Cô giáo hơn 10 năm mở lòng cho trẻ chuyên biệt
Khi cô Hương đang giảng bài, một học sinh chạy lên bục giảng thơm má cô; một học sinh khác thì để dành quả táo mẹ mua để đem đến trường tặng cô.
Nghề giáo đem lại cho cô Huỳnh Thị Thúy Hương ( giáo viên lớp 1, Trường Hy Vọng quận 6, TP.HCM) nhiều niềm vui đơn giản. Cô Hương là một trong số 50 nhà giáo đạt giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 24 mới đây.
Trẻ “nở hoa, mở l ò ng” khi đến với cô
“Thấy tôi đi vào từ cổng trường, đặc biệt là những ngày mặc áo dài, cả lớp ùa ra thi nhau sờ vào tà áo và chào “cô Hương xinh đẹp”. Gặp gỡ và học cùng các em, mỗi năm tôi lại thêm yêu nghề” – cô Hương kể lại.
Lớp của cô gồm những bé chậm phát triển, khó học, khuyết tật trí tuệ, bệnh down, rối loạn hành vi 6-18 tuổi. Với mỗi trường hợp, cô Hương chỉ can thiệp 3-4 tháng bởi cô dễ dàng nhận ra vấn đề, khó khăn của trẻ.
Đối với những bé rối loạn hành vi, cô cho rằng phải nắm bắt và ngăn chặn kịp thời hành vi đó trước khi bùng phát thì bé sẽ dừng lại. Sau nhiều lần ngăn chặn rối loạn hành vi, trẻ sẽ hình thành phản xạ có điều kiện và giảm dần sự bùng phát.
Cô Hương đư a học trò đ i tiêm vaccine ngừa COVID-19. Ảnh: NVCC
Phải “trên cơ” và “thắng” bé
Nhiều bé thường vì quá được nuông chiều nên dẫn tới rối loạn hành vi. Người lớn phải nghiêm khắc và biết bé cần gì. Những trường hợp này, mình phải “trên cơ” và “thắng” bé.
Cô HUỲNH THỊ THÚY HƯƠNG, giáo viên lớp 1, Trường Hy Vọng quận 6
Cô Hương nói: “Với tôi, tất cả đứa trẻ sinh ra đều bình thường như nhau, vì một số yếu tố ngoại cảnh mà thu mình lại. Sau khi được thấu hiểu, đáp ứng được nhu cầu của trẻ thì trẻ sẽ thay đổi, phát triển tốt và “nở hoa, mở lòng” hơn”.
Có cậu học trò tên Trung Nguyên, mỗi lần giáo viên hoặc bạn bè nhắc đến tên thì em sẽ đập phá đồ đạc, đá vỡ chậu hoa của trường. Lần đầu tiên vào lớp cô Hương, em cũng làm vỡ nhiều đồ đạc và đá hết bàn ghế. Mỗi lần như vậy, cô đều cầm tay và giữ bé trong vài tiếng đồng hồ hoặc cả buổi sáng, bé mới bình tĩnh lại.
Video đang HOT
Một bé khác tên Hiếu, mỗi lần rối loạn hành vi thường dùng tay vỗ đầu hoặc đập đầu vào tường, tự cắn vào tay, la hét, khóc thét. Cô Hương cũng giữ tay và ôm bé để bé qua cơn rối loạn. Những lúc đó, các bạn học khác sẽ tới vỗ đầu, massage, lấy khăn lạnh lau mặt cho bạn. Sau một năm học cùng cô, cả hai bé đều ngoan và hiểu chuyện hơn.
“Với nhiều bé, rối loạn hành vi là do muốn gây sự chú ý hoặc để kích thích một trạng thái nào của bản thân. Nếu giải quyết được vấn đề đó, để bé cảm nhận được sự quan tâm thì bé sẽ trở lại trạng thái bình thường” – cô Hương nói.
Biến mình thành đứa trẻ để hiểu học trò hơn
Thời gian đầu làm quen với trẻ chuyên biệt, cô Hương thường đau đầu vì trẻ không phát triển khi học với mình. Sau đó, cô học phương pháp tâm vận động - xem bản thân như một đứa trẻ, đặt mình vào trạng thái trẻ em từ lúc mới sinh ra đến khi lớn lên để hiểu nhu cầu, tâm lý của trẻ.
Trong thời gian học, cô tự trải nghiệm những trò chơi của trẻ, từ đó biết trẻ cần gì, thích những trò chơi gì, sợ những cảm giác gì và gặp vấn đề gì khi chơi.
Cô có nhiều sáng kiến dạy trẻ chuyên biệt được Sở GD&ĐT công nhận. Một trong số đó là kể chuyện bằng hình ảnh để giáo dục kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xã hội, hỗ trợ hành vi. Với nhiều kỹ năng, cô còn tự làm và chụp ảnh từng bước nhỏ để trẻ học theo.
Cô cũng nghĩ ra những câu chuyện chứa đựng bài học để dạy kỹ năng sống cho các bé, sử dụng ảnh minh họa là hình que hoặc sticker dành cho trẻ chuyên biệt. Ví dụ, để dạy các bé chào hỏi, cô sẽ kể câu chuyện về bạn A đến nhà bạn B, gặp ông bà liền khoanh tay chào: “Cháu chào ông, bà ạ”. Sau đó, cô nêu ra câu hỏi và bài học rồi cho các bé đóng vai để thực hành.
Cô Hương giãi bày: “Với trẻ chuyên biệt, nhiều kỹ năng đơn giản nhưng các bé học cả tháng chưa xong. Biết các bé thích và nhạy bén với hình ảnh nên tôi minh họa luôn. Nhờ đó, các con nhớ dễ và lâu hơn. Về nhà, phụ huynh cho biết con đã tự mang tất, gấp áo quần, nhiều bé còn giúp đỡ các bạn khác và giúp cô quét dọn, vệ sinh lớp”.
Nhận xét về cô Hương, thầy Phạm Hoàng Nam Huân (Phó Hiệu trưởng Trường Hy Vọng quận 6) bày tỏ: “Cô Hương là tổ trưởng chuyên môn Tổ khuyết tật trí tuệ của trường, phụ trách mảng tâm vận động. Trong giảng dạy, cô rất năng nổ, nhiệt tình và chủ động, có tinh thần tự học và luôn giúp đỡ nhiều giáo viên khác.
Có những trường hợp cần được trị liệu tâm vận động, trường sẽ giao cho cô Hương để cô hỗ trợ. Sau khi học với cô Hương, các bé đều có sự chuyển biến tích cực, cải thiện về hành vi bất thường, khả năng tập trung cao hơn, học tập hiệu quả và hòa nhập với mọi người hơn”.
Vinh danh 15 nhà giáo ưu tú và 50 nhà giáo đạt giải thưởng
Võ Trường Toản
Sáng 29-11, Sở GD&ĐT TP.HCM phối hợp với báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 15 và trao giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 24 năm 2021.
Tại buổi lễ, sở đã trao giải cho 15 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và 50 nhà giáo đạt giải thưởng Võ Trường Toản. Trong 50 nhà giáo đạt giải thưởng Võ Trường Toản, có 17 cán bộ quản lý và 33 giáo viên.
Họ là các thầy cô đã có những cống hiến xuất sắc trong công tác đào tạo, góp phần làm nên những thành tích đáng tự hào của ngành giáo dục TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung.
Phát biểu tại buổi trao giải, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô giáo, cán bộ công tác trong ngành giáo dục và mong thầy cô luôn vững vàng trong sự nghiệp trồng người vẻ vang.
“Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, tạo động lực then chốt cho sự phát triển. Vì vậy, tạo điều kiện để đội ngũ thầy cô giáo an tâm công tác, có cơ hội thuận lợi nhất để phát triển, học tập, bồi dưỡng, nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quyết định không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn là tương lai của TP, của dân tộc” – ông Đức nhấn mạnh.
'Thầy giáo công nhân' 59 tuổi trở thành tiến sĩ đạt giải thưởng Võ Trường Toản
Thầy Trần Tiến Đức sẽ về hưu vào tháng 12-2021 sau 35 năm gắn bó với các lớp học ban đêm. Giải thưởng Võ Trường Toản đến với thầy như một món quà vừa kịp lúc.
Tại buổi lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 15 và giải thưởng Võ Trường Toản lần thứ 24 năm 2021, thầy giáo Trần Tiến Đức (Giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX quận 11) đã chia sẻ về hành trình từ chàng công nhân đến Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ thuật.
Trước khi gắn bó với nghề giáo, thầy Đức từng là học viên trường Trung học Kỹ thuật công nghiệp TP.HCM. Thời điểm đó, thầy Đức làm việc như một công nhân trong cả 3 ca sáng chiều tối. Thầy nhớ trong lớp có một người công nhân rất giỏi, sửa thiết bị rất hay, ai cũng gọi là thầy. Từ đó, thầy đã ước mơ trở thành giáo viên.
Thầy Trần Tiến Đức (Giáo viên Trung tâm GDNN - GDTX quận 11) chia sẻ về sự nghiệp 35 năm trồng người. Ảnh: KHÁNH CHI
Có động lực mạnh mẽ, chàng công nhân quyết tâm ôn tập và thi đậu trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM. Sau khi tốt nghiệp, thầy về dạy tại huyện Củ Chi trong ba năm và chuyển về dạy Toán tại trường Bổ túc Văn hóa quận 11 (nay là Trung tâm GDNN - GDTX quận 11).
Quen với cách làm sáng chiều tối, thầy tiếp tục đăng ký làm việc tại nhà máy vào ca ban ngày, ban đêm đi dạy. Trong qua trình đó, thầy cũng tốt nghiệp cử nhân khoa học Toán, Kỹ sư cơ khí chế tạo máy Trường ĐH Bách khoa và cử nhân chuyên ngành Toán ĐH Sư phạm TP.HCM.
Thầy Đức nhớ lại: "Học Toán khó, có môn phải thi lại 3 lần mới đậu nhưng tôi không nản lòng. Cho đến khi học Tiến sĩ, tôi vẫn dạy Toán vào các buổi tối từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, ban ngày đi làm đến sáng Thứ Bảy và tranh thủ những ngày cuối tuần để học".
Có lần, một HS bày tỏ không thể tiếp tục học vì công việc bán hàng rong cực khổ. Thầy Đức liền kể về thời gian đạp xe bán bánh tráng giúp mẹ nhưng vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình để làm động lực cho HS. Từ đó, HS này bắt đầu tích cực học tập hơn. Sau 35 truyền thụ kiến thức, nhiều học trò của thầy trở thành sinh viên của các trường top đầu như Đại học Bách khoa, Đại học Kinh tế...
Hiện tại, khi đang giảng dạy trực tuyến, thầy Đức cho biết không hề gặp khó khăn khi tiếp cận công nghệ dù tuổi đã cao. "Chỉ khó ở chỗ không nhìn được tất cả các em. Còn việc làm quen với các ứng dụng thì rất dễ vì tôi là dân kỹ thuật. Chỉ cần được hướng dẫn qua là tôi hiểu ngay, tôi còn thấy nó đơn giản hơn việc lập trình gia công trong kỹ thuật" - thầy cười.
Nhận được giải thưởng Võ Trường Toản ngay một ngày trước khi về hưu, thầy vui mừng vì: "Đó là món quà tới vừa kịp lúc kết thúc 35 năm đi dạy và hoàn thành học vị cuối cùng - Tiến sĩ Lý luận và Phương pháp dạy học Kỹ thuật".
Tại buổi lễ, Sở GD&ĐT TP.HCM đã trao giải cho 15 nhà giáo được phong tặng danh hiêu Nhà giáo ưu tú và 50 nhà giáo đạt giải thưởng Giải thưởng Võ Trường Toản.
Niềm vui của giáo viên nhận giải thưởng Võ Trường Toản. Ảnh: KHÁNH CHI
15 nhà giáo được phong tặng danh hiêu Nhà giáo ưu tú và 50 nhà giáo đạt giải thưởng Giải thưởng Võ Trường Toản. Ảnh: KHÁNH CHI
Đầu tư cho giáo viên là yếu tố quyết định tương lai dân tộc
Phát biểu tại buổi trao giải, ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến quý thầy cô giáo, cán bộ công tác trong ngành giáo dục và mong thầy cô luôn vững vàng trong sự nghiệp trồng người vẻ vang.
"Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, tạo động lực then chốt cho sự phát triển. Vì vậy, tạo điều kiện để đội ngũ thầy cô giáo an tâm công tác, có cơ hội thuận lợi nhất để phát triển, học tập, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn nghiệp vụ là yếu tố quyết định không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn là tương lai của thành phố, của dân tộc" - ông Đức nhấn mạnh.
Ông Dương Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại buổi trao giải. Ảnh: KHÁNH CHI
Thầy Thịnh 'kiên trì' và 'kho báu' gần 1.000 lá thư của học sinh gửi Trong 7 năm dạy Vật lý ở trường cấp 3 Nguyễn Du, quận 10, thầy Thịnh đã nhận khoảng 750 lá thư học sinh viết tặng vào cuối học kỳ 1, coi như "báu vật" khi đi dạy. Ngày 29/11, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ trao danh hiệu cho 14 nhà giáo của thành phố đạt danh hiệu Nhà giáo ưu tú...