra tù để cưới
23:47:23 05/10/2024
Em gái Trấn Thành đã chia tay
23:56:38 05/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Cận cảnh cơ ngơi đầy hàng hiệu của hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên

Sao việt

23:33:14 05/10/2024
Sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2014 và Miss Universe Vietnam 2024 , Nguyễn Cao Kỳ Duyên gây ấn tượng với khối tài sản gồm căn hộ cao cấp, hàng hiệu và xe sang.

Nhan sắc gâ.y số.c của mỹ nam bị đòi giải nghệ vì gầy trơ xương

Hậu trường phim

23:01:08 05/10/2024
Nhiều người nhận xét La Vân Hi đã tăng cân nên gương mặt đầy đặn hơn hẳn, trạng thái tinh thần khoẻ khoắn và tràn đầy năng lượng.

Dàn mỹ nhân bóng đá Việt Nam, Philippines, Trung Quốc đọ sắc với hoa hậu Ngọc Hân, ai xinh đẹp nhất?

Netizen

22:24:34 05/10/2024
Dàn cầu thủ diện áo dài Việt Nam và chụp ảnh tại các địa điểm đẹp tại Hà Nội. Giải đấu có 4 đội bóng tham dự gồm CLB nữ Thái Nguyên T&T, CLB nữ Hà Nội, Manila Digger FC (Philippines) và Bắc Kinh FC (Trung Quốc)

Trò cưng ông Troussier chật vật ở tuyển Việt Nam mới

Sao thể thao

21:53:37 05/10/2024
Nửa năm sau khi HLV Philippe Troussier ra đi, Nguyễn Thái Sơn không còn là bất khả xâm phạm ở đội tuyển Việt Nam.

Né thuế quan, Trung Quốc đang 'rải' nhà máy khắp thế giới

Thế giới

21:40:37 05/10/2024
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni đã ký một biên bản ghi nhớ hợp tác công nghiệp trong chuyến thăm của bà vào tháng 7, liên quan đến cả xe điện và năng lượng tái tạo.

Triệu Lệ Dĩnh che giấu 2 bí mật 'xấu hổ', ngôi Thị hậu sắp 'ngã ngựa"?

Sao châu á

21:31:55 05/10/2024
Triệu Lệ Dĩnh mới giành ngôi Thị hậu Phi Thiên cách đây không lâu nhờ vai Hứa Bán Hạ trong phim truyền hình chính kịch Gió thổi bán hạ . Đây là sự công nhận rất lớn dành cho sự kính nghiệp, cũng như những nỗ lực của cô trong việc chuyển...

Leonardo DiCaprio hạnh phúc bên bạn gái siêu mẫu kém 23 tuổ.i

Sao âu mỹ

21:08:33 05/10/2024
Leonardo DiCaprio được nhìn thấy đang âu yếm bạn gái siêu mẫu Vittoria Ceretti trên một ban công đẹp như tranh vẽ ở Rome.

'Nữ hoàng vai phụ' Thụy Mười tiết lộ bạn diễn nam ăn ý nhất trong nghề

Tv show

20:58:06 05/10/2024
Trong chương trình Kính đa chiều , nghệ sĩ Thụy Mười thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình về vai trò của bạn diễn trên sân khấu.

Lisa bị giễu cợt

Nhạc quốc tế

19:47:14 05/10/2024
Việc chế giễu Lisa vì cô gửi đề cử cho Grammy là hành động độc hại , chỉ nhằm hạ bệ nghệ sĩ. Năm qua, Lisa phá vỡ nhiều kỷ lục âm nhạc ấn tượng, dẫn đầu trong dàn nghệ sĩ nữ solo của Kpop.

Vĩnh Long: Chủ trại hòm livestream, xúc phạm trụ trì bị phạt 15 triệu đồng

Xã hội

19:43:44 05/10/2024
Cho rằng trụ trì ở Vĩnh Long làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh của mình, ông L.H.N đã đến chùa tìm để hỏi cho ra lẽ. Không gặp được trụ trì, người này ra cổng livestream với câu từ khó nghe.