Chiều 2/4: Đã khỏi COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm, cần tiếp tục hoàn thành tiêm vaccine mũi 3
Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vaccine phòng COVID-19, khoảng 83% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 3, tuy nhiên đã khỏi COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm, cần tiếp tục hoàn thành tiêm vaccine mũi 3.
Đã tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho khoảng 83% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên
Đến nay cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vaccine phòng COVID-19, tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cho người từ 18 tuổi trở lên: mũi 1 là gần 100%, mũi 2 là 99%, và tỷ lệ người đã tiêm mũi 3 đạt khoảng 50%. Đối với người từ 12 đến 17 tuổi mũi 1 là 99% và mũi 2 là 94%.
Về tiêm mũi 3, Bộ Y tế cho hay, đến ngày 31/3/2022, ước tính có khoảng 60% đối tượng từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm mũi 3. Như vậy hiện tại đã tiêm mũi 3 cho khoảng 83% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm. Số còn lại chưa tiêm mũi 3 vì một số lý do như: Số lượng người mắc COVID-19 tăng cao, trùng với thời điểm cần tiêm mũi 3, do đó có sự trì hoãn tiêm chủng; Một bộ phận người dân đã tiêm 2 liều vaccine sau khi mắc COVID-19 và bình phục có xu hướng không tiêm tiếp mũi 3 vì cho rằng đã có miễn dịch tự nhiên sau khi mắc bệnh.
Theo Bộ Y tế, đến nay cả nước đã tiêm hơn 206 triệu liều vaccine phòng COVID-19, khoảng 83% số đối tượng từ 18 tuổi trở lên đã tiêm mũi 3. Ảnh: Tuấn Anh
Bộ Y tế cũng cho rằng do tỷ lệ bao phủ vaccine cao trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ chết/mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu.
Người khỏi bệnh vẫn có khả năng tái nhiễm, do vậy cần tiếp tục hoàn thành tiêm vaccine mũi 3; triển khai các biện pháp ưu tiên quản lý, bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao; tăng cường năng lực cách ly, chăm sóc, điều trị quản lý người mắc COVID-19 tại nhà; nhất là thực hiện nghiêm thông điệp “5K vaccine thuốc điều trị công nghệ đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác” là rất quan trọng trong việc kiểm soát ca lây nhiễm, hạn chế bệnh tăng nặng, tử vong.
Chỉ sử dụng cùng loại vaccine để tiêm đủ 2 mũi cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi
Theo thông tin của Bộ Y tế, trong đầu tháng 4/2022 khi có vaccine, sẽ triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi theo hình thức chiến dịch. Tiêm trước cho trẻ lớp 6, sau đó hạ dần đối tượng tiêm.
Video đang HOT
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đợt tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi sẽ sử dụng 2 loại vaccine là vaccine Pfizer và vaccine Moderna. Chỉ sử dụng một loại vaccine phòng COVID-19 để tiêm đủ 2 mũi cho cùng 1 đối tượng. Cả 2 loại vaccine này đều có thể gặp các tác dụng phụ phổ biến tương tự như đối với người lớn sau khi tiêm như đau đầu, ớn lạnh, sốt… và rất hiếm gặp các phản ứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.
Sau buổi tiêm chủng, trẻ sẽ được yêu cầu theo dõi tại điểm tiêm chủng 30 phút và tiếp tục theo dõi trẻ 28 ngày sau tiêm, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Qua đó, phát hiện sớm các phản ứng sau tiêm nhằm có biện pháp xử trí kịp thời và hiệu quả.
Nỗ lực cứu sống trẻ 14 tuổi sau hơn 3,5 tháng mắc COVID-19
Sáng 2/4, Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM cho hay, vừa cứu sống bé gái 14 tuổi sau suốt hơn 3,5 tháng chiến đấu với COVID-19
Bệnh nhân này được chuyển từ Bệnh viện Từ Dũ đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM tháng 12/2021. Tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bác sĩ nhanh chóng ghi nhận Q. viêm phổi nặng – nhiễm trùng huyết – suy hô hấp rất nặng phải thở máy thông số cao ngay.
Diễn tiến bệnh xấu, nhanh, tổn thương đa cơ quan rất nặng nên được chuyển vào Khoa Hồi sức tích cực để tiếp tục hỗ trợ hô hấp, lọc máu liên tục và điều trị kháng sinh phổ rộng, kháng đông, kháng viêm theo phác đồ COVID-19 nguy kịch.
Sau 4 ngày điều trị, tình trạng phổi của Q. tiếp tục diễn tiến xấu, tổn thương nặng lan tỏa 2 bên, thở máy thông số cao, có chỉ định sử dụng ECMO.
Trải qua 80 ngày chạy ECMO, có những lúc tình trạng Q. quá nặng tưởng chừng như không thể qua khỏi, nhưng bằng sự cố gắng hết mình, chăm sóc tận tình, theo dõi sát từng giây phút bên giường bệnh của các y bác sĩ – điều dưỡng khoa Hồi sức tích cực, đặc biệt là ekip chạy ECMO, bệnh tình Q. tiến triển tốt hơn, dần hồi phục, ngưng được ECMO và cai máy thở một cách thần kỳ. Tuy nhiên, Q. còn viêm phổi nặng phải thở áp lực dương liên tục qua mũi nên được chuyển đến Khoa Hô hấp 1 tiếp tục điều trị.
Trong quá trình điều trị, Q. có nhiều tổn thương về thể chất cũng như tâm lý, các bác sĩ liên chuyên khoa hô hấp, dinh dưỡng, vật lý trị liệu, tâm lý xây dựng các liệu pháp phục hồi chức năng tối ưu nhất.
Sau hơn 3,5 tháng điều trị, Q. đã được xuất viện về nhà đoàn tụ trong niềm hạnh phúc của gia đình và tập thể y bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 2.
Những điều cần biết về thuốc chữa Covid-19 của Pfizer
Ngày 22/12, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ đã cấp phép cho Paxlovid, loại thuốc kháng virus kê đơn đầu tiên dạng viên nén để điều trị các trường hợp Covid-19 từ nhẹ đến trung bình.
Thuốc Paxlovid, do Pfizer sản xuất, cần được dùng "càng sớm càng tốt" sau khi có chẩn đoán mắc Covid-19 và trong vòng 5 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng.
"Giấy phép hôm nay giới thiệu phương pháp điều trị đầu tiên cho Covid-19 ở dạng viên uống - một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu này", TS Patrizia Cavazzoni, Giám đốc Trung tâm Đánh giá và Nghiên cứu thuốc của FDA, phát biểu. "Điều này mang đến một công cụ mới để chống lại Covid-19 vào thời điểm quan trọng trong đại dịch khi các biến thể mới xuất hiện và hứa hẹn sẽ giúp việc điều trị kháng virus dễ tiếp cận hơn đối với những bệnh nhân có nguy cơ cao tiến triển thành Covid-19 nặng".
Paxlovid có những thành phần gì?
Paxlovid có hai thành phần chính - nirmatrelvir và ritonavir. Kết hợp với nhau, các thành phần này có tác dụng lên một protein của SARS-CoV-2, virus gây Covid-19. Nirmatrelvir ngăn chặn virus sao chép và ritonavir làm chậm quá trình phân hủy nirmatrelvir, giúp nó tồn tại trong cơ thể trong thời gian dài hơn ở nồng độ cao hơn.
Paxlovid có tác dụng gì?
Paxlovid không phải là thuốc phòng ngừa hoặc điều trị dự phòng. Nghĩa là không nên uống thuốc để đề phòng nhiễm Covid-19 hoặc sau khi tiếp xúc với người nhiễm. Cũng không nên coi thuốc là cách điều trị đầu tiên cho những người cần nhập viện do bị Covid-19 nặng.
Thay vào đó, thuốc được dùng cho những người có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 và được coi là có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng của virus. Sau khi được sử dụng, thuốc sẽ giúp ngăn SARS-CoV-2 nhân lên trong cơ thể. TS William Schaffner, M.D., chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trường Y Đại học Vanderbilt, giải thích, khi virus không thể tái tạo, nó không thể khiến người nhiễm bị ốm hoặc chỉ gây ra các triệu chứng nhẹ hơn.
Trong thông cáo báo chí về việc cấp phép cho Paxlovid, FDA nhấn mạnh thuốc không thể thay thế cho việc tiêm vaccine và liều tăng cường.
Thuốc điều trị Covid-19 được cung cấp theo liệu trình 30 viên, uống hai lần mỗi ngày, mỗi lần 3 viên trong 5 ngày.
Paxlovid có giá bao nhiêu?
Paxlovid có giá 530 USD cho một liệu trình điều trị. Tuy nhiên, tại Mỹ chính phủ sẽ đài thọ chi phí điều trị, miễn phí cho người dân.
Paxlovid có tương tác với thuốc khác không?
Có - và rất nhiều. Danh sách đầy đủ gồm hơn 100 tương tác thuốc có thể xảy ra. Tuy nhiên, nói chung, Paxlovid sẽ tương tác với một loạt bao gồm thuốc trợ tim, một số loại thuốc kháng sinh, một số loại thuốc chống động kinh và một số loại statin.
Paxlovid được dành cho những đối tượng nào?
Danh sách chính xác chỉ có khi thuốc được Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) cho phép, nhưng FDA cho biết Paxlovid chỉ dành cho "người lớn và bệnh nhi - 12 tuổi và lớn hơn nặng ít nhất 40kg - có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 và những người có nguy cơ cao tiến triển thành Covid-19 nặng, bao gồm cả nhập viện hoặc tử vong.
Khi nào người dân có thể được tiếp cận với Paxlovid?
Có thể mất một thời gian, ít nhất là vài tháng nữa. Mặc dù vậy, nhìn chung, các bác sĩ bày tỏ sự vui mừng khi có một công cụ khác giúp chống lại Covid-19, đặc biệt là khi hai trong số ba phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng được thấy là không hiệu quả đối với biến thể Omicron.
Thủ tướng giao Bộ Y tế kiểm tra chất lượng, cấp phép thêm 1 vắc xin Covid-19 Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính, giao Bộ Y tế kiểm tra chất lượng, cấp phép, tổ chức tiêm miễn phí thêm 1 vắc xin chuẩn bị nhập khẩu vào Việt Nam. Trong thông báo ngày 20/8 gửi Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ cho biết,...