Chế độ “ăn kiêng ngược” có giúp tránh tăng cân hiệu quả như lời đồn? Câu trả lời sẽ khiến ai cũng tỉnh ra
Bạn đã từng nghe nói đến ăn kiêng, nhưng “ăn kiêng ngược” thì sao? Đó được coi là một kế hoạch ăn kiêng “táo bạo”, bởi nó khuyến khích bạn tránh tăng cân bằng cách ăn nhiều hơn. Nhưng phương pháp này có thực sự hiệu quả không?
Có rất nhiều cuộc tranh luận về các chế độ ăn uống giúp giảm cân và có lợi cho sức khỏe. Nhưng thực lòng phải nói rằng, vấn đề giảm cân không phải là thách thức lớn nhất của những người đang muốn giảm cân mà là làm sao để tránh tăng cân sau đó.
Ai cũng ý thức được một điều rằng, nếu không chú ý, cuộc sống của chúng ta có thể rơi vào chu kì ăn kiêng và tăng cân hay còn gọi là ăn kiêng “yo-yo”. Điều này có thể khiến mọi người có cái nhìn không thiện cảm với thực phẩm, hoặc kéo theo hệ lụy về sức khỏe tâm thần, nhất là khi bạn tăng cân trở lại quá nhiều sau khi giảm cân.
Nhưng gần đây, chế độ “ăn kiêng ngược” đã trở nên phổ biến và được mọi người truyền nhau. Những người tuân thủ chế độ ăn uống này tuyên bố rằng nó có thể giúp bạn tránh tăng cân bằng cách hơi ngược đời là… ăn nhiều hơn. Ý tưởng của chế độ ăn kiêng ngược là tăng dần lượng calo nạp vào sau khi bị thâm hụt. Nói một cách dễ hiểu, đó là sau khi giảm cân, bạn cần ăn uống một cách có kiểm soát và tăng dần lượng thức ăn lên trước khi trở lại ăn uống bình thường.
Điều này sẽ cho phép cơ thể và sự trao đổi chất của bạn “điều chỉnh” dần để bạn có thể tránh tăng cân khi ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng khoa học nào cho thấy chế độ “ăn kiêng ngược” có tác dụng như những người ủng hộ nó tuyên bố.
Chia sẻ trên trang The Conversation, Duane Mellor, giảng viên cao cấp tại Trường Y Aston, Đại học Aston đã nói rõ về vấn đề này như sau:
Chế độ “ăn kiêng ngược” dựa trên lý thuyết rằng cơ thể chúng ta có những “điểm thiết lập” cơ bản cho quá trình trao đổi chất và lượng calo hấp thụ. Nếu chúng ta vượt quá những điểm này thì chúng ta sẽ tăng cân. Nhưng khi “ăn kiêng ngược”, những “điểm thiết lập” này có thể được nâng lên bởi vì chúng ta tăng dần lượng thức ăn tiêu thụ. Về mặt lý thuyết, điều này sẽ “thúc đẩy” sự trao đổi chất của cơ thể, cho phép tiêu thụ nhiều thức ăn và calo hơn mà không bị tăng cân.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào ủng hộ lý thuyết nói trên. Lý do chính là bởi một số yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng và sự trao đổi chất của chúng ta, bao gồm sự phát triển của cơ thể, thức ăn chúng ta ăn, cách thức chúng ta vận động và cả gen di truyền…
Nhưng ảnh hưởng quan trọng nhất đến cách cơ thể chúng ta sử dụng calo là tỷ lệ trao đổi chất khi nghỉ ngơi. Đây là lượng calo cơ thể chúng ta cần để duy trì sự sống. Điều này chiếm khoảng 60-70% lượng calo chúng ta sử dụng hàng ngày.
Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của chúng ta chủ yếu được xác định bởi tuổi, cân nặng, giới tính và khối lượng cơ – chế độ ăn uống của bạn có rất ít ảnh hưởng đến nó. Ăn bằng hoặc thấp hơn tỷ lệ trao đổi chất cơ bản sẽ dẫn đến giảm cân, và ăn cao hơn tỷ lệ này sẽ dẫn đến tăng cân. Tỷ lệ trao đổi chất cơ bản của chúng ta cũng tăng lên khi chúng ta tăng cân hoặc khối lượng cơ, và giảm khi chúng ta giảm cân hoặc khối lượng cơ (bằng chứng cho thấy rằng cơ thể bạn càng có nhiều cơ thì càng cần nhiều calo để hoạt động).
Tập thể dục cũng làm tăng lượng calo mà chúng ta sử dụng, nhưng thường không đủ để ảnh hưởng lớn đến cân nặng của chúng ta. Và mặc dù chế độ ăn giàu protein có thể thay đổi phần nào tốc độ trao đổi chất, nhưng trọng lượng cơ thể và khối lượng cơ của chúng ta có ảnh hưởng lớn nhất đến cân nặng.
Vì vậy, chế độ “ăn kiêng ngược” chỉ hoạt động bằng cách kiểm soát lượng calo nạp vào (tăng lượng calo vào cơ thể một cách dần dần) không được coi là có thể thay đổi quá trình trao đổi chất hoặc tỷ lệ trao đổi chất. Nói một cách đơn giản, nếu bạn ăn nhiều calo hơn cơ thể yêu cầu, bạn sẽ tăng cân. Những gì chúng ta biết là những thói quen nhất định, như thường xuyên ăn sáng và tập thể dục, giúp mọi người tránh bị tăng cân sau khi ăn kiêng.
Mặc dù hiện tại có rất ít nghiên cứu điều tra tác động của chế độ “ăn kiêng ngược” đối với sự trao đổi chất, nhưng nó vẫn có thể giúp ích cho mọi người theo những cách khác. Khi một số người đang giảm cân, họ có thể cảm thấy kiểm soát được cách họ ăn. Nhưng đối với một số người, ngừng ăn kiêng có thể dẫn đến mất kiểm soát về mặt nhận thức. Chế độ “ăn kiêng ngược” có thể mang lại cho một số người sự tự tin để quay lại cách ăn uống bền vững hơn hoặc giúp họ thoát khỏi chu kỳ ăn kiêng hạn chế.
Điều gì có thể xảy ra với cơ thể bạn nếu thiếu chất béo?
Đừng bỏ qua chất béo trong chế độ ăn hàng ngày dù cho nó có ảnh hưởng đến cân nặng của bạn. Bởi chất béo nắm giữ rất nhiều năng lượng cần thiết của cơ thể nên khi thiếu hụt thì bạn sẽ gặp phải một trong những vấn đề sau.
Khi bắt đầu ăn kiêng, điều đầu tiên chúng ta muốn loại bỏ là chất béo. Mặc dù đúng là chất béo xấu có thể khiến bạn tăng cân, nhưng cũng có một số chất béo lành mạnh lại rất cần thiết cho cơ thể bạn. Nếu cắt giảm chất béo hoàn toàn thì nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn, đồng thời còn phá hoại nỗ lực đạt được thân hình mơ ước.
Dưới đây chính là những vấn đề sẽ xảy ra nếu bạn để cơ thể thiếu hụt chất béo.
1. Nhanh cảm thấy đói hơn
Khi bạn cắt giảm chất béo, bạn sẽ nhận thấy rằng cơ thể không còn cảm giác no căng sau bữa ăn. Chất béo là một chất dinh dưỡng thiết yếu mà chúng ta luôn cần trong chế độ ăn uống của mình, nhưng cần tiêu thụ với một lượng vừa phải. Và nếu bạn không tiêu thụ đủ lượng chất béo cần thiết, bạn sẽ phải tìm kiếm nguồn calo ở những nơi khác.
2. Trí nhớ giảm sút
Nếu cắt bỏ hoàn toàn chất béo, bạn sẽ cảm nhận thấy mình không còn tỉnh táo, minh mẫn nữa. Chất béo tốt có thể cải thiện sức khỏe của não bộ và bạn có thể tìm thấy trong chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm chất béo lành mạnh như dầu olive, các loại hạt và cá để tăng cường trí nhớ. Chỉ cần tiêu thụ đủ chất béo tốt cũng có thể giảm nguy cơ mất trí nhớ.
3. Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Chế độ ăn Địa Trung Hải giàu chất béo tốt nên có thể làm giảm nguy cơ đau tim. Theo một vài nghiên cứu, những người ăn hơn nửa muỗng canh dầu olive mỗi ngày có nguy cơ mắc bất kỳ loại bệnh tim nào thấp hơn 15% nên đừng bỏ qua chất béo trong chế độ ăn hàng ngày bạn nhé!
4. Dễ tăng cân nhanh hơn
Khi bạn đi theo một chế độ ăn ít chất béo, cơ thể bạn sẽ không thể đốt cháy chất béo đều đặn. Tuy nhiên, một số chất béo lành mạnh lại có thể cải thiện sự trao đổi chất của bạn. Vì vậy, bạn có thể tìm đến một số món ăn vặt như các loại hạt để nhâm nhi thường xuyên.
5. Khó tăng cơ
Ăn chất béo tốt và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn xây dựng cơ bắp. Chất béo cũng có thể làm tăng nồng độ protein trong cơ thể của bạn nên sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn sau một buổi tập luyện căng thẳng. Ngược lại, nếu không cung cấp đủ chất béo thì bạn sẽ khó tăng cơ dù có tập luyện thường xuyên.
6. Suy yếu hệ thống miễn dịch
Lượng axit béo cần thiết có đủ trong cơ thể sẽ bảo vệ hệ thống miễn dịch tốt hơn. Ngoài ra, nhiều loại vitamin hấp thụ tốt hơn khi tiêu thụ với chất béo. Nếu bạn loại bỏ chất béo tốt khỏi chế độ ăn uống của mình, bạn sẽ làm cơ thể không nhận đủ vitamin.
5 nhầm tưởng thường gặp trong kiểm soát cân nặng và dinh dưỡng Một mặt, internet cung cấp một cách thuận tiện và nhanh chóng để truy cập những thông tin phong phú về dinh dưỡng, nhưng mặt khác, nó cũng làm gia tăng sự phổ biến của những nhầm tưởng về dinh dưỡng và thông tin sai lệch trong cộng đồng. Phần lớn, lợi ích mà công nghệ mang lại là giúp chúng ta có...