Chuyên gia chỉ cách súc miệng phòng Covid-19, bảo vệ tốt “chốt chặn” đầu tiên
Thói quen vệ sinh súc họng, súc miệng cũng là biện pháp phòng các bệnh viêm mũi họng trong thời điểm dịch bệnh hiện nay, đặc biệt với dịch Covid-19.
Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An – Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt – những ngày gần đây có rất nhiều người thường xuyên xin tư vấn về việc súc miệng để phòng Covid-19.
PGS An cho biết giống như các virus gây viêm hô hấp khác, trước khi SARS-CoV-2 xâm nhập xuống phổi và gây ra các biến chứng nguy hiểm thì phải đi qua vùng mũi họng, sinh sôi ở vùng hầu họng. Sau một thời gian ủ bệnh, virus mới di chuyển xuống đường hô hấp dưới là phế quản phổi. Nếu bảo vệ tốt “chốt chặn” đầu tiên này bằng cách vệ sinh mũi, súc họng sát khuẩn sẽ hỗ trợ phòng bệnh tốt hơn.
Nhiều người quan niệm pha nước muối súc họng càng mặn thì tính sát trùng, sát khuẩn sẽ càng cao nên đã pha rất mặn để súc miệng hàng ngày.
Tuy nhiên việc làm này lại vô tình gây tổn thương niêm mạc vùng họng khiến họng khô rát, thậm chí trầy xước, chảy máu. Chuyên gia khuyên chỉ nên súc họng 2-3 lần một ngày, nên dùng nước muối sinh lý 0,9% có bán sẵn tại các hiệu thuốc để đúng nồng độ và tiện lợi hơn.
PGS An nội soi cho người bệnh.
Theo PGS An, mọi người cần lưu ý súc họng và súc miệng hoàn toàn khác nhau. Nhiều người chỉ vệ sinh miệng chứ chưa vệ sinh họng. Súc họng là để dung dịch nước muối xuống tận sâu cổ họng và khò ngược lên, làm như vậy mới có tác dụng rửa sạch vùng họng. Cần làm ít nhất 30 giây mỗi lần súc họng.
Video đang HOT
Ngoài nước muối tự pha, hiện nay trên thị trường có một số loại nước muối (hay dung dịch NaCl natri chloride) với thành phần và công dụng khác nhau. Khi sử dụng các loại nước muối này cần hiểu rõ về tác dụng của từng loại.
- Nước muối sinh lý: dung dịch nước muối được pha chế với tỷ lệ NaCl tinh khiết/ nước cất là 0,9% (tức trong một lít nước cất có 9 gram natri chloride tinh khiết). Loại nước muối này có thể sử dụng hàng ngày.
- Nước muối ưu trương: dung dịch nước muối có tỷ lệ NaCl tinh khiết/ nước cất cao hơn 0,9%. Nồng độ NaCl càng cao thì dung dịch càng ưu trương. Nghiên cứu của các chuyên gia châu Âu cho thấy nồng độ muối cao hơn (1,5%) có khả năng ức chế SARS-CoV-2 và rất nhiều virus khác. Trước khi sử dụng loại nước muối này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Nước muối nhược trương: dung dịch nước muối có tỷ lệ NaCl tinh khiết/ nước cất thấp hơn 0,9%. Nồng độ NaCl càng thấp thì dung dịch càng nhược trương. Loại này ít được dùng để rửa mũi, thường kết hợp acid hyaluronic làm tăng cường khả năng giữ ẩm cho niêm mạc mũi, dùng được cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra, bác sĩ An cũng khuyến cáo thường xuyên súc họng, rửa mũi bằng nước muối có thể phòng ngừa nhiễm Covid-19. Song chưa có đủ bằng chứng chứng minh cách này giúp chống lại hoặc chữa khỏi Covid-19. Vì vậy, bạn có thể súc họng nước muối trước và sau khi ra ngoài hoặc ngay sau khi tiếp xúc với người khác.
Để đảm bảo phòng chống dịch, bạn vẫn đảm bảo tuân thủ nguyên tắc 5K và xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động thường xuyên để nâng cao sức đề kháng.
Trong điều kiện dịch bệnh hiện nay, BS An cho biết người dân không nên chủ quan khi có dấu hiệu viêm mũi họng. Thông thường bệnh sẽ khỏi sau vài ngày. Nếu quá 1 tuần không khỏi người bệnh nên đến khám tại các chuyên khoa.
Bạn đã sử dụng nước súc miệng theo 4 bước này chưa?
Mặc dù không thể thay thế cho việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa, nhưng nước súc miệng vẫn có vai trò quan trọng trong thói quen vệ sinh răng miệng của bạn.
Nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám và giảm nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nước súc miệng giúp loại bỏ mảng bám và giảm nguy cơ bị sâu răng và các bệnh về nướu.
Sau đây, tiến sĩ Anjum Jahan, nha sĩ người Anh, chỉ ra 4 bước quan trọng để sử dụng nước súc miệng đúng cách.
Có 4 bước để súc miệng đúng cách. Ảnh SHUTTESRTOCK
Tiến sĩ Jahan nói: "Khi nói đến việc chăm sóc răng miệng và sức khỏe răng miệng, nước súc miệng cũng quan trọng như đánh răng vì nó giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng bằng cách loại bỏ vi khuẩn mà nếu chỉ đánh răng thì không thể loại bỏ được".
"Nên sử dụng nước súc miệng 1 lần mỗi ngày và vào thời điểm khác với đánh răng vì việc súc miệng có thể loại bỏ florua có lợi từ kem đánh răng", tiến sĩ Jahan chia sẻ.
Tuy nhiên, nước súc miệng có thể gây hại nhiều hơn lợi nếu sử dụng nó thay cho việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa.
Cũng có thể rất tai hại nếu sử dụng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng, điều mà hầu hết mọi người đều làm.
Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh cảnh báo: "Đừng sử dụng nước súc miệng ngay sau khi đánh răng, nếu không nó sẽ làm trôi lượng fluor trong kem đánh răng còn bám lại trên răng".
Tuy nhiên, vấn đề này còn gây tranh cãi. Tiến sĩ Jahan lại khuyên: "Hãy sử dụng nước súc miệng vào lúc khác, chẳng hạn như sau bữa ăn trưa".
Một số chuyên gia gợi ý rằng tốt nhất nên sử dụng nước súc miệng trước khi đánh răng vào buổi sáng.
4 bước súc miệng đúng cách
Nha sĩ Jahan đã liệt kê 4 bước sau đây là quan trọng để súc miệng:
Rót nước súc miệng vào cốc đong
Đổ hết cốc vào miệng
Súc miệng trong khoảng 30 giây
Nhổ nước súc miệng ra
Nha sĩ Jahan lưu ý thêm: "Đừng súc miệng lại bằng nước sau khi sử dụng nước súc miệng vì có thể làm trôi các thành phần của nước súc miệng đi và làm giảm lợi ích của nước súc miệng".
Nên súc miệng trước hay sau khi đánh răng? Có thể nhiều người trước giờ vẫn làm sai cách Mới đây, một nha sĩ đã có những chia sẻ bất ngờ về việc sử dụng nước súc miệng. Các bước vệ sinh răng miệng của hầu hết mọi người lần lượt là đánh răng, súc miệng bằng nước sạch và sau đó là sử dụng thêm một loại nước súc miệng nào đó. Tuy nhiên, một nha sĩ mới đây đã tuyên...