1 thứ trong nhà bẩn trường tồn: Là “ổ bụi” độc hại nhưng rất ít người vệ sinh
Đừng để thứ này thành “ổ bụi” trong nhà bạn!
Bạn có thể chăm chỉ lau bàn ghế, hút bụi sàn nhà, giặt vỏ gối chăn hàng ngày, hàng tuần nhưng đến 70% chúng ta đều quên việc phải làm sạch 1 thứ khác thường xuyên: Rèm cửa. Thực tế, đây là thứ âm thầm tích tụ bụi bẩn mỗi ngày mà rất ít người để ý.
Tại sao nên vệ sinh rèm cửa thường xuyên?
Rèm cửa không chỉ giúp che chắn, điều chỉnh ánh sáng cho ngôi nhà mà còn tạo không gian ấm cúng, hiện đại, tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống. Song, đây cũng là nơi dễ bám bụi nhất do gần cửa sổ, tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài. Mỗi ngày, rèm cửa hấp thụ đủ loại bụi, vi khuẩn, phấn hoa, hay lông thú cưng và mùi thức ăn, khói bụi môi trường. Thế nhưng nhiều người có khi cả năm – thậm chí hai, ba năm mới giặt một lần.
Nếu để lâu không làm sạch, bụi bẩn, mạt bụi, vi khuẩn và thậm chí cả nấm mốc sẽ tích tụ. Từ đó ảnh hưởng đến cả sức khỏe của thành viên trong gia đình lẫn tuổi thọ của rèm:
- Tăng nguy cơ dị ứng: Rèm bám đầy bụi và vi khuẩn là nguyên nhân gây hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, đặc biệt nguy hiểm với người có bệnh hô hấp.
- Cải thiện không gian sống: Nhà sạch nhưng rèm bẩn thì không khí vẫn ô nhiễm.
- Giảm tuổi thọ rèm: Bụi và ẩm có thể khiến rèm nhanh xuống cấp, nấm mốc.
Video đang HOT
-Sinh mùi hôi khó chịu: Rèm dễ hấp thụ mùi từ bếp, mồ hôi… lâu ngày tạo nên mùi khó chịu.
Vậy nên làm sạch rèm cửa thế nào?
Không cần thiết phải giặt giũ rèm hàng ngày nhưng phải làm định kỳ, từ vệ sinh đơn giản đến vệ sinh sâu để rèm sạch sẽ, thơm tho.
- Hàng tuần: Dùng khăn ẩm lau qua hoặc máy hút bụi để giảm bám bụi.
- Mỗi 6 tháng: Giặt rèm một lần. Bạn có thể giặt máy (chế độ nhẹ), giặt khô hoặc đơn giản là xả nước, phơi nắng. Tuyệt đối không vắt khô hoặc sấy nóng vì dễ làm rèm biến dạng.
Trong trường hợp nhà có người mắc bệnh hô hấp, bạn cần chú ý khử trùng rèm trước khi giặt để tránh lây nhiễm. Ngoài ra, khi mua rèm mới thì đừng treo lên ngay mà nên giặt sạch trước khi dùng vì rèm mới có thể chứa hóa chất chống nhăn, chống cháy – những chất này có thể giải phóng formaldehyde, gây hại cho sức khỏe.
Mẹo chọn rèm:
1 cách khác để giảm nguy cơ gây hại từ rèm cửa là chọn loại rèm dễ vệ sinh, khó tích bụi bẩn. Cụ thể, tránh rèm 100% cotton vì dễ bám bụi. Thay vào đó, hãy chọn rèm vải tổng hợp có độ thoáng tốt.
Đồng thời, bạn nên chọn rèm kiểu dáng đơn giản. Tránh rèm có quá nhiều lớp, tua rua vì càng dễ tích tụ bụi và vi khuẩn.
Tôi chính thức vứt bỏ 2 chiếc chảo sắt "độc hại": Dùng lâu khiến tuổi thọ giảm
Bước sang năm mới 2025, tôi tự đả thông tư tưởng của chính mình để dứt khoát vứt bỏ những món đồ độc hại.
Ai cũng biết chảo là món đồ gia dụng không thể thiếu trong mọi căn bếp, nhưng ít người biết rằng "không phải chiếc chảo nào cũng tốt". Nếu bạn mua phải chiếc chảo không phù hợp, rất có thể sức khỏe của gia đình bạn sẽ bị ảnh hưởng - và đừng mong đợi món ăn bạn nấu sẽ ngon.
Đặc biệt là 2 loại sau đây, nếu bạn đang có chúng ở nhà thì tốt nhất nên thay mới càng sớm càng tốt.
1. Chảo sắt giá rẻ
Bạn có bao giờ đặt câu hỏi: Tại sao có chiếc chảo sắt được bán với giá 1 triệu đồng nhưng có chiếc lại chỉ có giá 100.000đ? Thực tế có sự khác biệt đó là: Chảo sắt không bao giờ được làm sắt nguyên chất mà sẽ có một số tạp chất ở một mức độ nhất định trong đó.
Sắt dùng trong chảo xịn có độ tinh khiết cao hơn. Ngược lại, ở chảo rẻ tiền sẽ chứa nhiều tạp chất như lưu huỳnh, phốt pho, mangan... gây ảnh hưởng đến hiệu suất của nồi sắt (độ dẫn nhiệt, giữ nhiệt, v.v.). Vì vậy, dễ dàng nhận thấy việc nấu ăn bằng chảo rẻ tiền sẽ khó khăn hơn.
Ngoài ra, một số thương gia vô đạo đức sẽ bán những sản phẩm kém chất lượng, sử dụng sắt vụn tái chế để làm chảo. Loại sản phẩm này chứa chất độc hại như kim loại nặng và tuyệt đối không nên sử dụng.
Vì vậy, khi mua chảo sắt, bạn hãy chắc chắn chọn một thương hiệu uy tín. Phải có bao bì bên ngoài hoặc nhãn mác và giấy chứng nhận hợp quy. Tiêu chuẩn thực hiện phải được đánh dấu ở nơi dễ thấy: GB 4806.9-2016 - "Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia về vật liệu kim loại và sản phẩm tiếp xúc với thực phẩm" .
2. Chảo sắt đáy mỏng, phẳng
Chảo sắt ngày nay được chia thành hai loại: đáy phẳng và đáy tròn.
Nhưng nếu bạn nhìn vào những chiếc chảo được sử dụng trong quá khứ, bạn sẽ nhận thấy rằng tất cả các loại chảo sắt truyền thống đều có đáy tròn. Vì nhiệt độ ở đáy chảo tròn là cao nhất và giảm dần về phía trên nên việc kiểm soát nhiệt độ vô cùng thuận tiện.
Một số chảo sắt có thành bên trong rất mỏng và cầm trên tay có cảm giác nhẹ. Đừng thấy vậy mà nghĩ nó tốt. Thực tế loại chảo mỏng dẫn nhiệt rất nhanh và không đều. Khi đổ dầu vào sẽ bốc khói, nếu là "tay mơ" nhà bếp thì rất khó kiểm soát việc nấu nướng. Từ đó rất dễ xảy ra việc làm cháy khét thức ăn. Mà ai cũng biết rằng, đồ ăn bị cháy cực kỳ độc hại với cơ thể.
Vì vậy, khi mua chảo sắt, ngoài việc chọn chảo có đáy tròn, bạn cũng nên chú ý đến độ dày thành chảo - tốt nhất nên chọn chảo có độ dày thành chảo không nhỏ hơn 3mm.
Trước đêm giao thừa, tôi dứt khoát vứt 10 thứ độc hại trong bếp: Càng dùng lâu càng tổn thọ Đây là những món đồ trong bếp tôi chắc chắn sẽ vứt đi khi dọn nhà đón Tết. Trong khâu "trùng tu" nhà thì bước đầu tiên nhưng không kém phần quan trọng chính là vứt bỏ. Chúng ta nên tập trung vào những món đồ đã đến lúc cần "chia tay" để không gian sống sạch sẽ, thoáng đãng và mới mẻ...





Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mẹ đảm tậu hẳn tủ lạnh 680L về refill đồ khiến gần 90 nghìn người thả tim thích thú!

3 vị trí nên tránh treo đồng hồ kẻo kiềm hãm tài lộc

Hai chị em bỏ 7 tỷ đồng, về quê, xây 2 biệt thự không dùng gạch ngói trên thửa đất 240m2: Chuẩn bị cuộc sống nghỉ hưu cho gia đình 10 người

Cảnh báo: Một thói quen nhà bếp tưởng vô hại nhưng lại ngấm ngầm "đầu độc" cơ thể

Mẹ hà nội chia sẻ: sau khi học chi tiêu tối giản, tôi nhận ra tiết kiệm tiền thực ra dễ vô cùng!

Ngày càng nhiều gia đình sử dụng bàn kiểu này trong phòng khách, chỉ sau khi thử, bạn mới biết nó thực tế đến mức nào!

Cách trồng cây xương rồng ra hoa đơn giản tại nhà, ý nghĩa trong phong thủy

Phải mất 3 năm kể từ khi lấy chồng, tôi mới nhận ra 4 đồ vật này đáng lẽ phải bỏ đi từ lâu!

7 sai lầm ở phòng khách khiến 90% gia đình "ngậm bồ hòn làm ngọt": Nhà bạn dính cái nào?

Người đàn ông chi 18 tỷ đồng thuê đất 30 năm, xây biệt thự 400m2 cho bố mẹ dưỡng già: Nhà 11 phòng đủ cho đại gia đình

'Mẹ còi' Đà Nẵng cần mẫn vác trăm kg đất lên sân thượng làm vườn rau trái sum sê

Kiếm 30 triệu/tháng, cô gái vẫn rời Hà Nội về vùng quê xa lạ sống một mình
Có thể bạn quan tâm

Vì sao phụ nữ cần ăn nhiều thịt hơn nam giới?
Sức khỏe
09:28:12 25/03/2025
Vì sao barie đường sắt bất ngờ bật mở?
Tin nổi bật
09:16:56 25/03/2025
Bộ Công an khen vụ giải cứu doanh nhân Trung Quốc bị bắt cóc, tống tiền 255 tỷ
Pháp luật
08:58:44 25/03/2025
Đại sứ Ukraine nhấn mạnh một điều quan trọng ngay sau kết thúc đàm phán Nga - Mỹ
Thế giới
08:50:10 25/03/2025
Bị nói "nhờ ViruSs mới hết flop", nữ rapper Top 1 Trending làm 1 điều khiến antifan câm nín!
Nhạc việt
08:35:16 25/03/2025
"Em mong em và anh sẽ cùng mất" - ước muốn tàn nhẫn nhưng lại là cả một đời đau thương ở Quả Quýt
Phim châu á
07:47:44 25/03/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 17: An trưởng thành, được sếp theo đuổi
Phim việt
07:41:40 25/03/2025
Sao Việt 25/3: MC Mai Ngọc tươi tắn cuối thai kỳ, Như Quỳnh trẻ đẹp ở tuổi U60
Sao việt
07:37:07 25/03/2025
Thêm một bom tấn nữa chờ ngày ra mắt, là sự kết hợp của hai siêu phẩm game nổi tiếng
Mọt game
07:09:28 25/03/2025
Phim về khủng hoảng tuổi mới lớn gây sốt toàn cầu
Phim âu mỹ
07:03:45 25/03/2025