Cô giáo viết hơn 1.200 lá thư tay tặng học sinh vùng lũ
Cô Mã Thị Tới, giáo viên môn địa lý ở Trường THPT Trương Định (Hà Nội), sẵn sàng từ chối cơ hội dự thi giáo viên giỏi cấp thành phố để đem tình yêu đến cho học sinh Quảng Trị.
Cô Tới nhận được rất nhiều tình cảm từ học trò Quảng Trị – ẢNH: NVCC
Cơn bão số 11 đi qua, hơn 2.000 học sinh ở vùng lũ không thể quay lại trường học, con số đó tăng lên sau bão số 13 và đó là lý do để cô Tới thấy mình cần phải làm gì đó cho các em. Ngoài ra, số lượng sách vở, bút viết cũng chỉ có giới hạn nên câu hỏi: “Mình mang được thêm gì cho các con?”, thôi thúc cô Tới viết những lá thư tay.
“Tình yêu là không giới hạn, cảm xúc là ngôn ngữ không biên giới, những lá thư sẽ là động lực để các con tự tin và vững vàng hơn, cũng là cách để tôi nói ra được nỗi lòng và bày tỏ sự trân quý của tôi dành cho các con”, cô Tới chia sẻ.
1.248 lá thư viết tay là sự chuẩn bị từ đầu tháng 10 đến tận ngày 17.11, mỗi lá thư là nỗi lòng của cô giáo vùng xuôi gửi học sinh vùng lũ. Cô cho biết khó khăn lớn nhất khi viết là không thể làm chủ cảm xúc của mình. “Tôi luôn tự nhủ phải mang đến cho các con nhiều nhất sự động viên, truyền tải cho các con tinh thần tích cực và năng lượng dồi dào. Nhiều lá thư nhòe đi vì quá thương các con!”, cô nói.
Để giáo dục cho học sinh của mình, cô Tới kêu gọi các em cùng tham gia. Cô muốn học sinh phải biết lan tỏa lối sống đẹp và trao tặng những gì mình có. “Đừng chờ khi giàu có mới cho đi, cũng đừng nghĩ sẽ nhận được gì sau đó. Các em có nhiều thứ, nhất là tấm lòng, quan trọng là cách mình cho và bản thân các em hạnh phúc với việc mình làm”, cô Tới chia sẻ.
15 tiếng di chuyển từ Hà Nội đến Quảng Trị, cô mang theo 8.000 quyển sách, 2.500 cây bút bi, 7.500 quyển vở, đặc biệt là 1.248 lá thư viết tay cho học sinh ở đây. Sáng 18.11 khi vừa đặt chân đến điểm trường đầu tiên, cô thấy hạnh phúc và may mắn khi học sinh vẫn đến trường đầy đủ sau bão.
Video đang HOT
“Nhìn các con chăm chú đọc từng dòng thư, tranh nhau để được đọc cho thầy cô nghe, tò mò lá thư của bạn kế bên, rồi các con khóc vì đây là lần đầu tiên nhận được món quà như vậy. Thầy cô ai cũng rưng rưng, chính tôi cũng không kìm được nước mắt”, cô Tới tâm sự.
Cô cho rằng bản thân không nghĩ vài dòng an ủi của mình lại có giá trị về mặt tinh thần cho thầy trò nhiều đến vậy, nhìn cảnh học sinh gói ghém từng lá thư và cho vào túi áo khiến cô tự nhủ phải tiếp tục hành trình hạnh phúc này đến cùng.
5 năm làm công việc thiện nguyện, cô cùng các thành viên trong CLB Hành trình kết nối yêu thương tổ chức nhiều chương trình khác nhau như: Áo ấm cho em, Tết ấm biên cương…
“Đó là một hành trình dài, trên hành trình này tôi nhận được sự đồng hành từ gia đình, đồng nghiệp và học sinh. Người thầy không chỉ dạy các em bài học trong sách vở mà còn phải là tấm gương để các em noi theo. Tôi thấy hạnh phúc khi chính học sinh của mình sẵn sàng “gieo hạt” cùng mình”, cô Tới chia sẻ.
Lớp học "dã chiến" của thầy trò vùng lũ
Nếu trời nắng ráo liên tục khoảng 2 ngày, HS bậc THCS của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka (xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) sẽ di chuyển về học tại điểm trường THCS.
HS khối lớp 7 của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka học tạm tại hội trường của UBND xã.
Trời mưa, khối lớp 7 phải sang học nhờ ở hội trường của UBND xã. Các khối lớp còn lại chuyển sang học ở điểm trường của bậc tiểu học.
Vừa dạy - học vừa trông thời tiết
Sau những đợt mưa bão liên tục, ngọn đồi phía sau của điểm trường THCS thuộc Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka sạt lở đã vùi lấp một phòng học tạm, kho gạo và thư viện. Trong khi chưa khắc phục được, nhà trường đã tính đến phương án học... "dã chiến".
Thầy Phạm Duy Biên - Hiệu trưởng nhà trường nói vui: May là thời tiết tuần này nắng ráo nên HS nhà trường không phải vừa học vừa sơ tán. An toàn thì cũng chưa hẳn nhưng nếu nắng ráo liên tục sẽ không có nhiều nguy cơ sạt lở. Hơn nữa, HS đã nghỉ học 3 tuần rồi, nếu không tổ chức dạy học, dạy bù sẽ không kịp tiến độ chương trình.
Những ngày mưa lớn, để bảo đảm an toàn cho HS, khối lớp 7 phải học nhờ ở hội trường UBND xã, các khối lớp còn lại mượn phòng học của điểm trường tiểu học. Ngọn đồi đã sạt lở trước đó vẫn tiềm ẩn nguy cơ nếu mưa lớn hoặc mưa dài ngày. Do vậy, hôm nào HS lớp 7 về bên trường để học môn Tin học ở phòng máy sẽ có lớp khác sang học ở hội trường UBND xã nếu trời mưa.
Gọi là phương án học "dã chiến" vì hội trường của UBND xã được ngăn đôi bằng tấm bạt thành 2 phòng học cho HS khối lớp 7. "Nói không ảnh hưởng đến chất lượng dạy - học thì không đúng. Tấm bạt làm vách ngăn chia không gian lớp học thôi chứ giáo viên lớp này giảng bài, HS lớp bên kia nghe được hết. Rồi UBND xã vừa là trụ sở làm việc, cũng là nơi tập trung để các tổ chức, đoàn từ thiện trao quà cứu trợ cho bà con nên rất ồn. Thế nên, chúng tôi chỉ mong thời tiết cứ nắng ráo kéo dài như thế này để chuyển HS về học tại điểm trường THCS. Phòng ốc bảo đảm, bàn ghế phù hợp với HS" - thầy Biên chia sẻ.
Quả đồi phía sau dãy nhà bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka có nguy cơ sạt lở nên HS phải sang ở nhờ tại nhà bán trú của điểm trường tiểu học.
HS bán trú ở nhờ nhà văn hóa xã
Hơn nửa tháng nay, HS bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Long Môn (huyện Minh Long, Quảng Ngãi) phải ở tạm tại nhà văn hóa xã Long Môn. Nhà trường có 144 HS ở lại buổi trưa và gần 40 HS ở lại trường đến cuối tuần mới về nhà. Các em ăn ở, sinh hoạt tại nhà văn hóa xã cách trường học khoảng 1km. Nguyên nhân sau cơn bão số 9, khu nhà bán trú của nhà trường bị tốc mái hoàn toàn, hệ thống điện, nước hư hỏng, gần như không thể tận dụng được gì.
Thầy Trương Quốc Đạt - quyền Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Long Môn cho biết: Kinh phí dự trù để sửa chữa dãy nhà bán trú của HS đến cả trăm triệu đồng, nằm ngoài khả năng của nhà trường. Để HS ở, sinh hoạt và học tập tại nhà văn hóa của xã rất bất tiện cho các em. Nhà trường phải tăng cường GV quản lý HS bán trú để phụ huynh yên tâm.
Số HS THCS bán trú của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) cũng phải sang ở nhờ khu bán trú của điểm trường tiểu học. "Sạt lở đã vùi lấp giếng khoan của trường cũng như hệ thống nước tự chảy. Nước sinh hoạt không có. Hơn nữa, chúng tôi không dám để HS ở lại điểm trường này vì đêm hôm sạt lở rất nguy hiểm.
Chính vì vậy, số HS này được chuyển về ở tại nhà ăn của HS tiểu học. Khu vực ăn của HS hiện phải bố trí tại hành lang khu nội trú" - thầy Biên thông tin đồng thời cho hay: Những HS nào phụ huynh có thể đưa đón hằng ngày, nhà trường vận động để HS không ở lại bán trú trong thời gian này. Một số phụ huynh, dù nhà trường không vận động, nhưng nhận thấy điều kiện ăn ở sinh hoạt của con không bảo đảm, đã cam kết với nhà trường đưa đón con khi khu bán trú chưa khắc phục xong.
Ông Nguyễn Thanh Tùng - Trưởng phòng GD&ĐT Bắc Trà My (Quảng Nam) cho biết: Với điểm trường THCS của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka, ngành GD và chính quyền địa phương đã đưa vào kế hoạch di dời. UBND xã đang tìm địa điểm, kinh phí xây dựng do sở GD&ĐT hỗ trợ. Điểm trường THCS nằm trong vùng sạt lở nhưng những năm trước đây do chưa tìm được mặt bằng và kinh phí xây dựng nên vẫn cố gắng duy trì.
Theo ông Tùng, 2 phương án được đề xuất đối với điểm trường THCS của Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Trà Ka: Có thể sẽ chuyển hết HS về điểm trường tiểu học rồi xây thêm phòng học vì hiện tại đã có sẵn khu nội trú HS. Hoặc có thể sẽ xây mới điểm trường THCS tại địa điểm của trường mẫu giáo bây giờ và di chuyển trường mẫu giáo sang một vị trí mới. Lúc đó, điểm trường THCS hiện tại sẽ sử dụng để tổ chức các hoạt động ngoại khóa hoặc giải phóng mặt bằng để làm khu thể dục thể thao.
Chuyển sang ở tại nhà văn hóa của xã, em và các bạn gặp nhiều bất tiện trong học tập và sinh hoạt. Không gian tự học gần như không có. Khu nhà vệ sinh không thể như ở khu bán trú của trường. Những ngày trời mưa, sau giờ học, HS phải đi bộ từ trường về chỗ ở cách đó 1km rất vất vả. Chúng em mong được các cấp hỗ trợ kinh phí để sớm sửa chữa lại khu nhà bán trú. - Em Đinh Văn Hồng, HS lớp 8, Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học và THCS Long Môn
Nghĩa tình gửi đến Trà Leng Sau một thời gian ngắn phát động, ngày 25/11, đã có hơn 200 bức thư, hơn 3.000 tập vở của 371 em học sinh và 24 cán bộ giáo viên trường THCS Phù Cừ, huyện Phù cừ, tỉnh Hưng Yên được gửi đến thầy và trò trườngTHCS bán trú Trà Leng. Học sinh Trường THCS Phù Cừ trong lễ phát động ủng hộ...