Chuyên gia giải mã bản chất của các xét nghiệm xem ai dương tính với SARS-CoV-2

Theo dõi VGT trên

SARS-CoV-2 là một virus mới, chúng ta chưa có nhiều thông tin để phát triển, tối ưu các kỹ thuật xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán, điều trị, và dự phòng.

Hai nhóm kỹ thuật xét nghiệm để phát hiện SARS-CoV-2

Hiện nay Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn 3 chống dịch Covid-19. Đây là giai đoạn nguy cơ lây lan ra cộng đồng rất cao.

Chúng ta đang đối mặt với những câu hỏi, những thách thức liên quan đến virus mới này như: Khi nào xét nghiệm? Xét nghiệm cho ai? Xét nghiệm cái gì? Xét nghiệm bao nhiêu lần? Và chúng ta sẽ làm gì với các kết quả xét nghiệm?.

SARS-CoV-2 là một virus mới, chúng ta chưa có nhiều thông tin để phát triển, tối ưu các kỹ thuật xét nghiệm, phương pháp chẩn đoán, điều trị, và dự phòng. Sự hiểu biết này giúp định hướng việc sử dụng các kỹ thuật xét nghiệm ở phạm vi quốc gia, vùng, và từng địa phương cũng như việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ để thực hiện xét nghiệm.

Bài viết này đề cập đến các kỹ thuật xét nghiệm hiện có và đang được ứng dụng để phát hiện virus SARS-CoV-2 trong hoàn cảnh thế giới thay đổi nhanh chóng và chưa bao giờ có tiền lệ như hiện nay.

Có hai nhóm kỹ thuật xét nghiệm chủ yếu để phát hiện SARS-CoV-2: Một loại phát hiện virus thông qua vật liệu di truyền (acid nucleic-ARN) của virus và một loại phát hiện đáp ứng miễn dịch với virus.

Chuyên gia giải mã bản chất của các xét nghiệm xem ai dương tính với SARS-CoV-2 - Hình 1

Xét nghiệm SARS-CoV-2.

Vấn đề ở đây là, chúng ta đang đối mặt với (1) một virus mới, (2) một đại dịch chưa từng có trong tiền lệ ở thời hiện đại, và (3) mức độ ảnh hưởng toàn cầu.

Với suy nghĩ đó, khi mà thiếu các liệu pháp điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vắc xin, các kỹ thuật xét nghiệm chúng ta có trong tay sẽ là một phương tiện đặc biệt quan trọng giúp việc xác định ca bệnh, chẩn đoán, điều trị, dự phòng sự lây lan của virus.

Vậy kỹ thuật xét nghiệm phù hợp nhất là gì? Chúng ta sẽ xét nghiệm cho ai và khi nào?

Giả thiết rằng, chúng ta có thể xét nghiệm cho toàn bộ dân số trên hành tinh cùng một thời điểm với một kỹ thuật có độ nhạy và độ đặc hiệu 100% (hiển nhiên điều này là không có thực), chúng ta hy vọng có thể xác định tất cả các trường hợp nhiễm vi rút và phân loại thành nhóm bị nhiễm và không bị nhiễm vi rút.

Kết quả xét nghiệm kết hợp với triệu chứng lâm sàng, có thể phân thành (1) nhóm không có triệu chứng, (2) nhóm có triệu chứng nhẹ hoặc vừa, (3) nhóm có biểu hiện nặng. Chúng ta cũng sẽ có khả năng phân loại họ thành nhóm cần chăm sóc y tế (tuỳ mức độ) hoặc chưa cần chăm sóc y tế.

Ngoài ra, điều tra các trường hợp có nguy cơ khi họ đang trong giai đoạn ủ bệnh qua khai thác tiền sử phơi nhiễm. Nếu có điều kiện, có thể xét nghiệm để phát hiện đáp ứng của cơ thể với việc nhiễm vi rút. Với giả thiết độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật là 100%, chúng ta có thể xác định những người mà trước đây “đã” hoặc “đang nhiễm” vi rút.

Mặc dù chúng ta có thể nuôi cấy được SARS-CoV-2, nhưng kỹ thuật này cần điều kiện trang thiết bị đặc biệt, đảm bảo an toàn sinh học và không dùng phổ biến tại các phòng xét nghiệm vi sinh lâm sàng. Do vậy, kỹ thuật nuôi cấy vi rút không được sử dụng thường qui.

Các kỹ thuật xét nghiệm phát hiện vật liệu di truyền (ARN) của vi rút

Hầu hết các kỹ thuật phát hiện vật liệu di truyền của vi rút là các kỹ thuật sinh học phân tử dựa vào nguyên lý khuếch đại gen (acid nucleic-ARN) của SARS-CoV-2.

Kỹ thuật thường dùng nhất là PCR (Polymerase Chain Reaction – Phản ứng chuỗi trùng hợp). Các kỹ thuật này phát hiện sự có mặt của ARN vi rút trong mẫu bệnh phẩm từ người (người bệnh/hoặc người nghi ngờ) nhiễm vi rút.

Loại bệnh phẩm thường dùng nhất là dịch ở họng mũi (hầu) và họng miệng (khẩu hầu). Người ta dùng dụng cụ chuyên dụng (tăm bông) đưa vào mũi với độ sâu nhất định để lấy dịch tỵ hầu và tăm bông đưa vào họng miệng của bệnh nhân để lấy dịch ở đây.

Theo khuyến cáo, để phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật PCR người ta nên lấy cả hai loại bệnh phẩm này. Tuy nhiên, khả năng phát hiện vi rút ở dịch họng mũi cao hơn ở dịch họng miệng. Người ta thường lấy cả hai loại dịch từ một người rồi để chung vào một ống có môi trường bảo quản.

Video đang HOT

Môi trường này được vận chuyển về phòng xét nghiệm để xử lý, tách vật liệu di truyền, thực hiện kỹ thuật PCR (thuật ngữ đầy đủ trong trường hợp này là Realtime Reverse Transcription-PCR) để phát hiện sự có mặt của vi rút trong bệnh phẩm.

Với bệnh nhân bị viêm phổi, ngoài hai loại dịch kể trên, một số loại dịch tiết ở đường hô hấp dưới như đờm, dịch rửa phế quản… cũng có thể được dùng để xét nghiệm.

Một điều cần lưu ý là, khả năng cũng như tỷ lệ phát hiện SARS-CoV-2 ở từng loại bệnh phẩm, từng lần lấy bệnh phẩm sẽ khác nhau ngay cả ở cùng một người và khác nhau giữa người này với người khác.

Đặc biệt, khả năng phát hiện được vi rút cũng thay đổi qua các giai đoạn của bệnh. Một số bệnh nhân bị viêm phổi có thể có kết quả phát hiện vi rút ở dịch họng mũi, họng miệng âm tính nhưng có thể có kết quả dương tính với xét nghiệm dịch ở đường hô hấp dưới hoặc bệnh phẩm khác như phân chẳng hạn.

Như vậy, độ nhạy của xét nghiệm trong thực tế của bất cứ kỹ thuật nào rất khó xác định chính xác (và chắc chắn là không được 100% như kỳ vọng về mặt lý thuyết).

Chuyên gia giải mã bản chất của các xét nghiệm xem ai dương tính với SARS-CoV-2 - Hình 2

Lấy dịch mũi để xét nghiệm.

Kết quả của một xét nghiệm âm tính cũng không có nghĩa là người đó không bị nhiễm vi rút. Nếu một kết quả xét nghiệm cho kết quả dương tính, cũng cần phải xem xét khả năng dương tính giả. Do vậy, việc phối hợp xét nghiệm với đánh giá các yếu tố trên lâm sàng cũng như tiền sử dịch tễ là rất quan trọng.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần biết là, sự xuất hiện ARN của vi rút không đồng nghĩa với việc vi rút đó còn sống và tồn tại trong cơ thể người, và cũng không đồng nghĩa với việc vi rút có thể lây truyền từ người này sang người khác.

Việc phát hiện ARN của SARS-CoV-2 từ bệnh phẩm là kỹ thuật tốt nhất cho tới nay để xác định người nhiễm vi rút. Gần đây, một số kỹ thuật cho phép xác định số lượng vi rút trong bệnh phẩm, giúp cho việc chẩn đoán, điều trị, theo dõi, tiên lượng và giám sát trường hợp bị nhiễm vi rút.

Một điều quan trọng nữa cần lưu ý là độ chính xác của kỹ thuật bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố khác nhau như:

- Khi lấy bệnh phẩm có đúng vị trí không, đủ lượng dịch, lượng vi rút trong dịch không

- Bệnh phẩm có được vận chuyển, bảo quản đảm bảo các điều kiện tối ưu không

- Việc xử lý bệnh phẩm có đúng qui định

- RNA của vi rút có bị phá hủy không

- Các khâu của quá trình xét nghiệm có được đảm bảo theo yêu cầu của Hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở y tế hay không.

Nếu toàn bộ các yếu tố trên được đảm bảo, việc xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 giúp xác định người nhiễm, để chẩn đoán, điều trị, giám sát cũng như quản lý bệnh nhân và cộng đồng.

Những câu hỏi về kĩ thuật chẩn đoán SARS-CoV-2 vẫn đang cần trả lời

Với các kỹ thuật xét nghiệm nói chung, đặc biệt là các kĩ thuật chẩn đoán SARS-CoV-2, vẫn còn có nhiều câu hỏi, những thách thức, những vấn đề chưa được thống nhất đối với xét nghiệm này.

Điều này cũng là bình thường vì đây là một vi rút mới, các nhà khoa học cần có thời gian để nghiên cứu, tăng cường hiểu biết để ngày càng cải tiến, hoàn thiện các kỹ thuật nhằm tăng độ nhạy, độ đặc hiệu cũng như giá trị của xét nghiệm.

Giải sử rằng SARS-CoV-2 có thể gây nhiễm bất cứ ai và dẫn đến việc lây truyền vi rút trước khi người (bệnh) có các triệu chứng. Thậm chí cũng có những người nhiễm vi rút không có triệu chứng.

Do vậy, việc xét nghiệm phát hiện nhiễm vi rút ở những người này là hết sức quan trọng nếu chúng ta có lý do nào đó (như tiền sử tiếp xúc, phơi nhiễm…).

Liên quan đến câu hỏi chúng ta cần xét nghiệm bao nhiêu lần cho một người nếu lần đầu xét nghiệm âm tính để có thể nói rằng người đó không nhiễm hay đã “sạch vi rút”.

Đây là điều khá khó, chúng ta cần nghiên cứu thêm và cần có cập nhật cho hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và giám sát tại cơ sở y tế và cộng đồng tùy thuộc vào tình hình thực tế tại quốc gia, khu vực, lãnh thổ và từng địa phương.

Chuyên gia giải mã bản chất của các xét nghiệm xem ai dương tính với SARS-CoV-2 - Hình 3

Hiện nay, cùng với việc có nhiều loại sinh phẩm, hóa chất (gọi chung là test) xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2, cũng có nhiều thách thức mới như (1) Sự hiểu biết rõ hơn về đặc tính của các test (ví dụ: độ nhạy và độ đặc hiệu) cũng như các đánh giá hiệu quả xét nghiệm trên các loại mẫu khác nhau, (2) tối ưu hóa các xét nghiệm (ví dụ: tối ưu để phát hiện một gen đích thay vì nhiều gen đích) nhằm tối ưu hóa việc sử dụng sinh phẩm hóa chất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng xét nghiệm và (3) theo dõi khả năng xuất hiện sự biến đổi của virus.

Cuối cùng, chúng ta phải thường xuyên tiến hành giải trình tự gen của vi rút để theo dõi sự biến đổi, đột biến của vi rút theo thời gian nhằm kịp thời điều chỉnh thiết kế trình tự mồi và probe phù hợp với sự biến đổi này.

Ngoài ra, khi yêu cầu về xét nghiệm tăng lên, việc giảm thời gian trả kết quả xét nghiệm tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng nhằm quản lý tốt hơn cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Do đó, việc phát triển test xét nghiệm chẩn đoán nhanh cần được ưu tiên.

Đo tải lượng vi rút cũng có hữu ích trong việc theo dõi sự phục hồi, đáp ứng với trị liệu và/hoặc đánh giá mức độ lây nhiễm. Hiện nay, các xét nghiệm theo nguyên lý PCR dựa vào RNA chủ yếu là định tính, còn ít các kit định lượng tiêu chuẩn. Lý do là chúng ta chưa thiết lập được ngưỡng định lượng tiêu chuẩn. Tuy nhiên, trong thời gian tới chúng có thể xây dựng được.

Ngoài vấn đề test xét nghiệm, còn có những thách thức trong chuỗi cung ứng hóa chất sinh phẩm và vật tư tiêu hao bao gồm tăm bông lấy dịch họng mũi, họng miệng, hóa chất tách chiết RNA, hóa chất thực hiện PCR.

Ngay cả với các xét nghiệm thương mại đã được FDA phê chuẩn, vẫn có sự chậm trễ trong việc lắp đặt máy móc và cung cấp hóa chất sinh phẩm để đáp ứng nhu cầu tại nhiều nơi. Hiện tại, có nhiều nỗ lực đang được thực hiện trên nhiều khía cạnh để giải quyết các thách thức về nguồn cung, đảm bảo tính liên tục và an toàn của các vấn đề liên quan đến test xét nghiệm.

Phát hiện kháng thể đặc hiệu với SARS-CoV-2

Bên cạnh các xét nghiệm sinh học phân tử phát hiện RNA của SARS-CoV-2, các loại kỹ thuật xét nghiệm khác như phát hiện IgM, IgA, IgG hoặc kháng thể tổng số trong máu (có thể gọi là xét nghiệm huyết thanh học) được nhiều nhà khoa học và các công ty nghiên cứu và phát triển. Đối với các bệnh lý nhiễm trùng nói chung và nhiễm SARS-CoV-2 nói riêng, sự hình thành kháng thể phụ thuộc thời gian nhiễm bệnh và vật chủ (người).

Chuyên gia giải mã bản chất của các xét nghiệm xem ai dương tính với SARS-CoV-2 - Hình 4

Xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 tại Hà Nội.

Trường hợp SARS-CoV-2, một số nghiên cứu cho thấy, phần lớn bệnh nhân chuyển đổi huyết thanh (có sự xuất hiện kháng thể trong máu) trong khoảng thời gian từ 7 đến 11 ngày sau khi nhiễm vi rút, mặc dù trong thực tế, một số bệnh nhân có thể có kháng thể sớm hơn.

Do sự đáp ứng muộn (tự nhiên) này, kỹ thuật xét nghiệm phát hiện kháng thể không hữu ích trong bối cảnh bệnh lý cấp tính. Các nghiên cứu cũng không xác định chắc chắn rằng, liệu những người bị nhiễm SARS-CoV-2 sau khi phục hồi, kháng thể được hình thành sẽ có tác dụng bảo vệ hoàn toàn hay một phần nếu bị nhiễm trong tương lai hoặc khả năng miễn dịch bảo vệ có thể kéo dài bao lâu.

Bằng chứng gần đây từ một nghiên cứu trên động vật không cho thấy khả năng bảo vệ của kháng thể sau khi nhiễm vi rút tiên phát; tuy nhiên, cần có thêm các nghiên cứu về vấn đề này.

Các kỹ thuật xét nghiệm phát hiện kháng thể đối với SARS-CoV-2 có thể dùng để (1) điều tra nguồn lây nhiễm; (2) giám sát huyết thanh học ở địa phương, khu vực và quốc gia; và (3) nhận dạng những người đã nhiễm vi rút và do đó có thể có miễn dịch bảo vệ. Thông tin về huyết thanh học có thể được sử dụng để đánh giá người bệnh trong giai đoạn phục hồi.

Xét nghiệm huyết thanh học ứng dụng trong điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 bằng huyết tương của người đã khỏi bệnh.Trong một số trường hợp, các kỹ thuật này có thể được sử dụng nhằm kiểm tra các bệnh nhân có kết quả âm tính với xét nghiệm dựa trên nguyên lý PCR, do vi rút xuất hiện muộn trong giai đoạn bệnh.

Tóm lại, các kỹ thuật sinh học phân tử và huyết thanh học đều rất hữu ích trong việc phát hiện người nhiễm, chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu về SARS – CoV – 2, bệnh Covid-19. Các kỹ thuật xét nghiệm đóng vai trò quyết định, bên cạnh sự hiểu biết về vi rút học, bệnh học, dịch tễ học.

Ngoài ra, sự tham gia của cả hệ thống chính trị, cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là những biện pháp quyết liệt như “giãn cách xã hội” là những yếu tố quyết định góp phần chiến thắng đại dịch này.

PGS.TS Nguyễn Vũ Trung PGĐ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Trưởng Bộ môn Vi sinh, Bộ môn Vi sinh-Ký sinh trùng lâm sàng ĐH Y Hà Nội

Phòng dịch Covid-19: Chuyên gia khuyên thai phụ, sản phụ điều gì?

Virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai như thế nào? Bà bầu có nguy cơ nhiễm virus cao hơn không, nên làm gì nếu thấy các triệu chứng bệnh?

Phòng dịch Covid-19: Chuyên gia khuyên thai phụ, sản phụ điều gì? - Hình 1

Rất nhiều phụ nữ mang thai lo lắng vì sợ virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây dịch Covid-19 ảnh hưởng đến mình và con - Ảnh minh họa: Reuters

Có phải phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm virus Corona?

Những người có bệnh nền, bao gồm cả phụ nữ mang thai, nên tự cách ly trong khoảng thời gian 12 tuần. Nhưng Đại học Sản khoa và Phụ khoa Hoàng gia (RCOG) và Đại học Nữ hộ sinh Hoàng gia (RCM) nước Anh đã trấn an rằng không có bằng chứng nào cho thấy phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây đại dịch Covid-19 cao hơn đối tượng khác.

RCOG cho biết cũng không có bằng chứng nào cho thấy virus Corona làm tăng nguy cơ sẩy thai hoặc mất thai sớm, dù dữ liệu còn hạn chế, theo Independent.

Virus Corona có thể được truyền từ mẹ sang con không?

Tiến sĩ Edward Morris, chủ tịch của RCOG, nói: "... không có bằng chứng nào cho thấy virus có thể truyền sang em bé khi mang thai. Điều này nghĩa là không chắc chắn virus gây ra những bất thường ở trẻ". Tuy nhiên, ông cũng nhắc mọi người nên cập nhật thông tin thường xuyên vì có thể có bằng chứng mới xuất hiện.

The Independent cho hay, một số em bé sinh non có mẹ nhiễm virus Corona ở Trung Quốc. Chưa rõ liệu virus Corona gây ra điều này hay các bác sĩ đã quyết định cho sinh sớm vì mẹ bé không khỏe.

Ngày 18.3, RCOG nói đến 2 trường hợp "có thể truyền bệnh theo chiều dọc" (truyền từ mẹ sang con trước hoặc khi sinh). "Trong cả hai trường hợp, vẫn chưa rõ liệu lây truyền trước hay ngay sau khi sinh. Ý kiến của chuyên gia là thai nhi khó có thể bị nhiễm trong thai kỳ", báo cáo nêu.

Cho con bú có an toàn không?

Gill Walton, Giám đốc điều hành RCM, khuyên phụ nữ nên thông báo tình hình sức khỏe bản thân với hộ sinh để được chăm sóc phù hợp nhất. Trong báo cáo ngày 18.3, RCOG tuyên bố, "6 trường hợp Trung Quốc được xét nghiệm, sữa mẹ âm tính với Covid-19". Tuy nhiên, với số lượng ca nhỏ, bằng chứng này cần được giải thích một cách thận trọng, theo Independent.

Nếu một phụ nữ bị nhiễm virus Corona sinh con thì cô ấy có bị tách khỏi em bé không?

Các chuyên gia cho biết không có bằng chứng nào cho thấy việc tách em bé khỏi người mẹ bị nhiễm bệnh sẽ hữu ích. Thay vào đó, điều này có thể gây ra đau khổ đáng kể cho mẹ và bé.

Giáo sư Russell Viner, Chủ tịch Đại học Nhi khoa và Sức khỏe Trẻ em Hoàng gia Anh, cho biết: "Tình hình hiện đang phát triển rất nhanh và hướng dẫn này dựa trên việc xem xét kỹ lưỡng các bằng chứng, mặc dù còn hạn chế. Dựa trên bằng chứng hiện tại, chúng tôi không tin rằng các em bé sinh ra từ những phụ nữ có kết quả dương tính với virus Corona nên được tách ra. Chúng tôi sẽ xem xét đề xuất này khi thấy nhiều bằng chứng hơn trong những tuần và tháng tới".

Báo cáo RCOG nói rằng Trung Quốc đã khuyên cách ly riêng biệt người mẹ bị nhiễm bệnh và đứa con của cô ấy trong 14 ngày. Tuy nhiên, không nên thực hiện cách ly phòng ngừa mẹ và bé khỏe mạnh do các tác động bất lợi tiềm tàng đối với việc cho ăn và gắn kết mẹ con.

Phụ nữ mang thai tránh Covid-19 như thế nào?

Y tế công cộng Anh và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tư vấn cách tốt nhất để tránh nhiễm virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây đại dịch Covid-19 là rửa tay thường xuyên, chích ngừa cúm và tránh tiếp xúc với những người không khỏe, theo Independent.

Bà bầu nên làm gì nếu nghĩ rằng họ có thể bị nhiễm virus Corona?

Ở Việt Nam, hãy gọi đường dây nóng cơ quan y tế địa phương hoặc của Bộ Y tế ( 1900 3223 hoặc 1900 9095) để được tư vấn thêm và lưu ý với họ rằng bạn đang mang thai.

Tạ Ban

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô gái toát mồ hôi lạnh, đi cấp cứu sau khi ăn 4 con cua
10:44:32 04/11/2024
Nên ăn thịt đỏ hay thịt trắng?
15:22:30 04/11/2024
'3 giảm, 3 khỏe mạnh' - bí quyết sống khỏe 'hot rần rần' mạng xã hội Trung Quốc
14:51:43 04/11/2024
Tiết lộ sốc về nguyên nhân chính gây bệnh gout
17:57:15 04/11/2024
Cách khắc phục da khô, đóng vảy mùa đông
19:08:12 03/11/2024
Loại virus lây từ mẹ khiến con có thể bị ung thư ở tuổi 20
10:31:38 04/11/2024
Thận trọng khi ăn hạt sen
10:33:17 04/11/2024
Việt Nam có loại 'cây hóa thạch', mọc dại ở bờ bụi nhưng 'siêu bổ dưỡng'
10:36:04 04/11/2024

Tin đang nóng

Lã Thanh Huyền sang chảnh dạo phố, Gil Lê mừng sinh nhật tuổi 22 của Xoài Non
22:50:46 04/11/2024
Concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Hà Nội không tổ chức tại SVĐ Mỹ Đình, khán giả bùng nổ tranh cãi
22:47:12 04/11/2024
Giám đốc âm nhạc Hứa Kim Tuyền nhồi nhét quá nhiều nhạc mình sáng tác vào Chị Đẹp?
22:36:26 04/11/2024
Ca sĩ Dương Triệu Vũ tiết lộ sự thật về Hoài Linh
22:30:45 04/11/2024
Trúc Nhân hẹn ngày tiết lộ một sự thật không ra gì, muốn nhắm đến ai?
22:02:03 04/11/2024
Xót xa hình ảnh cuối cùng của nghệ sĩ Lê Phương vừa qua đời do va chạm xe tải
06:58:39 05/11/2024
Nam ca sĩ Việt nổi tiếng mặc rách rưới hát ở trại giam: "Tôi không chế giễu ai"
22:17:14 04/11/2024
"Giáo sư tiên tri" dự đoán người đắc cử tổng thống Mỹ
06:17:23 05/11/2024

Tin mới nhất

Một số bệnh gây bong da, đóng vảy vào mùa đông, khắc phục như thế nào?

19:33:19 04/11/2024
Vảy nến là bệnh viêm da mạn tính, không lây nhiễm, gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính... nhưng tỷ lệ người càng lớn tuổi thì mắc bệnh nhiều hơn, đặc biệt là độ tuổi 50 - 60 thường có xu hướng mắc bệnh cao hơn.

Ưu và nhược của các loại viên bổ sung sắt

18:01:00 04/11/2024
Đây là công thức bổ sung sắt phổ biến. Thông thường, mỗi viên thuốc chứa 65mg sắt nguyên tố hoặc lượng sắt có thể hấp thụ. Công thức sắt này lý tưởng cho những người bị thiếu sắt từ nhẹ đến trung bình.

Những trường hợp cần đặc biệt chú ý khi ăn quả lê

17:59:11 04/11/2024
Lê cũng có tác dụng thúc đẩy tiết axit dạ dày, bảo vệ gan, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường cảm giác thèm ăn. Bệnh nhân viêm gan, xơ gan thường xuyên ăn lê có thể cải thiện sự thèm ăn và tinh thần tốt hơn.

Dấu hiệu chuyển nặng của viêm tiểu phế quản ở trẻ

17:54:34 04/11/2024
Tại nhà, ngoài việc dùng thuốc theo đơn của các bác sĩ, cha mẹ cần chú ý đảm bảo chức năng hô hấp và hạ sốt cho trẻ khi nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên theo chỉ định của bác sĩ.

8 trường hợp thuốc cổ truyền được miễn thử lâm sàng

17:48:34 04/11/2024
Đối với thuốc cổ truyền mới, dự thảo khẳng định vẫn phải thực hiện đầy đủ các giai đoạn thử lâm sàng theo quy định của pháp luật quy định tại điểm a khoản 1 Điều 89 Luật Dược.

Cẩn trọng với vết cắn của kiến ba khoang

16:52:35 04/11/2024
Bác sĩ Dương Tấn Tài, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương, cho biết những tháng gần đây số ca đến bệnh viện khám và điều trị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang tăng.

Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và cách khắc phục

16:47:35 04/11/2024
Cần vệ sinh răng miệng đúng cách: Cho con uống nước lọc sau khi ăn, lau bằng khăn mềm, chải răng, làm thường xuyên và nhiều lần trong ngày.

Cảnh báo nguy cơ để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

15:25:16 04/11/2024
Để hạn chế tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, mỗi gia đình nên lưu ý ưu tiên nấu ăn trong ngày, các món ăn nói chung không nên để qua đêm, đặc biệt không đun đi đun lại nhiều lần.

Những bệnh về mắt thường thấy ở trẻ nhỏ

14:57:20 04/11/2024
Bác sĩ khuyến cáo, hiện nay trẻ nhỏ tiếp cận công nghệ đang ngày càng trở nên phổ biến trong cuộc sống. Nhưng việc sử dụng chúng một cách có ý thức và cân nhắc giữ khoảng cách đủ xa khi sử dụng thiết bị là vô cùng quan trọng.

Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm

14:55:26 04/11/2024
Các bác sĩ khuyến cáo, việc nhận biết đúng dấu hiệu của người bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim để đưa họ đến các bệnh viện có điều trị 2 bệnh này càng sớm bao nhiêu càng giúp họ có cơ hội sống và hồi phục bấy nhiêu.

Bài tập tốt cho người bệnh giãn phế quản

14:49:05 04/11/2024
Bệnh nhâncó thể nằm hoặc ngồi. Người thực hiện sử dụng lòng bàn tay, chụm khép các ngón tay, tiến hành vỗ nhịp nhàng, đều đặn và di chuyển đều trên thành ngực của người bệnh, kết hợp rung và lắc ngực trong vòng 15-20 phút.

Cơ thể sẽ biến đổi 'thần kỳ' như thế nào nếu bạn ăn cam thường xuyên?

14:46:31 04/11/2024
Loại chất xơ này được biết đến với khả năng thúc đẩy cảm giác no, có nghĩa là nó giúp bạn cảm thấy hài lòng trong thời gian dài hơn. Khi bạn cảm thấy no, bạn sẽ ít ăn vặt hoặc ăn quá nhiều giữa các bữa ăn.

Có thể bạn quan tâm

Ukraine tuyên bố giao tranh với lính Triều Tiên trên lãnh thổ Nga

Thế giới

08:06:28 05/11/2024
Lực lượng Ukraine được cho là đã giao tranh với binh lính Triều Tiên tại tỉnh Kursk của Nga trong trận chiến đầu tiên có sự tham gia của các đơn vị này.

Lịch trình 2N2Đ trekking Tà Năng - Phan Dũng xuất phát từ Sài Gòn

Du lịch

08:05:54 05/11/2024
Nếu bạn là người yêu thích trekking thì có một cung đường nổi tiếng ở Nam Trung Bộ không thể bỏ qua. Hãy tham khảo lịch trình 2N2Đ trekking Tà Năng - Phan Dũng của một bạn trẻ đến từ Bắc Giang.

Hà Hồ hạnh phúc khoe ảnh đón sinh nhật của Lisa và Leon, mới 4 tuổi đã được giáo dục cẩn thận thế này

Sao việt

08:00:45 05/11/2024
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, nữ ca sĩ Hồ Ngọc Hà đã chia sẻ loạt ảnh mừng sinh nhật tuổi lên 4 của cặp sinh đôi Lisa và Leon.

Mỹ nam diễn xuất phong thần chấn động Trung Quốc: Được so sánh với tình cũ Dương Mịch, không cần hiệu ứng vẫn hoàn hảo

Phim châu á

07:56:57 05/11/2024
Trong khi Ngu Thư Hân khiến khán giả thích mê bởi sự dễ thương siêu cấp, mỹ nam sinh năm 1995 lại đang được khen khắp mạng xã hội nhờ diễn xuất cực kỳ ấn tượng.

Mạo danh phó giám đốc công an tỉnh để lừa dì ruột hơn 4,5 tỷ đồng

Pháp luật

07:52:12 05/11/2024
Do cần tiền trả nợ, Thiện mạo danh Phó Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang và lãnh đạo phòng ma túy để lừa dì ruột đang định cư nước ngoài với số tiền hơn 4,5 tỷ đồng.

Bức ảnh tiên tri số phận bi đát của Triệu Vy, Lâm Tâm Như và Phạm Băng Băng mấy chục năm trước khiến netizen "lạnh sống lưng"

Hậu trường phim

07:52:09 05/11/2024
Theo Sohu, trong giới giải trí luôn lưu truyền câu chuyện về việc phim vận vào đời với những kết cục bi thảm của các nghệ sĩ không khác gì vai diễn họ đã từng thể hiện.

Em chồng mượn váy cưới để 'sống ảo' rồi làm hỏng ngay trước hôn lễ của tôi 1 ngày

Góc tâm tình

07:43:00 05/11/2024
Điều khiến tôi đau lòng không phải là giá trị của chiếc váy cưới ấy... Tôi lấy chồng khá muộn theo như quan điểm của các cụ, vì xung quanh tôi quá nhiều cặp đôi bỏ nhau nên tôi cũng có chút đề phòng cao.

Phim Việt 18+ vừa công bố poster đã bị Facebook "cấm cửa" khiến dân tình hoang mang

Phim việt

07:28:18 05/11/2024
Bài đăng công bố poster phim bất ngờ bị Facebook cấm cửa cùng với dòng thông báo nội dung bạo lực hoặc phản cảm .

200 người trong Kbiz chọn ra Top nhân vật tệ nhất 2024: Bê bối cỡ Seungri - Yoo Ah In vẫn chào thua 1 ngôi sao

Sao châu á

07:07:58 05/11/2024
Những nhân vật này gây ra vô số phốt ầm ĩ trong năm qua như say rượu lái xe, sử dụng ma túy..., bị người trong ngành bài xích.

Kết luận sự cố khiến máy bay về Nội Bài bung mặt nạ oxy khẩn cấp

Tin nổi bật

06:12:33 05/11/2024
Cục Hàng không đã ban hành kết luận điều tra sự cố làm kích hoạt hệ thống mặt nạ oxy trên chuyến bay của hãng hàng không Vietjet Air từ Cam Ranh đi Hà Nội hôm 22/8.

"4 món vị chua" ngon đậm đà bạn nên nấu ăn lúc này: Vừa hợp thời tiết lại giúp cơ thể bồi bổ, tăng sức đề kháng

Ẩm thực

06:07:00 05/11/2024
Chúng tôi giới thiệu tứ chua mà bạn nên thường xuyên ăn vào mùa thu đông, đặc biệt là thời điểm cuối thu để tăng cường sức khỏe, tốt cho miễn dịch.