Chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng
Phó trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh Nguyễn ình Qui cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, số trẻ nhập viện liên quan đến thời tiết nắng nóng gia tăng rõ rệt.
Khám bệnh cho trẻ tại Bệnh viện Nhi đồng 2.
Từ đầu tháng 3 đến nay, nhiệt độ tại TP Hồ Chí Minh luôn ở mức cao, ban ngày trung bình 36 đến 38OC, chỉ số tia cực tím (UV) có ngày ở mức cực đại. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng – thủy văn quốc gia, những ngày tới, nắng nóng ở Nam Bộ sẽ còn tiếp diễn. Đây là nguyên nhân khiến các bệnh về hô hấp; tiêu hóa; tay, chân, miệng (TCM); tim mạch… tăng cao.
Phó trưởng khoa Nội 1, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP Hồ Chí Minh Nguyễn ình Qui cho biết, từ đầu tháng 3 đến nay, số trẻ nhập viện liên quan đến thời tiết nắng nóng gia tăng rõ rệt. Theo thống kê, nếu trong cả tháng 2-2021, số bệnh nhi nhập viện khoảng 4.000 trường hợp, thì chỉ mới hai tuần đầu tháng 3, số trẻ nhập viện đã lên tới 3.600 cháu.
“Những bệnh liên quan đến thời tiết nắng nóng thường rơi vào nhóm tiêu hóa, hô hấp, nhiễm siêu vi, cảm cúm và các bệnh về da. Biểu hiện của trẻ thường là sốt cao liên tục từng cơn, phát ban sau khi hết sốt… Thay đổi môi trường sinh hoạt từ nắng nóng sang phòng máy lạnh cũng dễ gây sốt, ho, xổ mũi. Cần phân biệt sốt xuất huyết với TCM ở thời điểm hiện tại và nhất là dịch Covid-19. Do đó, với trẻ có biểu hiện sốt, ho, xổ mũi, bác sĩ sẽ hỏi kỹ về vấn đề dịch tễ để xác định nguyên nhân chính xác”, bác sĩ Nguyễn ình Qui cho biết thêm.
Tại khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Nhi đồng 2, số ca trẻ nhỏ mắc bệnh tăng nhanh trong những ngày gần đây. Trưởng khoa Tiêu hóa Tăng Lê Châu Ngọc, cho biết, mỗi ngày điều trị khoảng hơn 40 ca, trong đó tiếp nhận từ 15 đến 20 ca mới nhập viện mỗi ngày.
Video đang HOT
Ca nặng nhất là bệnh nhi 17 tháng tuổi, sốt cao, tiêu chảy, có suy thận. Sau sáu giờ truyền dịch, tình trạng sức khỏe đã được cải thiện. Khoa Tiêu hóa cũng đang điều trị cho 15 trẻ bị tiêu chảy nặng, trong đó có ba trẻ phải truyền dịch gấp, hai trẻ đang được theo dõi kỹ. Ngoài ra, khoa còn điều trị cho nhiều trẻ khác bị nhiễm trùng đường tiêu hóa… Với thời tiết nắng nóng, số lượng trẻ bị bệnh tiêu hóa sẽ tăng mạnh vào những tuần sắp tới.
Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho hay, đơn vị này đang tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhi mắc bệnh TCM. Gần đây nhất là trường hợp bé gái 15 tháng tuổi ở Bạc Liêu mắc TCM nặng, nguy cơ tử vong cao. Các bác sĩ phải cho thở máy, dùng thuốc vận mạch và lọc máu liên tục. Sau hai ngày tích cực điều trị, tình trạng bệnh nhi cải thiện dần, hết sốt, nhịp tim bình thường, cai được máy thở. Tương tự, khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 gần một tháng nay cũng ghi nhận nhiều ca mắc bệnh TCM nặng (độ 2, độ 3) do nhập viện trễ. Trong đó, có trường hợp bệnh nhi có biến chứng tim mạch gây cao huyết áp.
Các chuyên gia y tế dự báo, với thời tiết nắng nóng kéo dài, độ ẩm tăng cao, số ca bệnh sẽ tăng. Ghi nhận tại Bệnh viện Thống Nhất, khá nhiều người cao tuổi nhập viện do liên quan đến thời tiết. Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Thống Nhất Trương Quang Anh Vũ cho biết: “Mỗi năm khi thời tiết nắng nóng, số người cao tuổi nhập viện thường tăng 5 đến 10%. Hiện, mỗi ngày, khoa Tim mạch và khoa Hô hấp của bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân đến thăm khám, điều trị… Nắng nóng có thể gây mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao”.
Bệnh viện Da liễu TP Hồ Chí Minh thông tin, bệnh viện ghi nhận khá nhiều bệnh nhân bị sạm da, viêm da, nhiễm vi nấm, lang ben, dị ứng, nổi mụn, ngứa… do tiếp xúc với ánh nắng, mồ hôi, môi trường bụi bặm, nóng ẩm…
Để chủ động phòng ngừa bệnh mùa nắng nóng, các chuyên gia y tế lưu ý người dân nên tạo thói quen rửa tay, vệ sinh thân thể thường xuyên. Không nên ra ngoài lúc trời nắng nóng trong thời gian dài, nhất là từ 10 giờ đến 16 giờ, vì lúc này cơ thể dễ bị mất nước, dễ bị vi-rút tấn công gây bệnh đường hô hấp, bệnh về da. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo, khi chỉ số tia UV mức 8 – 10, nếu chúng ta ở ngoài nắng khoảng 25 phút có thể bị bỏng da. Khi chỉ số tia UV từ mức 11 trở lên, nguy cơ da bị bỏng nếu tiếp xúc ánh nắng mặt trời khoảng 10 phút mà không được bảo vệ. Tia UV ở mức 11 – 12 rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Theo Bộ Y tế, để tránh bệnh mùa nắng nóng, người dân nên hạn chế ra đường khi không cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng, thì phải đội mũ, mặc quần áo chống nắng, đeo kính, mang khẩu trang… ồng thời, nên uống nhiều nước, nhất là người lao động ngoài trời. Không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh, dễ gây viêm họng. Không nên để nhiệt độ máy lạnh trong phòng quá thấp, không để quạt thổi trực tiếp gần vào người để phòng bệnh đường hô hấp. Luôn ăn chín, uống sôi, ăn nhiều hoa quả để bảo đảm đủ vi-ta-min nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể…
Bệnh mùa nắng nóng gia tăng
Những ngày gần đây, nắng nóng tại các tỉnh, thành Đông Nam bộ khá gay gắt. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng một số bệnh mùa nắng nóng như: tiêu hóa, hô hấp, các bệnh về da...
Một bệnh nhân bị nám da được soi da, chẩn đoán, điều trị tại Bệnh viện Da liễu Đồng Nai. Ảnh: Hạnh Dung
Người già và trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, người béo phì, bị bệnh mạn tính có hệ miễn dịch kém là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Do đó, việc phòng bệnh cực kỳ cần thiết.
* Đa dạng các loại bệnh
BS Trương Thị Tường Vy, Bệnh viện Da liễu Đồng Nai cho biết, khoảng 1 tuần trở lại đây, lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại bệnh viện tăng mạnh, gấp 4-5 lần, đặc biệt là những bệnh nhiễm trùng da, bệnh nám, đồi mồi, tàn nhang.
Theo BS Tường Vy, nếu da tiếp xúc trực tiếp với nắng nóng có mật độ tia UV cao sẽ dễ bị các bệnh như: bỏng nắng, sạm, nám, tàn nhang, đốm nâu. Nhiệt độ cao, môi trường bụi bặm cũng khiến các loại vi khuẩn, nấm phát triển gây nên các bệnh như: viêm da mủ, viêm nang lông, mụn trứng cá, nấm da. Mồ hôi đổ nhiều bị bít tắc thường gây các bệnh rôm sảy ở trẻ nhỏ. Ánh nắng với tia UV ở mức độ cao như những ngày gần đây nếu chiếu trực tiếp vào da cũng khiến khả năng ung thư da tăng cao. Những người có da sáng màu có nguy cơ bị ung thư da cao hơn những người có da tối màu.
Ngoài các bệnh về da, thời tiết nắng nóng cũng là tác nhân gây nên những bệnh như: đau đầu, mỏi mắt, chóng mặt. Thân nhiệt cao làm tăng tiêu thụ oxy của tế bào trong cơ thể, khiến cho sự tiêu hóa bị rối loạn. Dịch vị trong dạ dày tiết ra ít, hấp thụ giảm, nhu động ruột chậm cũng gây nên tình trạng táo bón, khô miệng, biếng ăn.
Đối với những người bị bệnh mạn tính như: viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng huyết áp, thời tiết nắng nóng cũng gây ra nhiều bất lợi cho cơ thể. Nắng nóng khiến tim làm việc nhiều và nhanh hơn, làm cho mạch đập mạnh và huyết áp tăng.
Bệnh nhân có tiền sử tim mạch rất dễ trở nặng dẫn đến đau thắt ngực và tai biến mạch máu não. Đáng lưu ý, việc thời tiết thay đổi đột ngột như đang ở ngoài nắng bước vào phòng máy lạnh có nhiệt độ thấp hoặc đang ở phòng máy lạnh bước ra ngoài trời với nhiệt độ cao cũng dễ dẫn đến tình trạng sốc nhiệt, sẽ làm các mạch máu co lại tức thì gây ra thiếu máu não hoặc nhồi máu cơ tim.
* Phòng bệnh đúng cách
BS CKII Nguyễn Hòa Hiệp, Trưởng khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất cho hay, với thời tiết nắng nóng như hiện nay, nếu người dân không biết cách bảo quản thức ăn hợp lý sẽ dễ dẫn đến ôi thiu, khi ăn vào sẽ rất dễ bị tiêu chảy và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Mặt khác, những người lớn tuổi có tiền căn bệnh tăng huyết áp cũng nên hết sức cẩn trọng khi đi ra ngoài nắng lâu.
BS Hòa Hiệp khuyên những người đang bị các bệnh mạn tính, người cao tuổi cần ở những nơi thoáng mát, tránh độ ẩm cao, không nên ăn mặn, không nên hút thuốc lá, thuốc lào; hạn chế ra ngoài trời khi nắng gắt, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, có chế độ ăn uống hợp lý với nhiều rau xanh, trái cây, uống đủ nước; không nên uống quá nhiều nước đá lạnh, nằm quạt, điều hòa trong thời gian, nhiệt độ hợp lý để tránh bị các bệnh đường hô hấp...
Để phòng các bệnh về da, BS Tường Vy khuyên, tốt nhất người dân nên chống nắng tốt. Biện pháp truyền thống là che chắn da thật kỹ khi đi ra ngoài nắng bằng việc mặc áo khoác tay dài, váy chống nắng, đội mũ rộng vành, mang kính mát, khẩu trang. Hạn chế tối đa việc đi ra ngoài nắng, nhất là khung giờ từ 9 giờ đến 16 giờ - lúc mà tia UV ở mức độ cao nhất. Ngoài ra, người dân nên bôi kem chống nắng với chỉ số chống nắng (SPF) từ 50 trở lên hoặc uống viên chống nắng giúp các bệnh về da như: nám, sạm da, đồi mồi đỡ trầm trọng hơn.
Với nhóm bệnh về da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm, cách tốt nhất để phòng bệnh là vệ sinh môi trường sống xung quanh sạch sẽ, thoáng mát, dùng quạt, điều hòa hợp lý để cơ thể bớt đổ mồ hôi. Đồng thời, vệ sinh cơ thể sạch sẽ mỗi ngày. Nếu đi từ ngoài đường bụi về hoặc khi cơ thể đổ mồ hôi nhiều thì nên tắm rửa sạch sẽ, không nên mặc những quần áo ẩm ướt, chọn quần áo vải cotton giúp thấm mồ hôi tốt, không nên mặc những loại quần áo dạng polime hoặc vải dệt vì những loại này sẽ giữ mồ hôi rất lâu, khiến thời gian mặc đồ ướt kéo dài hơn.
Bên cạnh đó, người dân cũng nên tăng sức miễn dịch của bản thân vì các loại nấm sẽ phát triển khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Người dân nên bổ sung vitamin C, ăn uống nhiều trái cây họ có múi như: cam, quýt, lựu... rau xanh có màu sậm; uống nhiều và đủ nước (từ 1,5-2 lít nước/ngày hoặc tùy vào nhu cầu của từng người). Nếu bị nấm hoặc nhiễm khuẩn, người dân không nên tự ý đến nhà thuốc, quầy thuốc để mua thuốc về bôi mà nên đến các cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được thăm khám, chẩn đoán, điều trị kịp thời, tránh tình trạng bệnh nặng, tái đi tái lại. Khi đó, việc điều trị sẽ rất khó khăn, tốn kém, kéo dài thời gian, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống.
[Kỹ năng sống] Hôn trẻ cũng phải học cách Trẻ nhỏ có cái nhìn thật dễ thương mà không người lớn nào không thích lại gần để nựng nĩu, hôn hít trẻ. Tuy nhiên, ẩn sau những nụ hôn không an toàn mà các bậc phụ huynh dành cho trẻ là nhiều tác động xấu đến sức khỏe, đôi khi gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Những tình huống sau...