Có nên cho người hoang tưởng uống thuốc ngủ?
Hỏi: Mẹ tôi bị bệnh hoang tưởng. Bà quậy phá rất nhiều và mất ngủ thường xuyên, ngày không ngủ, đêm cũng không.
Gia đình tôi phải cho bà uống thuốc ngủ vào ban đêm (loại thuốc ngủ liều cao mà bác sĩ hay kê đơn cho những bệnh nhân bị mất ngủ vì các chứng bệnh thần kinh: nhẹ dùng ¼ viên còn nặng thì ½ viên thuốc.
Vậy xin hỏi uống thuốc ngủ thường xuyên có tác hại nghiêm trọng gì tới sức khỏe, tâm thần của mẹ tôi không?
(Hoàng Tuyên, Đống Đa, Hà Nội)
Bác sĩ Thân Thái Phong, Phòng chỉ đạo Tuyến, Bệnh viện Tâm Thần TƯ 1 trả lời:
Bạn Hoàng Tuyên thân mến!
“Trước hết khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, kể cả là thuốc bổ, nếu dùng kéo dài hoặc quá liều quy định cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
Video đang HOT
Trong trường hợp của mẹ bạn, gia đình không nêu rõ tên loại thuốc ngủ đang sử dụng. Nếu là thuốc ngủ (ví dụ: diazepam seduxen…) thì không nên uống kéo dài quá 15 ngày để tránh tình trạng bệnh nhân lệ thuộc vào thuốc.
Thuốc ngủ chỉ dùng để giúp người bệnh đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn. Còn khi điều trị các rối loạn tâm thần thì thuốc ngủ được dùng như thuốc bổ trợ giúp người bệnh an dịu, trấn tĩnh… chứ không phải là thuốc điều trị chính đối với các rối loạn tâm thần…(như gia đình nói là bà bị bệnh hoang tưởng).
Cẩn trọng với thuốc ngủ
Tóm lại, không nên sử dụng thuốc ngủ kéo dài. Ngoài tâm lý lệ thuốc (kể cả khi dùng liều nhỏ), thói quen này cũng không tốt cho cơ thể vì các thuốc an thần thường được đào thải và chuyển hóa qua gan, thận… trước hết sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận.
Nếu bệnh nhân phải điều trị bệnh kéo dài, không có thời gian nghỉ thuốc thì cần dùng thêm các thuốc bổ trợ cho chức năng gan, thận…
Theo Thu Nguyên (Kiên thức)
Ghen là một bệnh lý
Nhiều bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng ghen tuông phải vào viện điều trị. (Ảnh minh họa)
Vụ cháu V.V.T. (2 tuổi) ở Quảng Ngãi bị người phụ nữ hàng xóm rạch mặt vì giống chồng chị này cho thấy khi người ta ghen quá có thể dẫn đến hành vi bất thường, thậm chí rất tàn nhẫn.
TS Bùi Quang Huy, chủ nhiệm khoa tâm thần Bệnh viện 103, khẳng định đây là những biểu hiện của chứng bệnh hoang tưởng ghen tuông, gặp khá nhiều trong đời sống nhưng người mắc bệnh không nghĩ đó là bệnh.
Dưới con mắt các bác sĩ, ghen quá cũng là một loại bệnh lý.
Ghen quá là bệnh
TS Huy cho biết khoa tâm thần Bệnh viện 103 mới đây đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân có biểu hiện ghen ghê gớm. Dù chưa có bằng chứng chồng ngoại tình nhưng vợ đã thuê thám tử theo dõi chồng nhiều ngày liên tục. Không nhìn thấy tình địch, cũng không tìm được biểu hiện gì chứng minh chồng ngoại tình, nhưng vợ vẫn thuê người bắt nhốt chồng để tra tấn và... bắt khai nhận. "Đây là biểu hiện của chứng hoang tưởng ghen tuông. Gia đình đã phải cưỡng ép người vợ vào bệnh viện điều trị"- TS Bùi Quang Huy nói.
Theo TS Huy, ai cũng có thể ghen, nhưng chỉ coi ghen là bệnh khi xuất hiện tình trạng ghen tuông vô lý cố định trên bệnh nhân, bệnh nhân có suy nghĩ sai lầm và suy nghĩ chi phối hành vi. Như trường hợp người phụ nữ rạch mặt cháu V.V.T., ông Huy cho đó là biểu hiện bệnh lý rất rõ khi suy nghĩ sai lầm tưởng cháu T. là con chồng mình, khiến chị này thường xuyên rạch mặt cháu bé, gây hậu quả nghiêm trọng lên sức khỏe và tinh thần cháu bé.
TS Trịnh Hòa Bình (Viện Xã hội học) phân tích thêm: ghen tuông dẫn đến những xử sự quá thể có thể xuất phát từ những tính toán nhỏ nhen, từ sự vị kỷ và từ đó nghĩ ra tất cả những thứ cay độc để trút vào một ai đó nhằm nhắc người ta chú ý đến mình, thật ra cũng là một kiểu bệnh lý. Tuy nhiên, theo TS Huy, mặc dù là bệnh nhưng người bị bệnh ghen không mất năng lực hành vi, và vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật bởi những hậu quả do họ gây ra.
Nên đến bệnh viện
Phân tích góc độ tâm lý ở trường hợp người phụ nữ rạch mặt cháu bé, nhà tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng người phụ nữ này trước đó có thể đã có sự mâu thuẫn, cự cãi với chồng vì cho rằng chồng trăng hoa. Chị càng có thêm niềm tin vào sự không chung thủy của chồng khi cảm thấy bé T. có nét giống chồng. Ban đầu có thể chị không tin nhưng càng nghe nhiều lời bàn tán, cộng với sự nghi ngờ về tính trăng hoa của chồng khiến chị bỗng dưng tin rằng đứa trẻ hàng xóm là con riêng của chồng. Tất cả những điều đó khiến chị bị sang chấn về mặt tâm lý đột ngột, từ đó dẫn đến hành vi bản năng không thể kiểm soát là rạch mặt cháu bé.
"Bốn lần rạch mặt cháu bé, người phụ nữ đó thật sự muốn triệt tiêu đối tượng mà chị ta cho là nguồn gốc của mâu thuẫn, mầm họa đe dọa hạnh phúc gia đình mình. Đồng thời với việc thỏa mãn nỗi ức chế, người phụ nữ này còn xem hành vi đe dọa (rạch mặt) cháu bé như là một cách để bảo vệ hạnh phúc gia đình mình. Tất nhiên, kết quả hoàn toàn ngược lại với mục đích ban đầu"- ông Chất chia sẻ.
Ông Chất cũng nói ghen tuông là gia vị cần thiết để duy trì hạnh phúc vợ chồng, cho ít quá thì nhạt nhẽo, cho quá tay thì đắng chát. Do vậy, ghen cũng cần phải có nghệ thuật và đòi hỏi từ hai phía vợ chồng không chỉ có sự hiểu biết, tri thức ứng xử mà còn phải biết tôn trọng chính bản thân mình để làm sao có được cuộc sống gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
Theo TS Bùi Quang Huy, nên cho những người quá ghen đến bệnh viện để thăm khám điều trị, đặc biệt là hành vi nghiêm trọng như ở người phụ nữ rạch mặt cháu T.. TS Huy cho biết điều trị hoang tưởng ghen tuông không khó nhưng thời gian điều trị dài (thậm chí có thể kéo dài hàng năm, sau khi ở bệnh viện phải điều trị củng cố tại nhà).
Ông Trịnh Hòa Bình cũng nói ghen tuông vô lý gây hậu quả nghiêm trọng sẽ giảm đi nếu mỗi người chúng ta có ý thức tôn trọng cá nhân hơn, cao thượng hơn, biết kiềm chế những hành vi xấu.
Theo LAN ANH - QUỲNH LIÊN (Tuôi trẻ)
Lo lắng vì dịch âm đạo bất thường Đôi khi âm đạo của em tiêt ra dịch đặc như sáp hoặc váng sữa chua, màu trắng, có mùi hôi. Bác sĩ cho em hỏi có phải em bị viêm âm đạo hay không? Vậy có cách nào điêu trị tình trạng dịch âm đạo bất thường của em môt cách nhanh nhât hay không? Em xin cảm ơn! (T. Linh) BS....