Cơ thể bị tàn phá thế nào nếu thiếu ngủ?
Ngủ không đủ giấc gây ra tình trạng béo phì, suy giảm hệ thống miễn dịch và là nguyên nhân của các căn bệnh mãn tính nguy hiểm.
Béo phì
Béo phì là 1 trong những hệ quả từ việc thiếu ngủ. Bởi ngủ không đủ giấc sẽ giảm bớt khả năng sản xuất hormone leptin, nhưng lại tăng sản xuất hormone ghrelin của cơ thể, gây cảm giác thèm ăn. Ngoài ra, thiếu ngủ cũng làm lượng insulin được sản xuất nhiều hơn, dẫn đến việc lưu trữ nhiều chất béo trong cơ thể.
Trong giấc ngủ sâu, đủ, cơ thể con người sẽ tự tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách tạo ra nhiều kháng thể hơn, từ đó cho phép bảo vệ và chống lại vi khuẩn hay các độc tố.
Nhưng với tình trạng thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bạn sẽ yếu đi, dễ bị mắc nhiều bệnh hay nhiễm trùng. Đặc biệt là hệ hô hấp, khi bạn ngủ không đủ giấc, cảm lạnh, cúm hay các vấn đề về phổi sẽ có tỷ lệ “ghé thăm” bạn nhiều hơn.
Thiếu ngủ khiến cơ thể luôn mệt mỏi, não lâm vào tình trạng “kiệt sức”. (Ảnh: Boldsky)
Hệ quả nguy hiểm mà thiếu ngủ mang lại là các tế bào thần kinh không được nghỉ ngơi khiến chức năng của tế bào thần kinh bị suy giảm nghiêm trọng. Đây chính là nguyên nhân gây ra tình trạng phản ứng chậm, thiếu nhanh nhẹn, tâm trạng thay đổi thất thường, mệt mỏi, khó chịu trong người.
Video đang HOT
Dễ bị rối loạn thần kinh
Thiếu ngủ không chỉ gây rối loạn cảm xúc mà còn gây ra các bệnh tâm lý và thần kinh nghiêm trọng. Chúng bao gồm các ảo giác, trầm cảm mãn tính, hoang tưởng và các hành vi mất kiểm soát…
Nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Theo các chuyên gia, thiếu ngủ kéo dài làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh như: huyết áp cao, đột quỵ, tiểu đường…
Ngủ ít khiến bạn bị tăng cảm giác thèm ăn. (Ảnh: Boldsky)
Đời sống “chăn gối” nghèo nàn
Thiếu ngủ khiến tình trạng căng thẳng gia tăng giữa cả nam và nữ. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ham muốn “chăn gối” kém hoặc đời sống “chăn gối” bị xáo trộn.
Hại da
Protein-collagen giúp giữ làn da của chúng ta luôn được mịn màng. Tuy nhiên, thiếu ngủ lại giải phóng quá nhiều cortisol, phá vỡ protein-collagen khiến da bị ảnh hưởng, gây ra tình trạng da khô, có nếp nhăn và xuất hiện những vùng thâm dưới mắt.
Suy giảm trí nhớ
Khi cơ thể bạn không ngủ đủ giấc, hệ thống thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng, căng thẳng và để lại hậu quả cho não bộ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu ngủ sẽ gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở nhiều người, trong nhiều độ tuổi khác nhau.
Rối loạn nhịp sinh học
Cơ thể con người có cơ chế làm việc vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Nhưng việc thiếu ngủ khiến xu hướng “thức đêm, ngủ ngày” xảy ra, gây rối loạn nhịp sinh học, ảnh hưởng xấu tới mọi hoạt động của cơ thể con người.
Theo Boldsky/VTC
Phụ nữ ngoài 40 tuổi muốn khỏe mạnh, không bệnh tật cần làm được những điều này
Chế độ ăn uống không khoa học, căng thẳng khi phải chăm sóc người khác hay ngủ không đủ đều là những điều phụ nữ sau 40 tuổi nên tránh.
Nếu bạn muốn tránh xa các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong đối với phụ nữ sau 40 tuổi chẳng hạn như ung thư, bệnh tim, đột quỵ, bệnh Alzheimer, bệnh đường hô hấp và bệnh tiểu đường, bạn nên giải quyết tận gốc những vấn đề sức khoẻ.
Để làm được điều đó, bạn nên ghi nhớ những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ sau đây.
Chế độ ăn uống không khoa học
Chế độ ăn không khoa học là một nguyên nhân gây bệnh béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, chán ăn, bệnh tim cùng các vấn đề sức khỏe khác. Một số phụ nữ không ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng, chỉ tuân thủ chế độ ăn uống giúp đạt được một mục tiêu nhất định (thường là hạn chế calo hoặc hạn chế chất béo). Trong khi đó, một số khác lại bỏ qua tất cả chế độ ăn uống chuẩn, họ ăn những gì mình thích và điều đó khiến họ tiêu thụ quá nhiều thực phẩm đã chế biến, mỡ động vật và đường. Cả 2 chế độ ăn uống này đều không tốt cho sức khoẻ.
Bạn nên thực hiện một chế độ ăn uống khoẻ mạnh, không bỏ qua những thực phẩm giàu dinh dưỡng mà cũng không ăn nhiều đồ ăn có nhiều calorie. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, nên tuân thủ chế độ dinh dưỡng Địa Trung Hải, tức là chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau quả và cá...
Căng thẳng khi phải chăm sóc người khác
Ở Mỹ, những người thường xuyên phải chăm sóc người khác là những phụ nữ gần 50 tuổi. Đối tượng này phải chăm sóc cả cha mẹ già lẫn con nhỏ, do đó, họ không có thời gian để chăm sóc bản thân, đồng thời dễ bị hội chứng căng thẳng do phải chăm sóc người khác - căn bệnh liên quan đến những vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường, bệnh tim, hàm lượng cholesterol cao, bệnh sa sút trí tuệ... Hơn 70% những người hay phải chăm sóc người khác có những dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Theo báo cáo năm 2012 của Tổ chức American Psychological Foundation, những người hay chăm sóc người khác có nguy cơ hút thuốc để giảm căng thẳng cao gấp đôi người bình thường, đồng thời có nguy cơ uống rượu cao gấp 25 lần so với người bình thường.
Ngủ không đủ
Phụ nữ thường gặp nhiều vấn đề giấc ngủ hơn nam giới, theo Tổ chức National Sleep Foundation (Mỹ). Đồng thời, do những thay đổi trong thời kỳ mãn kinh, phụ nữ cũng là đối tượng bị mất ngủ, bị hội chứng chân không yên nhiều hơn nam giới. Chứng ngưng thở khi ngủ thường xuất hiện ở đàn ông. Tuy nhiên, chứng bệnh này bắt đầu gia tăng đối với những phụ nữ hơn 50 tuổi. Ước tính, cứ 4 phụ nữ 65 tuổi thì có 1 người bị chứng bệnh tác động.
Theo một nghiên cứu năm 2007 của Đại học Warwick (Anh), ngủ không đủ làm tăng gấp đôi nguy cơ tăng huyết áp ở phụ nữ, đồng thời làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Trong khi đó, việc ngủ ít đi không để lại hậu quả nghiêm trọng như vậy đối với nam giới.
Ngọc Anh
Theo Kiến Thức
Sức khỏe của bạn sẽ ra sao nếu chỉ ngủ dưới 6 tiếng/ngày Bạn cần nhớ rằng, sau khi thức giấc trong khoảng từ 14 đến 16 tiếng, cơ thể chúng ta cần đi ngủ để phục hồi lại cơ thể và tâm trí. Vậy nếu bạn chỉ ngủ chưa tới 6 tiếng thì sức khỏe của bạn sẽ ảnh hưởng như thế nào? Bạn cần nhớ rằng, sau khi thức giấc trong khoảng từ 14...