Cô gái liệt nửa người thành HLV yoga
Bị liệt nửa mặt trái, méo miệng, mất cảm giác nửa người, Xuân từng nghĩ cuộc đời ‘thôi thế là hết’ ở tuổi đôi mươi.
Thức dậy từ 5 giờ, Vi Thị Thanh Xuân, 30 tuổi, cặm cụi chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả gia đình. Xong xuôi, cô ra ban công nhỏ phía trước nhà tập yoga. Hít thở sâu, Xuân vươn người vặn mình rồi ngả lưng, hai tay chống xuống đất, tạo tư thế hình vòm để căng giãn toàn bộ cơ thể. Với Xuân, đây là khoảng thời gian yên bình và dễ chịu nhất trong ngày.
“Không ai nghĩ tôi từng bị liệt, nửa cơ thể trái mất toàn bộ cảm giác. 10 năm qua, nhiều lúc tưởng tôi nghĩ cuộc đời tưởng như đã dừng lại ở đó”, giọng cô chùng xuống.
Nhớ lại buổi tối năm 2011, Xuân về nhà, ăn tối, tắm giặt rồi đi ngủ. Khi tỉnh dậy, cô phát hiện bị liệt nửa mặt trái, mắt trái không chớp được, nước mắt chảy vô thức.
“Thậm chí, tay trái cấu nhéo không biết đau, nửa người bên trái như liệt, toàn thân yếu đuối”, Xuân kể.
Khi đó, bố cô đang mắc bệnh hiểm nghèo, mẹ đi làm phụ hồ, cô phải tự trang trải viện phí. Thỉnh thoảng, Xuân vay mượn bạn bè mỗi lần vài trăm nghìn để đi bấm huyệt, châm cứu. Điều trị hơn một năm, cơn đau giảm nhưng chưa lấy lại được cảm giác.
“Nhiều lúc tôi muốn thả trôi mình, nhất là khi kim đâm vào các huyệt, cảm giác tê tái tận xương, buốt tận não nhưng chỉ biết cắn răng chịu đựng”, Xuân nói.
Đầu năm 2013, cô bắt đầu tập ăn cơm không phải ngửa cổ, uống nước không làm ướt áo, tay tập nâng vật nhẹ nhàng và dần cảm nhận được cảm giác. Thỉnh thoảng, Xuân bị đau nửa đầu, vai gáy phải cạo gió, “sống dặt dẹo” vì phải dùng thuốc thường xuyên.
Tình cờ một lần, Xuân được bạn rủ đi đến phòng tập yoga. Ban đầu, cô không bắt nhịp được vì cơ thể cứng như gỗ, tay yếu, hơi thở không đều, trong khi học viên khác có thể uốn dẻo, gập mình. Về nhà, Xuân chủ động tìm bài tập đơn giản để học. Thỉnh thoảng, cô tìm bức ảnh đẹp trên mạng dõi theo để lấy động lực. Khi cơ thể quen hơn, cô đi tập đều hơn vào giờ trưa. Càng tập càng đam mê, cô muốn mình làm được tư thế đẹp và khó. Ước mơ trở thành huấn luyện viên yoga nhen nhóm từ lúc này.
Vi Thị Thanh Xuân, 30 tuổi đang là huấn luyện viên yoga tại Hà Nội. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Video đang HOT
Quyết là làm. Xuân nộp đơn xin nghỉ việc để theo đuổi con đường thành huấn luyện viên chuyên nghiệp. Xuân cho biết, cơ địa cô bị cứng, đã từng tai biến và không cân đối giữa thân trên và dưới. Bị đau vai gáy nên không thể tập nặng, cô mày mò soạn giáo án dành cho bản thân, yếu đâu tập đấy, không học qua mạng hay theo những người tập lâu năm.
Những ngày đầu, cô chọn động tác đơn giản để cơ thể làm quen. Yoga nhẹ nhàng mà tác động sâu khiến toàn thân cô mỏi, nhất là phần tay và đùi. Tiếp đó, cô được hướng dẫn cách thở, “hít vào phình bụng ra, thở ra xẹp bụng”, để tập không bị mệt, thở dốc khi lộn người.
Xuân chia nhỏ thời gian tập mỗi ngày, mỗi lần tập từng phần, rồi kết hợp lại. Mất một tuần đầu bắt nhịp, từ đó đêm nào Xuân cũng ăn ngon, ngủ sâu giấc, người không bị căng cứng.
Năm 2018, Xuân bắt đầu mở lớp dạy yoga. Lớp học đa dạng từ người già đến người trẻ, chung đam mê với bộ môn này.
Từ ngày đứng lớp, thời gian cô chủ yếu dành cho học viên. Để tập luyện, Xuân tập buổi sáng sớm hoặc cùng tập với học viên để cơ thể duy trì và đảm bảo sức khỏe.
Theo Xuân, yoga tuy phổ biến nhưng nhiều người còn quan niệm sai lầm, nghĩ nó chỉ hợp với nữ, không hợp người cá tính mạnh hoặc chỉ có vài động tác nhàm chán. Nhưng, thế giới yoga rộng lớn, để chinh phục có khi phải tập cả đời.
Ngoài ra, ai cũng có thể thực hành yoga. Từ những người có vấn đề về xương khớp, mất ngủ, người nóng tính cần thư giãn để giải toả áp lực, thậm chí người bình thường tập yoga để có thêm niềm vui sống. “Nhưng cần tập luyện từ từ để cơ thể làm quen, chia nhỏ thời gian để cơ mềm ra, uốn dẻo hơn”, Xuân nói.
Cô thừa nhận đến yoga muộn nên cơ thể không dẻo dai như người trẻ nên càng phải nỗ lực. Sau mỗi buổi tập hoặc dạy học, Xuân đều nhờ học viên lưu lại hình ảnh đẹp để nhìn lại, động viên bản thân nỗ lực hơn.
“Đôi khi đi tập chỉ để khỏe hơn, đẹp hơn nhưng nghỉ tập thì lại có vô vàn lý do”, cô chậc lưỡi. “Phải biến nó thành thói quen, thành món ăn tinh thần”.
Xuân tập yoga tại nhà và dạy học ở phòng tập. Thỉnh thoảng, cô cùng học viên ra công viên để thay đổi không khí, giúp nhau tập động tác khó. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Khi Việt Nam thực hiện giãn cách xã hội, Xuân chuyển sang hướng dẫn mọi người tập luyện trực tuyến, video. Xuân nói cô không phải là giáo viên mà chỉ đơn thuần là người đồng hành cùng mọi người. Thêm một người đến tập, cô càng thấm nhuần trách nhiệm lan tỏa tinh thần tích cực, giúp học viên rèn luyện và khỏe mạnh. Cô cũng tự răn mình mỗi ngày không bao giờ bỏ cuộc. Cũng từ lâu, Xuân không cần đến bệnh viện hay dùng đến viên thuốc Đông Tây y nào.
Bé 3 tuổi bị đột quỵ: Có thường gặp, làm sao nhận biết?
'Có những trẻ xuất hiện triệu chứng rõ ràng như méo miệng, liệt nửa người, nói đớ, nhưng có trẻ chỉ đau đầu, quấy khóc, co giật... nên dễ nhầm lẫn với những bệnh khác', bác sĩ thông tin.
Túi phình động mạch não của bé trai 3 tuổi ở tỉnh Vĩnh Long (vùng khoanh đỏ) gây ra đột quỵ xuất huyết não - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Trường hợp bé trai 3 tuổi ở Vĩnh Long bị đột quỵ xuất huyết não được các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng thành phố (TP.HCM) cứu sống đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn đọc, nhất là những người có con nhỏ.
Trước đó, bệnh viện này cũng tiếp nhận bé gái 6 tuổi trong tình trạng hôn mê, yếu nửa người bên trái. Các bác sĩ kiểm tra, xét nghiệm, chụp CT-scan, kết quả cho thấy bé bị xuất huyết não do vỡ dị dạng mạch máu não, phải phẫu thuật mở sọ để giải áp. Rất may bé được cứu sống kịp thời nhưng phải mất 6 tháng tập vật lý trị liệu.
Nhiều người ngỡ ngàng và không khỏi lo lắng khi một bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng ngày càng ghi nhận nhiều ở trẻ nhỏ.
Bệnh do đâu và có thường gặp?
Trưa 6-1, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Huỳnh Hữu Danh (khoa ngoại thần kinh Bệnh viện Nhi đồng thành phố) cho biết có hai dạng đột quỵ, gồm nhồi máu và xuất huyết, trong đó đột quỵ ở trẻ em thường gặp là do xuất huyết, nhưng tình trạng này rất hiếm gặp.
Nguyên nhân xuất huyết não ở trẻ em thường gặp nhất là dị dạng động tĩnh mạch não. Bệnh lý này thường là bẩm sinh nhưng không gây ra triệu chứng gì, bệnh nhi vẫn sinh hoạt bình thường như những trẻ khác. Đến khi đột ngột vỡ ra, gây tình trạng đột quỵ xuất huyết não sẽ nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhi.
Đối với túi phình động mạch não, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng - chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM kiem truong khoa benh ly mach mau nao Benh vien Nhan dan 115 (TP.HCM) - cho hay thường gặp hơn, ước tính 2-3% trong dân số và có thể cao hơn trên dân số lớn tuổi mắc phải.
Việt Nam có dân số 100 triệu người, ước tính có 2-3 triệu người có "bom nổ chậm". Mặc dù vậy, tỉ lệ xuất huyết màng não hiện nay chỉ khoảng 6-10 ca/100.000 dân. Điều đó có nghĩa là cứ hơn 3.000 trường hợp có túi phình động mạch não mới có 1 trường hợp gây vỡ.
Làm sao biết trẻ bị đột quỵ xuất huyết não?
Những dấu hiệu nào cảnh báo trẻ bị đột quỵ xuất huyết não? Bác sĩ Danh cho biết ở trẻ lớn (từ 6 tuổi trở lên), triệu chứng cũng giống như người lớn gồm liệt nửa người, méo miệng, nói đớ... Thế nhưng ở trẻ nhỏ, các triệu chứng lại mờ nhạt, không rõ ràng, thường thấy nhất là trẻ sẽ quấy khóc, đau đầu, lờ mờ, liệt nửa người... nên rất khó nhận biết và dễ nhầm lẫn với bệnh khác.
Theo bác sĩ Danh, thời gian "vàng" để cứu sống trẻ đột quỵ xuất huyết não từ khi trẻ xuất hiện các triệu chứng đến khi được phẫu thuật là 6 tiếng. Đây là khoảng thời gian tốt nhất để tránh di chứng về sau.
Trong trường hợp trẻ đến bệnh viện trễ, dù phẫu thuật thành công nhưng trẻ phải tập vật lý trị liệu trong vòng 6 tháng, tỉ lệ hồi phục tối đa chỉ khoảng 80%.
Làm sao đề phòng đột quỵ xuất huyết não ở trẻ em? Theo bác sĩ Danh, các tài liệu y khoa trên thế giới vẫn chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể vì bệnh rất hiếm gặp. Do đó, cách duy nhất để cứu trẻ đột quỵ xuất huyết não là nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời, trẻ có nguy cơ tàn tật rất cao, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Những ai nên tầm soát vỡ túi phình?
Theo PGS.TS Thắng, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ vỡ túi phình ở người trưởng thành như: tuổi tác, tăng huyết áp, hút thuốc lá, yếu tố gia đình đã có người bị vỡ túi phình...
Tuy vậy, kích thước túi phình được xem là yếu tố quan trọng nhất và có tính quyết định trong việc xử trí như: phẫu thuật kẹp túi phình, can thiệp bít túi phình, điều trị bảo tồn bao gồm việc kiểm soát huyết áp, tránh thuốc lá, bia rượu.
Hiện nay, chúng ta không tầm soát mọi đối tượng mà chỉ tầm soát ở các nhóm người có nguy cơ cao như: gia đình có người thân vỡ túi phình và bệnh nhân thận đa nang...
Căn bệnh khiến người phụ nữ đột ngột liệt nửa người Sau khi ngưng thuốc kháng đông để đi nhổ răng, người phụ nữ bất ngờ bị méo miệng, liệt nửa người, phải nhập viện cấp cứu. Giáo sư Trương Quang Bình, Phó giám đốc Bệnh viện, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết đơn vị này vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân N.T.M. (52 tuổi, ngụ tại Long An)....