Có một cuộc sống âm thầm lặng lẽ!
Cuộc đời của những thầy cô ấy cũng sôi động với hỉ nộ ái ố và cả sự thăng trầm. Nhưng trên hết, họ vẫn hết sức yêu nghề, bám nghề
Cách đây vài tháng, khuya rồi, Facebook của tôi có tin nhắn: “Thầy ơi, thầy hay làm từ thiện, trường em nắng quá, thầy xin cho trường em cái dù được không”. Tôi rất không thích cái từ “từ thiện”, nó vẫn là cái gì đấy vẻ như ban ơn.
Một tiết học của trường tiểu học trên vùng biên giới tỉnh Gia Lai
Yêu nghề và học trò
Tôi thì chỉ hay đi xin rồi cho một số nơi khó khăn, như cái trại điên của vợ chồng Phước Hạt mà tôi từng viết trên Báo Người Lao Động , rồi cái mái ấm hàng trăm trẻ mồ côi ở huyện Chư Sê, dăm bảy trường học ở vùng sâu vùng xa, thì hoàn toàn không phải là từ thiện. Nghĩ thế chứ tôi vẫn nhắn lại, em là ai, sao lại gọi tôi là thầy, trường em ở đâu?
Thì ra cô này là giáo viên dạy nhạc ở một trường cách TP Pleiku (tỉnh Gia Lai) nơi tôi ở khoảng 50 km. Có thời gian tôi là giáo viên thỉnh giảng cho một trường văn hóa nghệ thuật, học sinh thì đông, thời gian thì lâu, làm sao nhớ?
Thế rồi tôi cũng đi xin cho trường cô này được cái dù lớn, trị giá 25 triệu đồng, một ít sách, đồ dùng học tập, quần áo. Một anh bạn nghe lời tôi, huy động được gần cả trăm triệu đồng nữa cho trường sắm bàn ghế mới, sửa phòng học. Cô này đi dạy cách trường 27 km, một ngày đi – về vừa đủ 54 km.
Rồi từ cô này kéo theo một cô khác, cũng là giáo viên nhưng… hiệu phó.
Cô hiệu phó này, tên Hương, nhà cũng đang ở thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai với cô Hoa – cô giáo mà tôi kể trên, nhưng dạy xa hơn gần chục cây số nữa về phía biên giới. Từ nhà vào trường Cù Chính Lan nơi cô Hương làm việc, ở xã Ia Chía, là 33 km, cả đi và về gần 70 km mỗi ngày. Cả hai cô này đều yêu nghề và học trò. Có yêu thì mới ngoài việc ngày nào cũng trên xe máy gần trăm cây số đi dạy như thế, lại còn lùng sục tìm kiếm, quan hệ và thông qua các mối quan hệ để xin từ sách vở tới đồ dùng học tập, từ bảng tới bàn ghế, từ quần áo tới xe đạp cho học trò và cho trường. Hỏi có nguyện vọng chuyển về trường gần nhà không, các cô đều bảo thế thì còn gì bằng nhưng biết làm sao được nếu ai cũng muốn chuyển. Thực ra thì tôi biết, cái vụ chuyển trường trong ngành giáo dục này nó cũng có nhiều chuyện khó nói lắm.
Nhìn một vòng, thấy muốn khóc
Tôi bỏ ra một ngày lên trường ấy.
Video đang HOT
Lâu lắm mới lội lại những con đường bazan đất đỏ thứ thiệt, bởi nói gì thì nói, giờ đường bê-tông, đường nhựa đã tới tận làng. Vả nữa, lâu nay tôi thường đi vào mùa khô, giờ đang giữa mùa mưa.
Tất cả các phòng học, phòng làm việc của trường đều phải để dép giày ở ngoài hè, thậm chí dưới sân, dù trước đấy tôi rất ghét việc phải bỏ giày dép ở ngoài khi bước vào nhà riêng, huống gì lại là công sở, trường học. Nhưng tới đây mới thấy mình là kẻ lạc hậu. Không thế, đất đỏ nó ngập tới cửa sổ.
Có dãy nhà lưu trú cho giáo viên nhưng đa phần chiều là về nhà. Trưa tất nhiên là ở lại. Xã biên giới chả có quán xá gì. Dân nghèo, giáo viên thì vất vả, tới khẩu trang cũng phải bỏ tiền mua trang bị cho học sinh để chúng tới lớp. Các thứ khác, nếu cần thì cũng toàn giáo viên đóng tiền hoặc đi xin. Như cô Hoa mới khoe: “Em xin được 3 thùng sơn quét lại lớp rồi”.
Là thư viện trong trường học nhưng những chỗ này không hề thấy sách
Có rất nhiều khu vực gắn với cái thư viện, như cầu thang thư viện, thư viện lớp, nhưng toàn trống không, kể cả cái phòng thư viện chính. Nếu muốn có thì giáo viên phải bỏ tiền mua. Lại nhớ ở trường của cô Hoa, tôi từng chụp cái ảnh thông báo treo ở cửa phòng thư viện danh sách ủng hộ tiền mua sách cho thư viện, đa phần là giáo viên, ai ít năm chục, nhiều thì hai trăm ngàn đồng.
Ở đây có phòng tin học, máy tính mới nhất là đời 1992. Thầy hiệu trưởng bảo nếu biết các anh lên, em cho bật máy từ hôm qua, may ra giờ nó khởi động xong. Trường đang muốn dạy tiếng Anh cho học sinh nhưng chưa biết như thế nào? Nếu có thể, các anh giúp cho trường dăm cái máy tính thì tốt quá, quán nét thải ra cũng tốt.
Đi quanh trường nhìn một vòng thì thấy muốn khóc. Cứ thế này rồi thì sao mà dạy, mà học? Nghe nói trường sắp được xây một khu đa năng, mấy thầy cô giáo bảo thôi khỏi cần khu ấy, cho chúng em thêm lớp, thêm bàn ghế. Giờ chi đoàn trường đi xin bàn ghế cũ về kỳ cạch sửa lại cho các em học.
Các thầy cô cố giữ tôi ở lại ăn trưa, hết sức nhiệt tình nhưng tôi cương quyết: Nếu có quán, ra đấy, tôi mời. Còn giờ tự nấu thì tha cho tôi nhé, tôi về. Nguyên tắc của tôi là đi tặng quà, dẫu một cuốn sách hay cả xe tải quần áo giày dép thì cũng không bao giờ lên sân khấu có phông trang trí chào mừng, tay trao quà nhưng mắt nhìn ống kính, rồi ăn uống các loại.
Tôi cũng quen một ông hiệu trưởng (ông này cương quyết không cho nhắc tên), vài năm nữa thì về hưu, bám trụ ở mấy xã biên giới từ ngày ra trường. Và vì thế nhà cũng không ở thành phố, không ở thị trấn mà ở một xã cũng khá xa và sâu, cách trường vài chục cây số, đi về hằng ngày. Có thể nói cả đời dạy học, ông này chỉ dịch chuyển loanh quanh mấy xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Gia Lai, nên nếu có danh hiệu hay huy hiệu gì đấy của tỉnh thì theo tôi, nên trao trước cho những thầy như ông này, và những cô Hương, cô Hoa cùng nhiều thầy cô lặng lẽ khác nữa.
Mà huyện Ia Grai thì những trường như tôi vừa kể không phải là cá biệt.
Một tiết lên lớp của giáo viên vùng biên giới Gia Lai
Đi mới thấy thương
Sẵn đà, hôm sau tôi đi tuyến Chư Sê, Phú Thiện là về phía Đông Nam của tỉnh Gia Lai.
Cái Trường Tiểu học Nguyễn Công Trứ đóng trên xã H’Bông (huyện Chư Sê) giờ phóng ôtô hoặc xe máy một lèo là tới, chỉ cách thị trấn huyện tầm 20 km. Đa phần giáo viên trường này có nhà ở tại thị trấn, hằng ngày phóng xe đi dạy, đều hồ hởi nói giờ được thế là quá tốt rồi ạ, xưa đi khổ lắm. Cô hiệu phó từ một trường khác chuyển về, bảo giờ về đây như về thiên đường, bởi cái trường cũ, mỗi lần đi về là một cực hình. Hè là dịp để đại tu xe nhưng chỉ vài tháng là lại xộc xệ, nặng nhất là xích và lốp. Đường cực xấu và gập ghềnh.
Nhưng cái xã H’bông này lại rất thiếu nước bởi nó nguyên là một mỏ đá, chỉ đào xuống khoảng 2 gang tay là gặp đá nên đa phần trồng cây ngắn hạn chứ không có cây lớn. Xưa từng có rừng khộp nhưng giờ đã hết, dẫu rừng khộp như ai cũng biết là rừng nghèo, một ít cây dầu loe ngoe còn lại là cỏ tranh. Học sinh rất nghèo, nên vừa rồi triển khai học online thì các thầy cô lại phải đi giao bài. Tức là in cái bài online ấy ra giấy, phóng xe tới từng nhà học sinh, giảng cho các em, xong rồi hẹn ngày thu bài, quay lại thu bài này giao bài mới. Hỏi học thế có chất lượng không, cười cười bảo thì để các cháu nó khỏi quên chữ.
Trẻ em vùng biên giới Gia Lai tập đánh vần
Xuống huyện Ia Pa, vào trường dân tộc nội trú ở ngay thị trấn. Đây là huyện mới tách ra từ huyện Ayun Pa. Huyện Ayun Pa từng là một tỉnh, rồi là huyện lớn, sau tách ra thành 2 huyện để Ayun Pa lên thị xã, nên gọi là thị trấn huyện chứ vẫn rất lơ thơ người và nhà. Cô hiệu trưởng nhà ở TP Pleiku nhưng giờ thành dân Ia Pa vì đã kịp lấy chồng ở đây. Thôi yên tâm phục vụ huyện nhé, tôi động viên. Cô có nhã ý mời tôi đi uống nước, hỏi uống ở đâu, bảo cách đây 5 km. Tức là xưa có một xã tương đối phát triển, người Kinh vùng Hà Nam Ninh cũ vào kinh tế mới, có quán xá, đông dân, là trung tâm của vùng này, nhưng khi tách huyện người ta chọn một nơi lạc hậu nhất để làm thị trấn, chắc để kéo vùng ấy lên, vì thế khách đến huyện công tác, nếu cần ăn hoặc ở lại đa phần là chạy ra thị xã Ayun Pa hoặc tới cái xã phát triển kia.
Tất nhiên là tôi từ chối, cho không hết, san sẻ không hết, ai lại ăn uống của các em? Thì lần này cũng xuống tặng trường sách do tôi xin của 2 bạn từ TP HCM và Hà Nội, của tôi một ít nữa, mua cho các cháu mấy quả bóng nữa, cho các cháu đá giờ ra chơi.
Đi mới thấy thương, mới thấy những gì mình đã trải qua ở cuộc đời này chả nghĩa lý gì? Phía sau cuộc sống đang ầm ào chảy kia là một cuộc sống nữa, âm thầm lặng lẽ. Và cuộc đời của những thầy cô ấy, hàng chục ngàn thầy cô chứ không ít, cũng sôi động với tất cả những hỉ nộ ái ố, với cả những thăng trầm. Nhưng trên hết, họ vẫn hết sức yêu nghề, bám nghề, dù khi nói chuyện, có những điều khiến tôi quặn lại, lúc rưng rưng, khi phẫn nộ, và không thể đưa lên mặt báo. Là các thầy cô ấy dặn thế, để họ yên ổn dạy học, và để môi trường giáo dục nó vẫn mãi cứ cao sang.
Bây giờ từ thị trấn Ia Kha lên biên giới đã có đường nhựa khá ngon, chứ không như tầm hơn chục năm trước, lên đấy là cả cực hình. Đường đèo dốc hết sức nguy hiểm, mùa khô bụi ngập bánh xe, mùa mưa nhão nhoẹt cũng lút bánh. Các thầy cô giáo ở đây, người cũ thì hơn hai chục năm, mới cũng hơn chục năm.
Chăm lo giáo dục cho con em đồng bào dân tộc thiểu số Hà Tĩnh
Thực hiện chủ trương của ảng, chính sách của Nhà nước, tỉnh Hà Tĩnh đã tăng cường các chế độ chính sách, đầu tư phát triển nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các vùng biên giới.
Trong đó, các địa phương của tỉnh đã dành sự quan tâm, chăm lo giáo dục cho trẻ em, góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Trường THCS-THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh luôn chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện ý thức tự giác của học sinh.
Chưa bao giờ người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, huyện Hương Khê lại hăng hái đưa con em đến trường như năm học này, bởi bà con hiểu rằng, chỉ có con đường học tập mới giúp thoát nghèo bền vững, làm chủ cuộc đời. Niềm hứng khởi của người Chứt như được nhân lên khi lần đầu bản làng có học sinh trúng tuyển vào đại học, đó là em Hồ Thị Sương, học sinh Trường THCS - THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh. Em trúng tuyển vào Khoa Sư phạm, Trường đại học Hà Tĩnh.
Trung tá Dương Thanh Tịnh, Tổ trưởng tổ công tác bản Rào Tre - ồn Biên phòng Bản Giàng (Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh) cho biết, em Hồ Thị Sương là chị cả trong gia đình có bốn chị em. Ngay từ nhỏ, bốn chị em Sương đã phải chịu cảnh thiệt thòi khi thiếu vắng tình cảm của người cha. Một mình mẹ em gồng gánh, làm thuê quanh năm để nuôi các con ăn học. Do hoàn cảnh khó khăn, trường học lại ở xa nhà cho nên một tháng Sương mới về thăm nhà một lần.
"Dù sống xa gia đình, nhưng chúng em luôn nhận được sự quan tâm của các thầy, cô giáo ở trường. Từng bữa ăn, giấc ngủ, chúng em đều được các thầy, cô chăm lo, động viên chân tình như người thân trong nhà", em Sương tâm sự. Chia sẻ niềm vui cùng gia đình em Hồ Thị Sương và đồng bào dân tộc Chứt, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh đã quyết định hỗ trợ 1,5 triệu đồng/tháng trong bốn năm để đồng hành cùng ước mơ trở thành cô giáo của nữ sinh đầu tiên ở bản Rào Tre.
Trao đổi với chúng tôi, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh ặng Thái Mân cho biết, ngoài em Hồ Thị Sương, năm học này, trường có 17 em đỗ đại học, trong đó có nhiều em đạt điểm rất cao như các em Vi ức Mạnh, Lê Ngọc Tính đều là người dân tộc Lào đạt số điểm lần lượt là 28,75 và 27,75, cùng trúng tuyển vào Học viện Biên phòng; em Dương ình Pháp, người dân tộc Mán, đỗ Học viện Cảnh sát với số điểm xét tuyển 26,94... ây cũng là năm học nhà trường có số học sinh trúng tuyển vào đại học nhiều nhất trong 25 năm qua. Có được kết quả này là nhờ sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, ngành giáo dục đối với sự học của con em đồng bào ở Hà Tĩnh.
Hiện nay, nhà trường dạy học, nuôi dưỡng 243 học sinh của hai cấp học. Nhận diện được những khó khăn trong quá trình dạy học, đội ngũ giáo viên nhà trường đã chủ động đổi mới phương pháp dạy học, luôn quan tâm, khơi gợi bản sắc văn hóa các dân tộc để các em học sinh rèn luyện, chủ động hòa nhập với môi trường mới và nỗ lực vươn lên, khẳng định bản thân.
Cô giáo Phan Thúy Hằng, Trường THCS - THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh cho biết thêm: "Nhờ chú trọng rèn luyện kỹ năng sống thông qua các câu lạc bộ, diễn đàn quảng bá bản sắc văn hóa của các dân tộc, chúng tôi đã khuyến khích các em rèn luyện kỹ năng sống, khơi gợi niềm say mê học tập của các em, từ đó hướng dẫn cách học và định hướng nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở trường của từng học sinh".
Theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và ào tạo tỉnh Hà Tĩnh Nguyễn Quốc Anh, những năm qua, chất lượng giáo dục đối với học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến tích cực mang tính đột phá. ặc biệt, công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên đạt những kết quả tốt.
Trong 5 năm triển khai thực hiện, tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số sáu tuổi vào lớp 1 luôn đạt 100%, trong đó có hơn 97% số trẻ em đi học đúng tuổi, 100% số trẻ em nữ dân tộc thiểu số trong độ tuổi đến trường và không có học sinh thuộc cấp tiểu học, THCS bỏ học giữa chừng. Chất lượng giáo dục đối với các em ngày càng được nâng lên, góp phần duy trì bền vững, phổ cập giáo dục đạt mức độ ba và xóa mù chữ đạt mức độ hai.
Bí thư Huyện ủy Hương Khê Lê Ngọc Huấn khẳng định, cùng với việc quan tâm, tạo sinh kế bền vững cho các hộ gia đình dân tộc thiểu số, cấp ủy, chính quyền địa phương coi nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học đóng chân ở những địa bàn khó khăn là giải pháp quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, tạo nguồn lực lâu bền cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thực hiện có hiệu quả mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân ■
Giáo viên bế học sinh vượt suối đến trường Cầu hỏng do mưa lũ, giáo viên Trường Tiểu học xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei, Kon Tum) phân công nhau túc trực, hỗ trợ học sinh vượt suối đến trường. Mố cầu bị nước lũ cuốn trôi, giáo viên túc trực để bế trò vượt suối đến trường. Thầy Phạm Anh Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Mường Hoong (huyện...