Chiều 6/4: Khẩn trương xây dựng kế hoạch cung ứng vaccine phòng COVID-19 để tiêm mũi 4
Đến 14h ngày 6/4 cả nước đã tiêm 207.235.119 liều vaccine phòng COVID-19; ngành y tế và các ngành liên quan chuẩn bị sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi; Bộ Y tế giao các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng Kế hoạch cung ứng vaccine để tiêm mũi 4.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm vaccine phòng COVID-19 đến 14h ngày 6/4 cho thấy cả nước đã tiêm 207.235.119 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó ngày 5/4, các điểm tiêm chủng đã tiêm 211.704 mũi vaccine.
Tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên ở nước ta đến ngày 5/4 là: mũi 1 là 100%, mũi 2 là 99,8%, tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Đối với người từ 12 – 17 tuổi mũi 1 là 99,8% và mũi 2 là 95,1%.
Cả nước đã tiêm 207.235.119 liều vaccine phòng COVID-19; ngành y tế và các ngành liên quan chuẩn bị sẵn sàng tiêm vaccine cho trẻ từ 5- dưới 12 tuổi; Bộ Y tế giao các đơn vị liên quan khẩn trương xây dựng Kế hoạch cung ứng vaccine để tiêm mũi 4.
Số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 189.823.620 liều, trong đó Mũi 1: 71.251.081 liều; Mũi 2: 69.579.430 liều; Mũi bổ sung: 14.957.246 liều và Mũi 3: 34.035.863 liều;
Số liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.199.795 liều, trong đó Mũi 1: 8.808.676 liều; Mũi 2: 8.391.119 liều.
Bộ Y tế và các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19;
Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, bảo đảm tiến độ tiêm vaccine; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để tránh bỏ sót; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh rà soát và tổ chức tiêm liều cơ bản và liều bổ sung cho người trên 50 tuổi, người có bệnh nền đến khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở;
Sau khi đã tiêm đủ liều cơ bản thì triển khai tiêm liều bổ sung và liều nhắc lại theo thứ tự ưu tiên; chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine.
Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh; nâng cao ý thức cá nhân trong việc chủ động, tự giác thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện đúng các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế trong quản lý, điều trị người nhiễm COVID-19 tại nhà, không áp dụng theo các hướng dẫn từ các nguồn thông tin không tin cậy, chưa được kiểm chứng.
Liên quan đến vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi, tại cuộc họp về việc tiếp tục triển khai Kế hoạch cung ứng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi vừa diễn ra, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đề nghị các đơn vị nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc cung ứng vaccine phòng COVID-19 tại Nghị quyết số 14/NQ-CP ngày 05/02/2022 của Chính phủ về mua vaccine phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi và Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu đối với gói thầu mua vaccine phòng COVID-19 của Pfizer cho trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi.
Cũng tại cuộc họp, Bộ Y tế giao Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chủ trì phối hợp với Cục Y tế dự phòng khẩn trương xây dựng Kế hoạch cung ứng vaccine phòng COVID-19 để tiêm mũi 4, báo cáo Bộ Y tế trước ngày 15/4/2022.
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu - một ở Brazil và một ở Pháp - đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo "sóng thần" ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể "nhiễm cả hai loại virus", Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch - có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều "khó xảy ra", Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ "giúp chống lại bệnh nghiêm trọng", ông nói thêm.
Hỏi nhanh về Covid-19: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì? Sắp tới mẹ tôi (75 tuổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì? (M.H, TP.HCM) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược...