Cô giáo trẻ Hà Tĩnh sáng tạo trong giáo dục địa phương
Cô giáo Nguyễn Thị Duyên, Trường THPT Nguyễn Du, huyện Nghi Xuân ( Hà Tĩnh) đã có những sáng kiến trong dạy học để giúp học sinh tiếp cận với cách học mới, phù hợp với với xu thế hiện đại.
Cô Duyên trong những lần nhận giái thưởng.
Truyền đi năng lượng
Cô Duyên vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh công nhận là Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh nhờ thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước.
Chia sẻ với Báo GD&TĐ, cô Duyên cho biết: “Đối với học sinh THPT việc giáo dục toàn diện còn có ý nghĩa là chuẩn bị hành trang cho công việc và cuộc sống. Qua đó, để học sinh dễ dàng tiếp cận và hoà nhập với môi trường mới dù học sinh có lựa chọn tiếp tục hoặc kết thúc chương trình học tập sau 12 năm đèn sách”.
Cô Duyên trong một giờ lên lớp.
Với định hướng đó, bản thân cô Duyên đã luôn học hỏi để nâng cao và hoàn thiện mọi mặt từ chuyên môn nghiệp vụ đến rèn luyện phẩm chất, phát triển các năng lực, kĩ năng…
Việc nâng cao kiến thức cùng kết hợp với phương pháp sư phạm phù hợp sẽ phát hiện và khơi dậy ở học sinh những tiềm năng, những khát vọng và mơ ước, truyền động lực, khơi gợi hứng thú và đam mê.
“Chỉ khi học sinh có hứng thú, đam mê thật sự trong việc tiếp cận tri thức thì việc học mới có hiệu quả. Khi học sinh có động lực và mục tiêu học tập rõ ràng, có niềm tin và quyết tâm cùng với định hướng của thầy cô về phương pháp học tập phù hợp và được trang bị đầy đủ các kĩ năng thực hiện nhiệm vụ học tập chắc chắn học sinh sẽ thành công và hạnh phúc với việc học tập và nghiên cứu khoa học”, cô Duyên cho hay.
Phải biến “lí thuyết” thành thực tiễn, ngay từ đầu năm học, cô và học sinh trong lớp đặt mục tiêu chung: Phải luôn rèn luyện thể chất, học ngoại ngữ, tăng cường ứng dụng CNTT trong học tập và nghiên cứu khoa học, phát triển các kĩ năng sống để hoàn thiện bản thân.
Ngoài giờ học, cô Duyên đã xây dựng nhiều tiết học ngoại khóa Book reviews “7days7books”; Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh theo định kì một tháng một chủ đề; tổ chức thực hiện song song các dự án dạy học và giáo dục…
Các dự án dạy học này có tính thực tiễn, gắn với địa phương nhằm kết hợp giáo dục địa phương giúp các em học sinh hiểu biết về miền quê mình sinh sống, thêm yêu mến và tự hào về quê hương.
Cô Duyên trong một lần nhận khen thưởng của lãnh đạo nhà trường.
Nhận lấy “quả ngọt”
Đồng thời huy động những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề của địa phương đồng thời qua việc thực hiện các nhiệm vụ học tập học sinh được hoàn thiện và phát triển nhiều phẩm chất, kĩ năng quan trọng như giao tiếp hợp tác, kĩ năng thuyết trình, tự quản bản thân… phẩm chất tự tin, hòa đồng, lắng nghe, chia sẻ…
“Để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống mình nhận thấy phải hội tụ đầy đủ các yếu tố: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số vượt khó (AQ), chỉ số sáng tạo (CQ). Tất cả những chỉ số này là kết quả của quá trình rèn luyện và tích luỹ thông qua các hoạt động thực tiễn suốt đời, trong đó không thể bỏ qua khoảng thời gian vàng đó là thời học trung học. Vì vậy mình luôn cố gắng tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục cho học sinh của mình để phát triển và hoàn thiện dần những năng lực ấy”, cô Duyên bộc bạch.
Với những cố gắng và nỗ lực của mình trong suốt 14 năm dạy học, cô Duyên đã gặt hái nhiều thành công và được đơn vị, ngành Giáo dục công nhận.
Năm 2021, cô Duyên vinh dự được nhận Giấy khen của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào Tạo Hà Tĩnh đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2020-2021; Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Tỉnh đã có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước từ năm học 2018-2019 đến 2010-2021.
"Đại sứ văn hóa đọc" Hà Tĩnh: Sách giúp chúng em làm chủ kiến thức
Đó là nhận định chung của em Đặng Việt Hà - lớp 11A9 và Hoàng Thị Hồng Thương - lớp 12D, Trường THPT Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) - 2 học sinh cùng đạt đạt giải nhất toàn quốc cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" năm 2020.
Video: Đặng Việt Hà chia sẻ cuốn sách "Cuộc sống không giới hạn" của Nick Vuijcic
Điều ấn tượng khi trò chuyện với 2 em Đặng Việt Hà và Hoàng Thị Hồng Thương là sự trưởng thành trong suy nghĩ, chín chắn trong cách nói chuyện và nhất là sự làm chủ kiến thức sâu rộng của các em ở nhiều lĩnh vực.
Có được điều đó là bởi các em đã biết tích lũy và "tưới tắm" tâm hồn mình bằng kiến thức và tư tưởng nhân văn từ những cuốn sách đã đọc.
Em Đặng Việt Hà (bên trái) và em Hoàng Thị Hồng Thương
Sách giúp mở rộng chân trời tri thức
Đặng Việt Hà - lớp 11A9, Trường THPT Nguyễn Du (Nghi Xuân) chia sẻ: "Em không nhớ mình đã đọc bao nhiêu cuốn sách nhưng với mỗi cuốn đều mang đến cho em một nguồn tri thức mới mẻ. Em thường có thói quen ghi nhớ vào sổ những đoạn văn, những câu nói hay trong sách, có khi là tóm tắt nội dung của cuốn sách.
Việc đó giúp em dễ xác định được nội dung cuốn sách nào đó mỗi khi cần nhớ lại. Mặt khác, đó cũng là cách để lấy dẫn chứng một cách dễ dàng khi cần lập luận cho một bài văn hay một cuộc thuyết trình...".
"Sách giúp em mở rộng chân trời tri thức"- em Đặng Việt Hà
Theo Việt Hà, nhờ người mẹ là một giáo viên tiểu học, em được định hướng và khơi gợi niềm yêu sách, đọc sách từ lúc mới bắt đầu học chữ. Chính nhờ sự dẫn dắt của mẹ và thầy cô ở nhà trường đã giúp Việt Hà ngày thêm ham đọc.
"Khi còn nhỏ, em đọc sách chủ yếu theo chỉ dẫn cụ thể của mẹ và thầy cô, lớn lên em có định hướng riêng việc đọc cho bản thân mình. Ngoài những cuốn sách phục vụ cho việc học ở trên lớp, em còn tìm đọc những cuốn sách về kỹ năng sống, sách về tâm lý, tiểu thuyết kinh điển...
Bên cạnh việc làm giàu kiến thức, kỹ năng cho mình, em muốn giới thiệu, chia sẻ để lan tỏa những giá trị những cuốn sách đó đến mọi người".
Em Đặng Việt Hà (đứng giữa) nhận giải nhất Cuộc thi "Tìm hiểu về Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều". Ảnh: Ngọc - Nhất
Tại Cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" năm 2020, với sự am hiểu một cách sâu sắc cuốn sách "Khi hơi thở hoá thinh không" của tác giả Paul Kalanithi, bài thi dài 51 trang đánh máy với gần 14.000 chữ của Đặng Việt Hà đã giành giải nhất toàn quốc.
Tháng 10/2020, Đặng Việt Hà cũng đã giành thêm giải nhất tỉnh trong Cuộc thi "Tìm hiểu về Đại thi hào Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều".
"Với em sách luôn tuyệt vời khi mở ra những chân trời tri thức rộng lớn. Hơn thế, sách giúp ta sống nhân văn, có lý tưởng nhìn về tương lai" - Việt Hà chia sẻ.
Sách là người bạn xoa dịu tâm hồn
"Em là con út trong một gia đình nông dân có 3 anh chị em. Việc tiếp xúc với sách từ nhỏ rất hạn chế, thầy cô là những người đầu tiên truyền cảm hứng đọc sách cho em. Với em, sách không chỉ cung cấp tri thức mà sách còn là người bạn xoa dịu những mất mát của tâm hồn" - Hoàng Thị Hồng Thương (lớp 12D, Trường THPT Nguyễn Du) chia sẻ.
"Sách là người bạn xoa dịu tâm hồn" - Hoàng Thị Hồng Thương, lớp 12D, Trường THPT Nguyễn Du
Trong chung kết toàn quốc Cuộc thi "Đại sứ văn hóa đọc" năm 2020, Hoàng Thị Hồng Thương đã giành giải nhất và 1 giải chuyên đề cho nội dung "Chia sẻ câu chuyện hay nhất".
Giải chuyên đề là câu chuyện cảm động dài 28 trang, Hồng Thương chia sẻ về kỷ niệm, nỗi đau mất người bạn thân. Cô bạn đã chết do bệnh hiểm nghèo vào sinh nhật năm 15 tuổi. Chính biến cố đó khiến Hồng Thương trầm cảm và có ý nghĩ tiêu cực. Cuốn sách "Nếu chỉ còn một ngày để sống" của tác giả Nicola Yoon đã an ủi, xoa dịu tâm hồn và giúp em vượt qua khó khăn.
Việt Hà và Hồng Thương trao đổi với nhóm bạn về sách trong giờ đọc sách ngoại khóa ở thư viện
Em Hoàng Thị Hồng Thương chia sẻ: "Chúng em thật sự biết ơn các thầy cô đã luôn động viên, "tiếp lửa" niềm yêu thích đọc sách cho học trò. Nhờ đó, không chỉ tích lũy được kiến thức phong phú, chúng em cũng bản lĩnh hơn trong cuộc sống.
Em mong nhiều bạn trẻ quan tâm và dành thời gian đọc sách nhiều hơn nữa. Bởi, sách không chỉ giúp chúng ta phát triển bản thân mà còn giúp chúng ta nhận thức, định hướng tương lai cho mình".
Hồng Thương và Việt Hà thứ 3 và 4 (từ trái sang) tại lễ trao giải "Đại sứ văn hóa đọc" toàn quốc năm 2020. Ảnh: Nguyễn Thúy
Tình yêu sách và ham đọc, ham học không chỉ giúp Đặng Việt Hà và Hoàng Thị Hồng Thương giành những giải thưởng quý giá mà còn giúp 2 em đạt kết quả tốt trong học tập. Cả 2 đều liên tục nhiều năm liền đạt học sinh giỏi toàn diện của trường và là cán bộ lớp được bạn bè nể phục.
Nhận thức tầm quan trọng của sách, trong nhiều năm qua, trường đã có định hướng về việc đọc sách đối với học sinh ngay từ khi vào lớp 10.
Không chỉ khuyến khích chung, chúng tôi còn yêu cầu học sinh đọc sách như một nhiệm vụ học tập đặc biệt, nhất là học sinh khối xã hội. Từ năm học 2019 - 2020, Trường THPT Nguyễn Du đã tổ chức chương trình chia sẻ mỗi tuần một cuốn sách. Nhờ vậy, nhiều học sinh đã ham đọc, ham học và giành được những kết quả đáng khen ngợi như 2 em Đặng Việt Hà và Hoàng Thị Hồng Thương
Thầy Phan Thế Toàn - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du
Đưa nội dung giáo dục địa phương vào trường học Từ nhiều năm nay, chương trình giáo dục địa phương luôn được các trường học trên địa bàn tỉnh quan tâm thực hiện. Qua đó, góp phần trang bị cho học sinh những kiến thức bổ ích; đồng thời, khơi dậy cho các em niềm hứng thú học tập và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Chương trình giáo dục địa phương...