Chồng quá “yếu” mỗi khi quan hệ, bác sĩ nhìn thân hình liền đoán ra nguyên nhân
Nếu hai vợ chồng kết hôn mãi lâu không có con, đừng vội vàng trách người vợ, vấn đề có thể là ở người chồng.
Bác sĩ Chen Liangyu chia sẻ trước đây anh từng gặp một nam bệnh nhân ngoài 30 tuổi đến khám với gương mặt chán nản. Người đàn ông cho biết đã kết hôn được nửa năm, vợ chồng anh muốn có con nhưng mọi việc không được như ý muốn của họ.
Mỗi khi hai vợ chồng quan hệ thì “cậu nhỏ” của người đàn ông không thể cương cứng, nếu được lại rơi vào tình trạng xuất tinh sớm khiến vợ chồng bất hòa. Sau đó, người chồng có đi khám nam khoa, xét nghiệm máu nhận thấy hormone bình thường.
Bác sĩ Chen Liangyu kể về trường hợp người đàn ông bị yếu sinh lý.
Bác sĩ Chen Liangyu quan sát người đàn ông nhận thấy anh có thân hình mập mạp, cổ ngấn mỡ, lại dễ ngủ gật. Sau khi kiểm tra thì xác nhận rằng anh ta đang bị chứng ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng. Trong 1 tiếng ngủ, người đàn ông có thể bị ngưng thở hơn 50 lần, mỗi lần gần 1 phút.
Điều này dẫn đến cơ thể không nghỉ ngơi trọn vẹn được suốt đêm, hàm lượng oxy trong cơ thể bị giảm. Điều này khiến người đàn ông luôn trong tình trạng mệt mỏi. Ngoài ra, anh còn dễ bị nghẹt mũi, nên quen thở bằng miệng dẫn tới amidan sưng to.
Sau khi tiến hành phẫu thuật nghẹt mũi và cắt bỏ amidan cho người đàn ông, bác sĩ Chen Liangyu cho biết số lần ngừng thở của anh ấy giảm từ 50 lần xuống còn 6 lần. Sau đó, người đàn ông đã đến phòng khám tiết niệu và nhận thấy khả năng cương cứng đã trở lại, nửa năm sau, vợ của anh đã có bầu.
Bác sĩ tiết niệu Qiu Hongjie cũng nói thêm rằng khi những người trẻ gặp rắc rối với việc không nâng, họ sẽ tìm kiếm các vấn đề từ 4 khía cạnh, đó là yếu tố mạch máu, yếu tố nội tiết tố, bệnh y tế và trạng thái tinh thần. Trong số đó, trạng thái tinh thần kém của nam giới cũng có thể dẫn tới “cậu nhỏ” bị yếu sinh lý và điều này liên quan nhiều đến giấc ngủ.
Người đàn ông mắc chứng ngưng thở khi ngủ dẫn tới rối loạn chức năng sinh lý. (Ảnh minh họa)
Giấc ngủ ảnh hưởng đến chức năng tình dục thế nào?
Rối loạn giấc ngủ và mất ngủ kinh niên có thể ảnh hưởng nặng nề đến một vấn đề đó là tình dục. Tiến sĩ Gehrman và Allison T. Siebern, thành viên của Chương trình Y học Giấc ngủ Hành vi và Mất ngủ tại Trung tâm Y học Giấc ngủ Đại học Stanford, cho biết những người đàn ông và phụ nữ thiếu ngủ đều báo cáo các vấn đề về tình dục.
Siebern nói: “Thiếu ngủ có thể dẫn đến năng lượng thấp,mệt mỏi và buồn ngủ. Điều này có thể ảnh hưởng đến ham muốn tình dục và giảm hứng thú với tình dục.”
Robert Thayer, Tiến sĩ, giáo sư tâm lý học tại Đại học Bang California ở Long Beach và là một nhà nghiên cứu tâm lý tin rằng sự kết hợp của năng lượng thấp và sự căng thẳng gia tăng do thiếu ngủ – một tình huống mà ông gọi là “mệt mỏi căng thẳng” – cũng có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục.
Chất lượng giấc ngủ kém có thể ảnh hưởng tới khả năng tình dục của nam giới. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt, với những nam giới mắc chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA), không có khả năng thở đúng cách trong khi ngủ, thường cho biết libidos và hoạt động tình dục thấp.
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn (OSA) là loại ngưng thở khi ngủ phổ biến nhất. Đó là một chứng rối loạn nghiêm trọng tiềm ẩn. Những người bị OSA ngừng thở liên tục trong khi ngủ, họ thường xuyên ngáy và khó ngủ.
Rối loạn giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone và oxy. Điều đó có thể dẫn đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả rối loạn cương dương (ED). Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng cho thấy những người đàn ông bị OSA có nhiều khả năng bị ED và ngược lại.
Một nghiên cứu năm 2009 được đăng tải trên Tạp chí Y học tình dục phát hiện ra rằng 69% nam giới được chẩn đoán mắc OSA cũng bị ED. Nghiên cứu năm 2016 cũng tìm thấy rối loạn chức năng cương dương ở khoảng 63% người tham gia nghiên cứu bị chứng ngưng thở khi ngủ. Ngược lại, chỉ 47% nam giới trong nghiên cứu không có OSA bị ED.
Ngưng thở khi ngủ, coi chừng có ngày 'ngủ' luôn
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ nghiêm trọng tiềm ẩn, khiến người bệnh liên tục ngừng thở và thở lại trong khi ngủ.
Video đang HOT
Ngưng thở khi ngủ là do các cơ ở phía sau cổ họng giãn ra, làm đường thở bị thu hẹp hoặc đóng lại khi hít vào - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Nếu một người ngáy to và uể oải buồn ngủ ngay cả sau khi đã ngủ cả đêm, có thể người này đã mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Nếu bị ngưng thở khi ngủ, hãy đi khám ngay.
Điều trị có thể làm giảm các triệu chứng và có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề về tim và các biến chứng nguy hiểm, theo Mayo Clinic .
Các triệu chứng cảnh báo chứng ngưng thở khi ngủ
Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của chứng ngưng thở khi ngủ, bao gồm:
Ngáy to
Ngừng thở từng đợt trong khi ngủ
Thở hổn hển khi ngủ
Khô miệng khi thức giấc
Nhức đầu buổi sáng
Cảm giác thèm ngủ vào ban ngày
Khó chú ý vào ban ngày
Cáu gắt
Khi nào nên đi khám?
Ngáy to có thể chỉ ra một vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn, nhưng không phải ai mắc chứng ngưng thở khi ngủ cũng ngáy.
Hãy đi khám nếu có các dấu hiệu hoặc triệu chứng kể trên. Hãy hỏi bác sĩ về bất kỳ vấn đề giấc ngủ nào khiến mệt mỏi, buồn ngủ và cáu kỉnh.
Nguyên nhân của chứng ngưng thở khi ngủ
Nguyên nhân là do các cơ ở phía sau cổ họng giãn ra, làm đường thở bị thu hẹp hoặc đóng lại khi hít vào, có thể làm giảm mức ô xy trong máu.
Bộ não cảm nhận được tình trạng không thể thở và đánh thức người bệnh khỏi giấc ngủ để có thể mở lại đường thở.
Có thể thở phì phì, thở tắc nghẽn hoặc thở hổn hển.
Mô hình này có thể lặp lại từ 5 đến 30 lần trở lên mỗi giờ, trong suốt đêm, làm suy giảm khả năng đạt đến giai đoạn sâu của giấc ngủ.
Ngưng thở khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim tái phát, đột quỵ và nhịp tim bất thường như rung nhĩ - ẢNH: SHUTTERSTOCK
Các biến chứng từ việc ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Các biến chứng có thể bao gồm:
1. Huyết áp cao hoặc các vấn đề về tim
Nồng độ ô xy trong máu giảm đột ngột xảy ra trong quá trình ngưng thở khi ngủ làm tăng huyết áp và căng thẳng hệ thống tim mạch.
Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tăng huyết áp.
Ngưng thở khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ đau tim tái phát, đột quỵ và nhịp tim bất thường như rung nhĩ.
Nếu bị bệnh tim, nhiều đợt thiếu ô xy trong máu có thể dẫn đến đột tử do nhịp tim không đều.
2. Bệnh tiểu đường loại 2
Ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ kháng insulin và bệnh tiểu đường loại 2.
3. Mắc hội chứng chuyển hóa
Rối loạn này, bao gồm huyết áp cao, mức cholesterol bất thường, lượng đường trong máu cao và tăng vòng eo, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn.
4. Biến chứng sau phẫu thuật
Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều nguy cơ bị biến chứng sau cuộc phẫu thuật lớn vì họ dễ gặp các vấn đề về hô hấp, đặc biệt là khi được an thần và nằm ngửa.
Người bị ngưng thở khi ngủ, trước khi phẫu thuật, hãy cho bác sĩ biết về tình trạng này của mình.
5. Vấn đề về gan
Những người bị chứng ngưng thở khi ngủ có nhiều nguy cơ bị bất thường chức năng gan và gan có nguy cơ bị sẹo do bệnh gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra chứng ngưng thở khi ngủ thường khiến người bệnh buồn ngủ quá mức vào ban ngày, sẽ đặc biệt nguy hiểm khi lái xe, theo Mayo Clinic .
Những ai có nguy cơ?
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, ngay cả trẻ em.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc dạng ngưng thở khi ngủ này bao gồm:
Cân nặng quá mức
Chất béo tích tụ xung quanh đường thở trên có thể cản trở việc thở.
Chu vi cổ lớn hơn
Những người có cổ dày hơn có thể có đường thở hẹp hơn.
Đường thở bị thu hẹp
Người có cổ họng hẹp bẩm sinh. Sưng amidan hoặc VA cũng gây tắc nghẽn đường thở, đặc biệt là ở trẻ em.
Giới tính
Nam giới có nguy cơ bị ngưng thở khi ngủ cao gấp 2 - 3 lần phụ nữ. Nhưng phụ nữ thừa cân, đặc biệt là sau khi mãn kinh, cũng có nguy cơ cao.
Tuổi tác
Ngưng thở khi ngủ xảy ra thường xuyên hơn đáng kể ở người lớn tuổi.
Lịch sử gia đình
Có thành viên trong gia đình mắc chứng ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Sử dụng rượu hoặc thuốc an thần
Những chất này làm giãn các cơ trong cổ họng, có thể làm trầm trọng thêm chứng ngưng thở khi ngủ.
Hút thuốc
Những người hút thuốc có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ cao gấp 3 lần.
Nghẹt mũi
Người khó thở bằng mũi có nhiều khả năng mắc chứng ngưng thở khi ngủ.
Mắc một số bệnh
Suy tim sung huyết, huyết áp cao, bệnh tiểu đường loại 2 và bệnh Parkinson là một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ.
Hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn nội tiết tố, từng bị đột quỵ và hen suyễn cũng có thể làm tăng nguy cơ, theo Mayo Clinic .
Mối liên quan giữa hội chứng ADHD và giấc ngủ Các nhà khoa học Hà Lan phát hiện hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và mất ngủ có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm tăng mức nghiêm trọng của nhau. Ảnh: Getty Images Theo Tiến sĩ Sandra Kooij, chuyên gia về ADHD tại Trung tâm Y học thuộc ại học Amsterdam, gần 80% người mắc ADHD đều...