Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong những tháng đầu tiên theo tuần
Dinh dưỡng là một điều vô cùng quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, nên chú ý chọn thực phẩm cho bà bầu theo từng giai đoạn giúp con phát triển toàn diện.
Khi mang thai, cơ thể của mẹ sẽ không còn được khỏe mạnh như bình thường. Bên cạnh đó, việc ăn không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho 1 người mà là cho cả 2 cơ thể vì vậy thực phẩm cho bà bầu ra sao lại càng là điều cần phải chú ý.
Tùy vào từng giai đoạn phát triển của thai kỳ mà mẹ và bé cần những loại thực phẩm khác nhau. Mẹ nên tìm hiểu để có thể có được những sự lựa chọn tốt nhất.
Mẹ bầu nên chú ý chọn thực phẩm phù hợp để con phát triển khỏe mạnh
Thực phẩm cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ
3 tháng đầu của thai kỳ là thời điểm mà hầu hết các cơ quan, bộ phận quan trọng của cơ thể trẻ phát triển như: não bộ, tủy sống, nhịp tim, cơ quan sinh dục… Trong giai đoạn này, mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất sau đây:
Thực phẩm chứa protein giúp trẻ phát triển các tế bào não, phòng chống biểu hiện bất thường của thần kinh đồng thời giúp cơ thể của mẹ duy trì năng lượng.
Thực phẩm chứa Axit folic giúp giảm thiểu khả năng dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Đồng thời giúp mẹ ngăn ngừa cao huyết áp, tiền sản giật.
Thực phẩm chứa Vitamin B12: Giúp ngăn ngừa dị tật thai nhi, giúp thai nhi khỏe mạnh đồng thời giảm hiện tượng bị nghén ở bà bầu.
Thực phẩm có chứa Vitamin C: có khả năng tăng sức đề kháng, ngăn ngừa cúm và một số bệnh khác.
Nên ăn đa dạng các loại thực phẩm, ăn 5-6 bữa nhỏ trong một ngày.
Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
Thực phẩm cho bà bầu trong 3 tháng giữa thai kỳ
Đây là giai đoạn mà các bộ phận sẽ bắt đầu phát triển và hoàn thiện. Bé bắt đầu có hình dạng do hệ xương tăng trưởng.
Bầu càng lớn thì nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao.
Trong giai đoạn này mẹ hãy bổ sung thêm cả các loại thực phẩm chức nhiều canxi, sắt, vitamin A, vitamin D.
Mặc dù bổ sung nhiều chất nhưng mẹ cần chú ý để không bị tăng cân quá nhiều và quá nhanh.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, các loại hạt, phô mai, ngũ cốc. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ.
Video đang HOT
Thực phẩm cho bà bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ
Giai đoạn cuối thai kỳ có thể gọi là đoạn đua nước rút vì thai nhi sẽ phát triển nhanh cả về cân nặng, chiều dài cơ thể và cả não bộ.
Mẹ hãy bổ sung các loại thực phẩm tốt để giúp trẻ phát triển đồng thời tăng cường sức khỏe để quá trình sinh nở diễn ra thuận lợi.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, thực phẩm cho bà bầu cần phải có là:
Thịt bò: Giúp cung cấp sắt, kẽm và protein.
Cá hồi: Giàu Omega 3.
Trái cây Giàu vitamin C
Ngũ cốc, bánh mì
Rau xanh cũng là một loại thực phẩm không thể thiếu
Việc lựa chọn thực phẩm cho bà bầu theo từng giai đoạn sẽ giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh hơn.
Theo thegioitre.vn
8 loại thức uống hiệu quả giúp giảm triệu chứng tiền kinh nguyệt
Bổ sung các loại thức uống sau để triệu chứng tiền kinh nguyệt không còn là nỗi lo của chị em phụ nữ.
Là nữ giới, ít nhiều ai cũng đã hoặc đang trải qua những triệu chứng không mấy dễ chịu mỗi khi tới kỳ "đèn đỏ". Đau lưng, chuột rút, đau bụng, chóng mặt và tự dưng lại thèm đủ thứ món ăn. Các triệu chứng như vậy được gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS).
HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT LÀ GÌ?
Các hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) là các triệu chứng khó chịu về thể chất và tinh thần thường xảy ra khoảng 1-2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt. Mỗi người sẽ gặp phải các triệu chứng cụ thể khác nhau nhưng đa phần các triệu chứng mà chị em phụ nữ hay gặp phải như đau bụng dữ dội, đau lưng, tức ngực, đau đầu, tăng cân. Ngoài ra, một số còn trải qua các triệu chứng về tâm lý như dễ cáu gắt, buồn chán, khó tập trung...
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN HỘI CHỨNG TIỀN KINH NGUYỆT (PMS)
Các nhà khoa học đã xác định 2 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Đó là thay đổi nội tiết tố nữ và ảnh hưởng của Serotonin. Khoảng 2 tuần trước khi kỳ kinh nguyệt bắt đầu, hoóc-môn Progesterone tiết ra nhiều hơn và giảm đáng kể sau khi bắt đầu "đèn đỏ". Serotonin - là một chất dẫn truyền thần kinh được cho là nguyên nhân gây ra các triệu chứng PMS. Cơ thể khi không đủ lượng Serotonin có thể góp phần làm bạn cảm thấy mệt mỏi, thèm ăn và mất ngủ.
Thay đổi nội tiết tố nữ và ảnh hưởng của Serotonin là nguyên nhân chính gây nên triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ảnh: Unsplash.
CÁCH KHẮC PHỤC
Chăm sóc cơ thể với việc cố gắng ngủ đủ giấc, ngủ sớm kết hợp với việc luyện tập thể dục điều độ để giúp thư giãn các cơ bắp, kiểm soát căng thẳng, chế độ dinh dưỡng còn góp phần quan trọng trong việc giảm triệu chứng khó chịu khi đến kì. Đặc biệt, các loại thức uống có lợi cho sức khỏe sinh sản của nữ giới cũng nên được chú trọng.
Chế độ dinh dưỡng còn góp phần quan trọng trong việc giảm triệu chứng khó chịu khi đến tháng. Ảnh: Unsplash.
Trong bài viết này, đã tổng hợp cho phái đẹp các thức uống bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể để giảm các triệu chứng PMS không mong muốn. Nếu bạn vẫn còn đang trải qua những kỳ "đèn đỏ" đầy mệt mỏi và muốn cải thiện tình trạng đó thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!.
NƯỚC LỌC
Vào ngày hành kinh, cơ thể mất một lượng lớn nước do lượng máu bị mất đi. Mất nước và máu trong thời gian này gây nên tình trạng thiếu nước trong cơ thể và làm cho nồng độ muối tăng cao. Tình trạng này có thể gây nên chuỗi phản ứng phụ đối với sức khỏe, gây nên sự mệt mỏi. Uống nhiều nước giúp giải quyết hầu hết các triệu chứng mệt mỏi khi tới tháng. Uống nước còn giúp giảm đầy hơi và chuột rút.
Uống nhiều nước giúp giải quyết hầu hết các triệu chứng mệt mỏi khi tới tháng. Ảnh: Unsplash.
Hơn nữa, bổ sung đầy đủ nước giúp cơ thể được hydrat hoá liên tục. Hãy thêm một ít lá bạc hà hoặc thêm một chút chanh để tăng kích thích vị giác. Nước lọc còn giúp giảm đau đầu, hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn. Hãy thay thế lượng nước bị mất đi bằng cách bổ sung nhiều nước hơn cho cơ thể trong thời điểm này.
NƯỚC CAM
Nước cam chứa nhiều vitamin C và canxi giúp bạn cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Có ý kiến cho rằng nước cam có vị chua không nên uống trong thời gian hành kinh vì vị chua sẽ khiến tình trạng ra máu nhiều hơn. Thực tế, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nước cam là thức uống rất tốt cho cơ thể trong kỳ nguyệt san.
Vitamin C và canxi giúp bạn cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ảnh: Unsplash.
Một ly nước cam mỗi ngày sẽ giúp kích thích máu ra đều và giảm các triệu chứng khó chịu hiệu quả. Các cơn đau bụng, chuột rút sẽ trôi qua nhẹ nhàng hơn. Ngoài ra, nước cam ép còn bổ sung vitamin và khoáng chất bị mất đi của cơ thể. Hãy thử giải khát bằng 1 ly cam ép trong ngày "đèn đỏ" nếu bạn thấy trong người không được khoẻ.
SỮA VÀ SỮA ĐẬU NÀNH
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sữa cung cấp nhiều vitamin, đặc biệt là canxi giúp tăng cường sức khỏe, chống lại cảm giác mệt mỏi và các triệu chứng PMS khi đến tháng.
Sữa đậu nành là 1 trong 7 nhóm thực phẩm bổ sung estrogen tốt cho nữ giới. Sữa đậu nành rất giàu Phytoestrogen - 1 loại estrogen có nguồn gốc thực vật có thể thay thế estrogen nội sinh trong cơ thể người. Sữa đậu nành giúp điều hoà nội tiết tố nữ, giúp giảm khó chịu trong kỳ nguyệt san. Sữa đậu nành còn rất giàu vitamin nhóm B có tác dụng giảm bớt mệt mỏi và ngăn ngừa tình trạng co thắt - nguyên nhân gây đau bụng.
Sữa đậu nành giúp điều hoà nội tiết tố nữ, giúp giảm khó chịu trong kì nguyệt san. Ảnh: Getty Images.
CÀ RỐT ÉP
Cà rốt rất giàu chất sắt giúp bù đắp lượng máu bị mất thời gian hành kinh. Nước ép cà rốt là lựa chọn tuyệt vời giúp phái đẹp bổ sung chất sắt, vitamin A và Beta-Carotene - rất có ích trong việc kiểm soát lưu lượng máu, do đó giảm thiểu cơn đau.
Ngoài ra, hàm lượng chất xơ cao trong cà rốt giúp giải độc cơ thể và làm dịu cơn đau bụng và giúp điều hoà kinh nguyệt. Chị em phụ nữ hãy bổ sung thức uống này trong kỳ nguyệt san để cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt hiệu quả hơn.
Cà rốt được xem là 1 loại thuốc thiên nhiên có tác dụng giảm đau nhanh. Ảnh: Pexels.
NƯỚC DỨA ÉP
Dứa rất giàu Mangan - chất giúp điều hoà lượng máu kinh nguyệt hiệu quả. Nước ép dứa còn giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh do chứa lượng Bromelain cao. Ngoài ra, Bromelain còn có tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng. Tuy nhiên, chị em phụ nữ nên uống 1 ly nước ép dứa mỗi ngày và không nên uống khi đói bụng.
Nước ép dứa còn giúp loại bỏ cơn đau bụng kinh do chứa lượng Bromelain cao. Ảnh: Pexels.
SINH TỐ BƠ
Bơ chứa một lượng dồi dào Calo, chất béo, Carbohydrate, đường, Protein và chất xơ. Bơ còn là nguồn cung cấp Axit béo omega-3 và Beta-Caroten rất tốt cho cơ thể trong những ngày "đèn đỏ". Một ly sinh tố bơ cung cấp nhiều chất khoáng như Magie, Kali, các vitamin B6, C, E, K đều tốt cho sức khỏe sinh sản của nữ giới. Đây là loại thức uống giúp nâng cao sức khoẻ trong ngày nguyệt san mà phái đẹp không nên bỏ qua.
Bơ còn là nguồn cung cấp Axit béo omega-3 và Beta-Caroten rất tốt cho cơ thể trong những ngày "đèn đỏ". Ảnh: Getty Images.
SINH TỐ TỪ CÁC LOẠI RAU CÓ MÀU ĐẬM
Một số loại rau xanh như rau chân vịt, cải xoăn, bông cải xanh, rau mù tạt xanh,... chứa nhiều chất sắt mà cơ thể cần trong thời gian hành kinh. Hãy pha trộn các loại rau xanh với một chút nước ép táo và thưởng thức thôi nào!
Các loại rau màu xanh đậm cung cấp nhiều chất sắt. Ảnh: Pexels.
NƯỚC ÉP LỰU ĐỎ
Nước ép lựu đỏ cung cấp đến 40% nhu cầu vitamin C cho cơ thể cần trong 1 ngày. Ngoài ra nước ép lựu đỏ còn rất giàu vitamin E, K, Folate và Kali. Trong nước ép lựu đỏ chứa chất Polyphenol - chất chống ôxy hóa có hoạt tính rất mạnh giúp giảm viêm và loại bỏ các gốc tự do.
Uống nước ép lựu đỏ trong ngày "đèn đỏ" giúp điều hoà nội tiết, ngăn ngừa mất nước, giảm đau và tăng cường sức đề kháng. Cơ thể khi được bổ sung đủ các khoáng chất sẽ giảm tình trạng mệt mỏi, uể oải.
Uống nước ép lựu đỏ trong ngày "đèn đỏ" giúp điều hoà nội tiết, ngăn ngừa mất nước, giảm đau và tăng cường sức đề kháng. Ảnh: Unsplash.
Theo elle.vn
Bệnh nhân ung thư dạ dày cần kiêng những thực phẩm nào? Ngoài việc điều trị thì chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng với người bị ung thư dạ dày. Bệnh nhân không nên ăn đồ nhiều dầu mỡ, chiên rán, món ăn quá chua cay... Tại Việt Nam tỉ lệ người mắc ung thư dạ dày ngày càng cao. Trong đó một phần nguyên nhân xuất phát từ thói quen ăn uống....