Chiến lược mới của Mỹ ở Biển Đông có gì đáng lưu ý?
Chiến lược mới lần này cũng thiếu vắng quy định cho bất kỳ lệnh trừng phạt nào được áp dụng cho hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo…
“Kinh tế Trung Quốc sụp đổ sẽ cứu cả Biển Đông”Nhật Bản có 4 cách ngăn Trung Quốc bành trướng Biển ĐôngTs Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ “đi đêm” ở Biển Đông?
Chiến hạm USS Fort Worth hải quân Hoa Kỳ tuần tra trên Biển Đông, ảnh: Bloomberg.
Brinda Banerjee, một nhà nghiên cứu về an ninh, xung đột vũ trang và chính sách quân sự ngày 29/8 có bài phân tích trên trang Valuewalk cho biết, Hoa Kỳ mới đây đã ra mắt chiến lược an ninh hàng hải mới ở châu Á – Thái Bình Dương, trong đó Biển Đông là nền tảng chương trình nghị sự an ninh – hải quân mới.
Chiến lược của Mỹ tập trung vào 3 điểm: Bảo vệ tự do trên Biển Đông; Ngăn ngừa xung đột và cưỡng chế; Thủc đẩy việc tuân thủ luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế.
Video đang HOT
Xung đột địa chính trị ở Biển Đông đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng gia tăng nhanh chóng đáng chú ý trong năm qua sau khi Trung Quốc bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).
Hoa Kỳ đang nỗ lực để ổn định cân bằng sức mạnh trong khu vực, ngăn chặn Trung Quốc bành trướng yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông. Chiến lược mới về an ninh hàng hải châu Á – Thái Bình Dương rõ ràng lấy cảm hứng từ những diễn biến gần đây trên Biển Đông.
Chính quyền Tổng thống Barack Obama hiểu rõ đã đến lúc cần phải xem lại chính sách cũ của mình ở châu Á – Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng và xây dựng một chính sách mới.
Chiến lược mới nhằm thúc đẩy luật pháp quốc tế về ứng xử trên biển, và đảm bảo rằng không một quốc gia nào hoàn toàn kiểm soát một vùng biển vùng trời quốc tế hoặc khẳng định quyền tài phán của mình ngoài các vùng biển họ có thẩm quyền theo quy định của luật pháp quốc tế.
Hoa Kỳ đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đông vì lý do rất rõ ràng: Sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực này không chỉ đảo ngược hoàn toàn cân bằng địa chính trị có lợi cho Bắc Kinh mà còn giáng đòn chí mạng vào chiến lược xoay trục sang châu Á.
Nếu để Bắc Kinh khẳng định chủ quyền (vô lý, phi pháp) trên Biển Đông thì có nghĩa toàn bộ tuyến hàng hải thương mại, hàng không, các hoạt động công nghiệp, quân sự, viễn thông, nghiên cứu ở Biển Đông đều chịu sự chi phối của Bắc Kinh.
Hiện tại Trung Quốc tự hào có 205 tàu Cảnh sát biển, vượt xa 147 tàu tuần tra của lực lượng Cảnh sát biển tất cả các quốc gia khác trong khu vực công lại. Chưa kể đến số tàu của lực lượng “dân quân biển” và tàu cả “trá hình”. Trung Quốc cũng sử dụng 303 tàu chiến hải quân, vượt xa tổng số 202 tàu quân sự của Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam cộng lại.
Lính Trung Quốc, hình minh họa: Reuters.
Mỹ thúc đẩy triển khai 60% binh hỏa lực không – hải quân của mình ở hải ngoại đến Thái Bình Dương trong 5 năm tới. Mỹ cũng đang tập trung mạnh vào việc triển khai 386 ngàn quân ở châu Á – Thái Bình Dương, thậm chí là tập trung vào sân chơi an ninh ở Biển Đông.
Washington cũng có kế hoạch triển khai các máy bay mới nhất, một tàu tấn công đổ bộ, một tàu ngầm tấn công, 2 tàu khu trục lớp Aegis, 3 tàu khu trục tàng hình đến khu vực, cùng hợp tác tập trận chung, phát triển năng lực cho các nước ven Biển Đông.
Trong thời gian qua Lầu Năm Góc đã từng sai lầm khi quá thận trọng trong việc tránh xung đột ở Biển Đông, không dám thách thức sự bành trướng của Bắc Kinh như nhiều người mong đợi, ngần ngại lên án Trung Quốc mạnh mẽ.
Chiến lược mới lần này cũng thiếu vắng quy định cho bất kỳ lệnh trừng phạt nào được áp dụng cho hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa, tiếp tục gây hấn hòng chiếm thế thượng phong ở Biển Đông.
Tuy nhiên bằng cách tăng cường củng cố sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, Mỹ gửi thông điệp rõ ràng cho tất cả các bên liên quan rằng sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không được tha thứ. Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là để khôi phục sự cân bằng quyền lực và ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.
Các chuyên gia lưu ý, bất chấp những nỗ lực này của Washington, vẫn có thực tế không thể phủ nhận là Trung Quốc đang bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp lan tràn và không có cách nào ngăn Bắc Kinh đạt được mục tiêu này. Andrew Erickson bình luận trên The Wall Street Journal về 3 cách thức chiến lược mới về an ninh hàng hải của Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương có thể tăng cường an ninh cho Biển Đông.
Một là Trung Quốc nhiều lần được cảnh báo không bành trướng, độc chiếm Biển Đông nhưng cho đến nay họ vẫn phớt lờ. Hoa Kỳ cần phải xem xét hình thức xử phạt chính thức và các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh để đảm bảo hòa bình, an ninh trong khu vực.
Hai là Lầu Năm Góc cần thảo luận chi tiết hơn về phạm vi hoạt động của Mỹ ở Biển Đông, công bố tham gia và hỗ trợ các bên xây dựng, thiết lập chính sách mới.
Thứ ba là phải cảnh báo mạnh mẽ Bắc Kinh không dùng dân quân biển để bành trướng Biển Đông. Tập Cận Bình đã chỉ thị quân đội Trung Quốc thành lập một lực lượng lớn dân quân biển và một phần lớn lực lượng này sử dụng cho mục tiêu độc chiếm Biển Đông làm ao nhà.
Hồng Thủy
Theo giaoduc