Coi chừng ‘đổ thừa’ hậu Covid-19

Theo dõi VGT trên

Nhiều người sau khi khỏi bệnh Covid-19, xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào cũng nghĩ là do hậu Covid-19 nên tâm lý hoang mang, nhanh chóng đi khám bệnh để yên tâm.

Dở khóc dở cười vì hậu Covid-19

Sau khi khỏi Covid-19 được 5 ngày, chị N.T.H (50 t.uổi, ngụ TP.Thủ Đức, TP.HCM) thi thoảng cảm thấy mệt, ăn khó tiêu. Lo sợ mình bị di chứng hậu Covid-19, chị H. đi khám, làm xét nghiệm m.áu, chụp X-quang phổi… Tuy nhiên kết quả thăm khám mọi thứ đều ổn định.

“Sau khi khám xong, bác sĩ hỏi bệnh tôi mới nhớ ra dạ dày mình không tốt, trước khi mắc Covid-19 cũng dễ bị khó tiêu. Nên ăn thức ăn nguội hay hải sản không tươi thì rất dễ bị trúng thực nên dẫn đến mệt. Có thể tôi đã trách oan cho Covid-19″, chị H. chia sẻ.

Coi chừng đổ thừa hậu Covid-19 - Hình 1

Một bệnh nhân kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19. Ảnh ĐẶNG PHƯỢNG

Tương tự, L.T.C.Đ (18 t.uổi, ngụ Quảng Nam) sau khi khỏi Covid-19 khoảng 1 tuần vẫn còn ho nên luôn mang trong mình tư tưởng phổi bị xơ hóa phổi. Chị Đ. đến bệnh viện để thăm khám, tuy nhiên bác sĩ giải thích tình trạng này vẫn đang trong giai đoạn cấp tính của bệnh, bệnh nhân chưa hồi phục hoàn toàn. Nếu ho vẫn kéo dài sau khi khỏi bệnh một tháng thì đó mới là di chứng Covid-19.

“Sau khi khám hậu Covid-19, về nhà thì 4 ngày sau tôi hết ho, hoàn toàn bình thường. Có lẽ do tôi lo lắng quá mức”, chị Đ. bày tỏ.

Dở khóc dở cười hơn là trường hợp chị L.T. L (30 t.uổi, ngụ Tam Hiệp, Đồng Nai), sau khi khỏi Covid-19 2 tuần, chị có triệu chứng chán ăn, nôn ói, mệt mỏi nhiều hơn, đồng thời k.inh n.guyệt bị trễ. Chị L. cho rằng tất cả triệu chứng trên do hậu Covid-19 gây ra nên muốn đi khám. Tuy nhiên sau khi chia sẻ với một người bạn, chị L. được khuyên nên kiểm tra nước tiểu. Kết quả chị mang thai được 4 tuần và tiếp tục bị nghén nhiều hơn.

Covid-19 sáng 30.3: Cả nước 9.386.489 ca mắc | Trẻ dưới 5 t.uổi và nguy cơ với Omicron “tàng hình”

“Thật vô lý khi sau đại dịch, có bệnh gì cũng đổ tại hậu Covid-19″

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM, trước khi có Covid-19, tại các bệnh viện vẫn có số lượng lớn người bị cao huyết áp, bị viêm khớp, tiểu đường, viêm tai, viêm ruột… Nếu vậy thì thật vô lý khi sau đại dịch, có bệnh gì cũng đổ tại hậu Covid-19.

Theo bác sĩ Khanh, tâm lý ổn định đóng vai trò quan trọng với người bệnh Covid-19. Thời gian qua, nhiều người truyền nhau các thông tin về hậu Covid-19, nhất là thông tin về phổi khiến nhiều người hoảng loạn. Nếu muốn đi khám hậu Covid-19 thì nên chọn những cơ sở uy tín tránh bị vẽ vời để rồi t.iền mất tật mang.

Coi chừng đổ thừa hậu Covid-19 - Hình 2

Lo sợ hậu Covid-19 nên chị L.T.C.Đ đi khám dù chỉ mới khỏi bệnh vài ngày. Ảnh NVCC

Khi nào được xem là mắc hội chứng Covid-19 kéo dài?

Bác sĩ Nguyễn Như Vinh, Trưởng khoa Thăm dò chức năng hô hấp, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết hiện có 3 định nghĩa về hội chứng Covid-19 kéo dài.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một người được xem mắc hội chứng hậu Covid-19 kéo dài khi xuất hiện các triệu chứng không thể lý giải sau 3 tháng mắc Covid-19 và triệu chứng này kéo dài trong 2 tháng.

Trong khi đó Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ định nghĩa hội chứng Covid-19 kéo dài là những triệu chứng không lý giải được bằng lý do khác mà người bệnh gặp phải sau hơn 4 tuần khỏi bệnh.

Theo Viện Y tế và Chất lượng Điều trị Quốc gia Anh (NICE), mốc thời gian để xác định một người mắc Covid-19 là sau 3 tháng.

Bác sĩ Vinh cho biết, nếu theo định nghĩa của WHO thì số người ở Việt Nam mắc hội chứng Covid-19 là rất ít. Định nghĩa này có tính chất tương đối trong nghiên cứu còn khó áp dụng thực tế. Ví dụ nếu một người có triệu chứng ho sau 3 tháng, triệu chứng này xuất hiện liên tục trong 1 tháng thì vẫn phải cần đi khám hậu Covid-19 sớm chứ không thể chờ đến 2 tháng mới khám.

Diễn tiến bệnh Covid-19 chia 3 giai đoạn. Giai đoạn cấp tính là kể từ khi có triệu chứng, test nhanh dương tính, thường dài khoảng 4 tuần. Trong giai đoạn cấp tính, nhiều khả năng các triệu chứng sẽ tự hồi phục. Tuy nhiên nếu người bệnh cảm thấy các triệu chứng nặng lên như ho nhiều ra m.áu, khó thở nhiều, sốt không hạ… thì cũng nên đi khám.

Từ 4 tuần đến 12 tuần là giai đoạn Covid-19 vẫn tiến triển, xét nghiệm âm tính nhưng bệnh chưa khỏi hoàn toàn. Sau 12 tuần được xem là giai đoạn hậu Covid-19. Như vậy, hội chứng Covid-19 kéo dài bao gồm cả giai đoạn tiến triển và hậu Covid-19, tức từ 4 tuần đến 12 tuần trở lên.

Theo bác sĩ Vinh, tại Việt Nam, phần lớn người dân có triệu chứng và đi khám từ 4 tuần trở lên, tương tự định nghĩa của CDC Mỹ. “Một người có triệu chứng bất thường sau khi khỏi Covid-19 một tháng mà chính bản thân hay nhân viên y tế không thể lý giải bằng nguyên nhân khác thì mới gọi đó là Covid-19 kéo dài”, bác sĩ Vinh nói. Ví dụ một người bị tiểu đường, trong thời gian bị Covid-19 không thể mua thuốc uống đều đặn nay khỏi Covid-19 cảm thấy mệt mỏi, khát nước, tiểu nhiều thì là do tiểu đường không kiểm soát được, có lý do chứ không phải do hậu Covid-19.

Hay nếu một bệnh nhân bị ho sốt, khó thở nhưng hình chụp X-quang phổi cho thấy dấu hiệu bệnh lao thì đây không phải hậu Covid-19. Do đó để biết một triệu chứng có phải hậu Covid-19 hay không, bác sĩ phải loại trừ các lý do gây nên triệu chứng đó. Khi không tìm được lý do thì mới gọi đó là hậu Covid-19.

Những ai cần đi khám hậu Covid-19

Bác sĩ Vinh cho biết, không phải tất cả mọi người sau khi khỏi Covid-19 cần đi khám hậu Covid-19. Tuy nhiên cũng không nên có tư tưởng chủ quan, hậu Covid-19 sẽ không sao.

Nhóm cần đi khám hậu Covid-19 là:

- Người có nguy cơ cao như người lớn t.uổi, từng nhập viện điều trị Covid-19, người có nhiều bệnh nền

- Người có triệu chứng bất thường sau một tháng khỏi bệnh mà không thể lý giải bằng nguyên nhân khác.

Với nhóm người khỏe mạnh thì tiếp tục tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý, dinh dưỡng, vận động, lắng nghe cơ thể.

Theo bác sĩ Vinh, thời gian qua, phòng khám hậu Covid-19, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tiếp nhận gần 20.000 bệnh nhân đến khám. Tuy nhiên tỷ lệ nhập viện điều trị ít.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ sẽ đ.ánh giá lại tình trạng người bệnh để kết luận các triệu chứng có liên quan đến Covid-19 hay không và có hướng điều trị.

Với bệnh nhân không có triệu chứng nhưng có yêu cầu thực hiện các xét nghiệm, chụp chiếu để yên tâm, tùy trường hợp bác sĩ xem xét phù hợp mới chỉ định.

Có một số phụ huynh đi khám dẫn trẻ theo và muốn chụp X-quang cho trẻ. Tuy nhiên nếu thăm khám phổi trẻ tốt bình thường thì không cần làm, vì tia X-quang có thể không tốt cho sức khỏe trẻ, không nên lạm dụng.

Theo WHO, đối với Covid-19 kéo dài, không có phương pháp điều trị chung cho tất cả bệnh nhân. Việc điều trị phải lấy bệnh nhân làm trung tâm và tập trung vào các triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Các biện pháp chủ yếu là phục hồi chức năng hoặc kỹ thuật tự quản lý để giúp mọi người cải thiện chất lượng cuộc sống của mình.

Khám hậu Covid-19 ở đâu?

Nhiều người sau khi khỏi Covid-19 hơn một tháng vẫn phải đối mặt với các triệu chứng như mệt mỏi, khó thở, ho kéo dài, đau cơ khớp, giảm sự tập trung, mất ngủ, trầm cảm… Trước tình hình này, nhiều bệnh viện tư và công đã mở khoa điều trị hậu Covid-19, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Khi bệnh nhân đến khám hậu Covid-19 sẽ có bác sĩ thăm khám riêng, chẩn đoán bệnh theo từng trường hợp.

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, tại bệnh viện có 2 cơ sở khám hậu Covid-19, gồm:

Phòng khám hậu Covid-19 tại trụ sở chính Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. Địa chỉ: phòng số 55, tầng trệt, khu B, số 215 Hồng Bàng, P.11, Q.5, TP.HCM.

Phòng khám hậu Covid-19 tại Cơ sở 3 của bệnh viện, phối hợp điều trị Đông – Tây y kết hợp. Địa chỉ: số 221B Hoàng Văn Thụ, P.8, Q.Phú Nhuận, TP.HCM

Bệnh viện Lê Văn Thịnh, có Trung tâm Phục hồi chức năng vật lý trị liệu và tâm lý trị liệu sau nhiễm Covid-19 tại địa chỉ số 145 Lê Văn Thịnh, P.Bình Trưng Đông, TP.Thủ Đức, TP.HCM.

Bệnh viện Chợ Rẫy, địa chỉ: số 201B Nguyễn Chí Thanh, P.12, Q.5, TP.HCM. Tại bệnh viện có “Phòng khám Di chứng Covid-19″, đặt tại Khu Phòng khám chuyên gia của bệnh viện.

Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM): Khoa Hồi sức và Phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau điều trị Covid-19. Địa chỉ: Số 1 Lý Thường Kiệt, phường 7, Tân Bình, TP.HCM.

Bệnh viện đa khoa Nam Sài Gòn có Phòng khám hậu Covid-19 địa chỉ 88 Đường Số 8, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM

Bệnh viện Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP.HCM, hay còn gọi là Bệnh viện 1A. Địa chỉ: 589 Lý Thường Kiệt, P.7, Q.Tân Bình, TP.HCM…

Không tiêm và cấm chồng tiêm vaccine, người vợ nhiễm Covid-19 nguy kịch

Bị vợ cấm không được tiêm vaccine nhưng người chồng đã "lén" đi tiêm và thoát nạn. Còn người vợ sau đó nhiễm Covid-19 diễn tiến nặng, phải nằm điều trị ở phòng hồi sức và chưa biết khi nào xuất viện.

Nói với PV Dân trí qua điện thoại, anh T.V.N. (ngụ Đồng Nai) cho biết, mẹ anh là bà N.T.A.T. (58 t.uổi) vẫn đang nhiễm Covid-19 rất nặng, hiện nằm ở khu vực hồi sức tại một bệnh viện ở TPHCM.

Cấm chồng tiêm vaccine, bản thân nhiễm Covid-19 nguy kịch

Trước đó, bà H. được gia đình phát hiện nhiễm bệnh vì liên tục khó thở. Nữ bệnh nhân có t.iền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2 và chưa tiêm mũi vaccine phòng Covid-19 nào.

Anh N. cho biết, vì ở xa nên không biết đến giờ mẹ vẫn chưa tiêm vaccine. Mãi đến khi hay tin mẹ thành F0, anh N. mới được cha kể mẹ kiên quyết không tiêm chủng dù được phường nhiều lần kêu gọi.

"Mẹ không tiêm và cấm luôn cha tôi tiêm nên ông ấy phải lén đi. Sau đó, cả nhà chỉ có một mình bà ấy nhiễm bệnh" - anh T. nói.

Theo bệnh án, bà T. phát hiện nhiễm Covid-19 khi tự test nhanh dương tính SARS-CoV-2 ngày 9/11. Bệnh nhân nhập viện ngày 2/12 với triệu chứng khó thở, ho đờm nhiều, SpO2 giảm còn 85%, phải thở oxy qua mặt nạ.

Tại bệnh viện, nữ bệnh nhân được điều trị kháng sinh, thuốc kháng virus, corticoid, kháng đông, long đờm và hỗ trợ thêm thuốc dạ dày. Đến 23h 11/12, bệnh nhân diễn tiến nặng hơn, suy hô hấp, phải hỗ trợ thở oxy dòng cao (HFNC), dùng nhiều loại thuốc, bổ sung thêm các vitamin và thử đường huyết mỗi ngày. Ngày 13/12, bà T. được tiên lượng nặng. Các bác sĩ đã báo với người nhà và chuyển bà lên khu vực hồi sức bệnh Covid-19.

Không tiêm và cấm chồng tiêm vaccine, người vợ nhiễm Covid-19 nguy kịch - Hình 1

Bệnh nhân Covid-19 nặng, điều trị tại TPHCM (Ảnh: BVCC).

Theo anh T. từ lúc mẹ anh được đưa vào khu vực hồi sức, gia đình không thể gặp mặt, mọi chăm sóc và điều trị đều phải dựa vào bác sĩ. Gia đình anh hiện đang rất lo lắng và hối hận vì đã không theo sát mẹ.

"Nếu tôi ở gần nhà và biết bà không chịu tiêm thì sẽ thuyết phục, thậm chí ép phải tiêm vì mẹ có bệnh nền. Bây giờ thì bà đã nhiễm bệnh nặng rồi..." - người con chia sẻ.

Vì sao nhiều người TPHCM vẫn chưa tiêm vaccine?

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TPHCM cho biết, dù TPHCM công bố tỉ lệ phủ vaccine rất dày nhưng qua ghi nhận, vẫn còn các trường hợp bị bỏ sót, chưa tiêm mũi nào và nhiễm bệnh.

Các trường hợp này có thể nằm trong nhóm cao t.uổi, đi lại khó khăn, có bệnh nền đang điều trị, hoặc vấn đề tư vấn tiêm chủng không tốt, yêu cầu người có bệnh nền phải vào bệnh viện tiêm tạo nên tâm lý e ngại... Nhóm này nếu nhiễm bệnh thì nguy cơ trở nặng, t.ử v.ong rất cao.

Ngoài ra, một số chuyên gia cho rằng, vẫn còn một bộ phận trong nhóm anti vaccine, hoặc những người mang tâm lý sợ hãi không dám đi chích.

Không tiêm và cấm chồng tiêm vaccine, người vợ nhiễm Covid-19 nguy kịch - Hình 2

TPHCM vẫn còn nhiều người chưa tiêm vaccine mũi nào (Ảnh minh họa: Hoàng Lê).

Chiều 20/12, tại họp báo Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh Văn phòng Sở Y tế cho biết, các ca F0 t.ử v.ong gần đây đa phần là người cao t.uổi (trên 65 t.uổi) có bệnh nền nặng hoặc là người chưa tiêm vaccine.

Bà Mai dẫn chứng thêm, qua phân tích 151 trường hợp t.ử v.ong gần nhất, có 51% là người chưa tiêm vaccine. Riêng 24% trường hợp t.ử v.ong dù đã tiêm đủ 2 mũi, qua khảo sát đều có bệnh nền rất nặng.

TPHCM đang điều trị cho hơn 10.400 bệnh nhân, trong đó có hơn 300 t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi. Tổng số bệnh nhân t.ử v.ong tại TPHCM từ 1/1 đến nay là gần 19.500 người, chiếm 3,9% tổng số ca mắc và cao hơn khá nhiều mức trung bình của cả nước (2%).

Theo Cổng thông tin Covid-19 TPHCM, đến thời điểm hiện tại địa phương đã tiêm 14.947.469 liều vaccine, bao gồm hơn 6.9 triệu mũi 2. Trong chiến dịch "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người", TPHCM phát hiện gần 15.000 người trong nhóm nguy cơ chưa tiêm vaccine.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ăn thịt lợn mỗi ngày, cơ thể bạn sẽ trải qua những thay đổi đáng sợ này
10:18:34 21/09/2024
Loại rau được coi bẩn nhất chợ nhưng cực tốt cho sức khỏe
11:16:14 22/09/2024
Nhìn nếp nhăn ở cổ biết người thường xuyên sử dụng điện thoại
11:36:04 22/09/2024
Những lợi ích tốt cho sức khỏe của việc dậy sớm
09:17:45 21/09/2024
Bảo vệ sức khỏe t.iền liệt tuyến để nâng cao chất lượng sống
10:03:51 21/09/2024
Loại quả xấu mã nhưng ăn ngon, được mệnh danh thần dược
10:10:07 21/09/2024
Mùa mưa lũ cẩn thận với sốt xuất huyết
10:53:18 22/09/2024
Người phụ nữ 44 t.uổi suýt t.ử v.ong khi đi tiêm filler nâng mũi tại cơ sở thẩm mỹ chui
09:46:11 21/09/2024

Tin đang nóng

25 hộ Làng Nủ: dời về nhà tạm cư của Vingroup, vật chất bên trong gây ngỡ ngàng
14:19:31 22/09/2024
Á hậu HongKong 'đam mê' làm bé 3, "con gái" Lương Triều Vỹ, bị tẩy chay?
14:36:16 22/09/2024
Mỗi tháng chị gái đều cho tôi 2 triệu, đến khi anh rể đem áo ngực của chị đặt lên bàn, tôi nghẹn đắng mất ngủ cả đêm
15:41:28 22/09/2024
Thót tim cảnh hai b.é g.ái bị nước cuốn trôi khi đạp xe qua ngầm tràn
17:54:55 22/09/2024
Yuke Songpaisan: Thanh tra Mit lừa tình Baifern, thiếu gia bị ngờ vực giới tính
14:46:13 22/09/2024
Không được chọn ở 'Anh trai vượt ngàn chông gai', Tuấn Hưng phản ứng bất ngờ
15:23:16 22/09/2024
Cám: bị spoil toàn bộ kịch bản khi vừa ra rạp, vốn 1 triệu USD nghi 'mất trắng'?
16:09:25 22/09/2024
Con số may mắn theo 12 con giáp hôm nay 23/9/2024
15:54:19 22/09/2024

Tin mới nhất

Ăn trứng có thể giúp não bạn nhạy bén hơn và ngăn ngừa suy giảm nhận thức

11:13:58 22/09/2024
Kết quả cho thấy nam giới có xu hướng tiêu thụ nhiều trứng hơn phụ nữ, với một số người ăn từ hai đến bốn lần mỗi tuần, trong khi một số khác ăn hơn năm lần.

Cây thuốc quý người Việt ai cũng trồng nhưng lại chỉ để làm cảnh

11:12:03 22/09/2024
Nhờ đó, các vết thương như bỏng, vết cắt, vết loét mau lành hơn, giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo xấu. Bạn có thể hình dung, làn da của bạn sẽ nhanh chóng phục hồi và trở nên mịn màng như trước.

Giảm đột quỵ nhờ uống cà phê, trà theo cách này

10:59:55 22/09/2024
Để đạt được mốc 200-300 mg cà phê mỗi ngày và nhận được các lợi ích nói trên, bạn sẽ phải uống khoảng 3 ly cà phê hoặc 5 tách trà mỗi này.

Đi học trở lại, bệnh chốc lây lan nhanh ở trẻ

10:58:19 22/09/2024
Việc cha mẹ tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian như tắm nước lá, bôi thuốc theo kinh nghiệm truyền miệng cũng có thể làm bệnh nặng hơn, dễ gây ra biến chứng.

Vì sao nên thêm củ dong riềng đỏ vào chế độ ăn của người bị tim mạch?

10:15:40 21/09/2024
Khi các gốc tự do tích tụ, chúng có thể dẫn đến viêm nhiễm và tổn thương động mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.

Những người nào nên hạn chế ăn rau ngót?

09:58:52 21/09/2024
Rau ngót là loại rau quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, rau ngót ngon, giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Hai loại thực phẩm phổ biến này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

09:50:53 21/09/2024
Một nghiên cứu mới chỉ ra rằng, việc tiêu thụ đồ uống có đường và thịt chế biến làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Cần lưu ý gì khi mắc nấm chân mùa lũ?

05:37:39 20/09/2024
Bên cạnh đó, còn bệnh lý viêm da do vi khuẩn chủ yếu trong thời tiết mưa ẩm, da không còn độ đàn hồi tốt như trước nên dễ bị các vi khuẩn ngoài nấm xâm nhập như chốc, nhọt, viêm nang lông gây viêm da do nhiễm khuẩn.

Dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

05:35:15 20/09/2024
Trong khi muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết lại đốt ban ngày, đốt mạnh nhất vào sáng sớm và chập tối. Loại muỗi này thường trú đậu ở các góc tối, xó tối hoặc trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các đồ dùng trong nhà.

Nỗ lực kiểm soát dịch sởi trong tháng 9

05:32:46 20/09/2024
TP.HCM đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ chiến dịch tiêm vắc-xin sởi nhằm sớm kiểm soát dịch bệnh trong tháng 9.

Cảnh báo sốt xuất huyết sau mưa lũ ở Quảng Ninh

05:29:48 20/09/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh cảnh báo, dịch sốt xuất huyết hiện đang bước vào giai đoạn cao điểm hàng năm, thường diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11.

Có thể bạn quan tâm

Lý do Nga tập trung tấn công đ.ánh chiếm thị trấn Pokrovsk ở Đông Ukraine

Thế giới

20:19:32 22/09/2024
Với vị trí địa lý thuận lợi, Pokrovsk nằm gần nhiều tuyến đường bộ và đường sắt giao nhau, cho phép dễ dàng di chuyển quân, lương thực và đạn dược đến các khu vực khác trên t.iền tuyến.

Duy Mạnh "nựng iu" Tuấn Hưng

Sao việt

19:50:00 22/09/2024
Khoảnh khắc của Duy Mạnh và Tuấn Hưng ở liveshow bỗng trở nên viral khắp cõi mạng, nhiều người hài hước bình luận màn tương tác đó không khác gì cặp đôi yêu nhau cả.

Dàn Anh tài ngỡ ngàng trước kết quả thủ lĩnh được khán giả yêu thích nhất

Tv show

19:43:08 22/09/2024
Nhân vật này đã vượt qua Đinh Tiến Đạt, S.T Sơn Thạch, Trương Thế Vinh và giành số điểm cao nhất trong phần bình chọn thủ lĩnh được yêu thích.

Mẹ bỉm ném mạnh bình sữa xuống sàn, ngồi khóc trong tủi thân, ấm ức, chỉ có những người mẹ từng trải qua mới thấu

Netizen

19:40:18 22/09/2024
Những chị em đã, đang và sắp làm mẹ hẳn đã quen với cụm từ trầm cảm sau sinh , nhưng nếu chưa gặp phải thì sẽ không biết nó thực sự đáng sợ tới mức nào.

Kim Woo Bin nói về những ảnh hưởng tích cực của bạn gái

Sao châu á

19:27:53 22/09/2024
Trong cuộc phỏng vấn mới đây về Officer Black Belt - bộ phim hiện đang đứng đầu Netflix toàn cầu, Kim Woo Bin đã bày tỏ sự ngưỡng mộ dành cho bạn gái Shin Min Ah.

Xử lý nghiêm các nhóm thanh niên tụ tập đua xe, nẹt pô trên quốc lộ 51

Pháp luật

19:02:54 22/09/2024
Thời gian qua, ở nhiều địa phương tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xuất hiện các nhóm thanh, thiếu niên tụ tập thành đoàn, tổ chức rú ga, nẹt pô, lạng lách trình diễn , bốc đầu (tiếng lóng: ăn hào, ăn lẩu cá đuối...)

Đi xe máy qua cầu tràn, 2 người bị nước cuốn mất tích

Tin nổi bật

18:43:54 22/09/2024
Đến trưa 22/9, lực lượng chức năng vẫn chưa tìm thấy 2 n.ạn n.hân bị nước cuốn khi đi xe máy qua cầu tràn tại khu vực thuộc bản Áng, xã Đông Sang huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La).

Haaland quá hay, nhưng Arsenal cũng đáng gờm

Sao thể thao

18:38:40 22/09/2024
Cuộc đụng độ khốc liệt giữa quái vật Erling Haaland và hòn đá tảng Gabriel Magalhaẽs, William Saliba hứa hẹn là tâm điểm của trận đấu giữa Arsenal và Manchester City.

Phim của Tuấn Trần có thể lọt top 3 phim ăn khách năm 2024

Hậu trường phim

18:09:09 22/09/2024
Theo số liệu tham khảo của trang Box Office Vietnam, tính đến ngày 21/9, doanh thu của phim Làm giàu với ma là 122 tỷ đồng, bám sát con số 127 tỷ đồng của phim Ma Da.

Tuyệt chiêu làm sushi cuộn dưa chuột ngon, giòn ngọt cho bữa ăn cuối tuần thêm hấp dẫn

Ẩm thực

17:30:51 22/09/2024
Món sushi cuộn dưa chuột không chỉ dễ làm mà còn rất tươi ngon và bổ dưỡng, thích hợp cho cả những bữa tiệc nhỏ hay đơn giản là một bữa ăn nhẹ tại nhà.

3 thứ trong nhà càng nhiều càng nghèo khổ: Đó là gì?

Trắc nghiệm

16:32:35 22/09/2024
Trong phong thủy những đồ vật dưới đây càng giữ lại nhiều trong nhà càng hao tài kém lộc nên tránh.Vì sao nên gõ 3 lần trước khi mở cửa nếu bạn đi vắng nhiều ngày mới về?