Có hay không việc bệnh trĩ sẽ phát triển thành ung thư?
Hiện nay, có nhiều người băn khoăn về vấn đề liệu bệnh trĩ có thể phát triển thành ung thư không? Phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng (Bệnh viện Việt Đức) sẽ nói rõ hơn về vấn đề này.
Phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng khám cho bệnh nhân. (Ảnh: PV/Vietnam )
Bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến ở vùng hậu môn. Có đến hơn một nửa dân số mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30.
Tuy đây là căn bệnh thường gặp nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu hết về bệnh lý này.
Phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng – Tầng sinh môn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) cho biết nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ hiện nay chưa được xác định rõ. Tuy vậy, các nguy cơ chính gây ra bệnh lý này thường bắt đầu ở những người sau tuổi 30 (với người bị táo bón mãn tính hoặc tiêu chảy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai).
Video đang HOT
Yếu tố di truyền cũng là một nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra, đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn… cũng là những nguy cơ tiềm tàng.
Với băn khoăn của nhiều người về vấn đề liệu bệnh trĩ có thể phát triển thành ung thư không, phó giáo sư Nguyễn Xuân Hùng khẳng định bệnh này không phát triển thành ung thư.
“Không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với người bệnh ung thư đại trực tràng và 1 số bệnh đường tiêu hoá khác. Vì vậy khi xuất hiện dấu hiện này người bệnh cần được khám ở phòng khám bởi những bác sỹ chuyên khoa sâu về hậu môn đại trực tràng. Bên cạnh đó, bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát ung thư đại trực tràng,” phó giáo sư Hùng chỉ rõ.
Những dấu hiệu có thể khiến người bệnh bị trĩ gồm: Chảy máu khi đại tiện, xuất hiện các khối thòi ra ngoài khi đại tiện, ngứa vùng hậu môn, đau, xuất hiện những khối cứng nhỏ ở rìa hậu môn.
Bệnh trĩ không được điều trị lâu ngày sẽ làm cho toàn thân thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực, tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ…
Mặc dù đây là các bệnh lý chiếm tỷ lệ cao nhưng người dân vẫn có thói quen ngần ngại đi khám, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Bác sỹ Hùng cho biết, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ hiệu quả và ít đau, tùy thuộc vào giai đoạn bệnh. Nếu bệnh nhẹ có thể chữa khỏi chỉ bằng cách điều chỉnh chế độ ăn nhiều chất xơ như rau, củ, quả và uống nhiều nước (2-3 lít/ ngày), loại bỏ các yếu tố gây tăng áp lực trong trực tràng (không rặn mạnh, không ngồi toilet lâu…).
Bên cạnh đó, người bệnh dùng những thuốc gây co mạch, giảm nề, giảm đau như daflon, Ginkofort, proctolog…, ngồi ngâm hậu môn vào chậu nước ấm khoảng 10 phút có thể giảm đau, sưng nề và giảm hiện tượng thòi búi trĩ ra ngoài./.
Ngày 23/11, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tổ chức Chương trình khám và tư vấn miễn phí các bệnh lý về đại trực tràng – tầng sinh môn cùng với các chuyên gia hàng đầu.
Tham gia với chương trình, người dân sẽ được khám, tư vấn, tầm soát các bệnh lý phổ biến như trĩ, nứt kẽ hậu môn, áp xe – rò hậu môn…
Địa điểm: Phòng khám số 03, Tầng 2, nhà C4, Khu Khám bệnh theo yêu cầu Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Để được khám và tư vấn miễn phí, người dân có thể đăng ký trực tiếp qua tổng đài 19001902.
Theo vietnamplus
Hàng triệu người Việt bị trĩ: Bệnh có chuyển thành ung thư?
Theo các bác sỹ, bệnh trĩ là một trong những bệnh phổ biến ở vùng hậu môn. Có đến hơn một nửa dân số mắc bệnh trĩ, thường bắt đầu sau tuổi 30. Tuy đây là căn bệnh thường gặp nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu hết về bệnh lý này.
PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Đại trực tràng - Tầng sinh môn, BV Hữu nghị Việt Đức, nguyên nhân chính xác gây nên bệnh trĩ hiện nay chưa được xác định rõ. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh lý này thường gặp là: Bắt đầu ở những người sau tuổi 30, người bị táo bón mạn tính hoặc tiêu chảy, phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Yếu tố di truyền cũng là một nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ. Ngoài ra đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, chức năng đường ruột kém, thường xuyên phải dùng thuốc nhuận tràng, thụt hậu môn là những nguy cơ khiến người bệnh mắc bệnh trĩ.
"Nếu bạn thấy xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn có thể đang bị trĩ: Chảy máu khi đại tiện, xuất hiện các khối thòi ra ngoài khi đại tiện, ngứa vùng hậu môn, đau, xuất hiện những khối cứng nhỏ ở rìa hậu môn. Bệnh trĩ không được điều trị lâu ngày sẽ làm cho toàn thân thiếu máu mạn tính, sút cân, giảm thể lực.. tắc mạch, chảy máu, hoại tử trĩ..."- PGS. Hùng cảnh báo.
Trả lời câu hỏi nhiều người băn khoăn chưa có lời giải đáp bệnh trĩ có thể phát triển thành ung thư không?, PGS.TS Nguyễn Xuân Hùng đưa ra câu trả lời là Không!. Không có mối liên quan nào giữa bệnh trĩ và ung thư. Tuy nhiên những triệu chứng của bệnh trĩ, đặc biệt là đại tiện máu là dấu hiệu giống với người bệnh ung thư đại trực tràng và một số bệnh đường tiêu hoá khác.
Vì vậy khi xuất hiện dấu hiện này người bệnh cần được khám ở phòng khám bởi những bác sĩ chuyên khoa sâu về hậu môn đại trực tràng. Bên cạnh đó, những bệnh nhân từ 50 tuổi trở lên nên được tầm soát ung thư đại trực tràng.
Theo tienphong.vn
Ăn mồng tơi mỗi ngày: Ngừa ung thư lại chữa yếu sinh lý triệt để Mồng tơi là loại rau phổ biến, được dùng để chế biến trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng tuyệt vời của loại rau này đối với sức khỏe. Rau mồng tơi có tên khoa học là Basella rubra Lin. Cả Đông y và Tây y đều khẳng định loại rau này có tác dụng nhuận...