Chế độ ăn kiêng dựa trên ý tưởng đoạt giải Nobel
Nhà khoa học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi đã phát hiện ra nguyên tắc ăn uống giúp con người trẻ lâu và khỏe mạnh.
Theo Bright Side, nghiên cứu của ông Yoshinori (giành giải Nobel 2016) cho thấy các tế bào sẽ tự “ăn lại” những thứ cũ khi bạn nhịn đói. Quá trình đó được gọi là “autophagy”. Việc này sẽ loại bỏ các tế bào thừa sinh ra mỡ và nếp nhăn. Để áp dụng nó, bạn cần để ý đến chế độ ăn kiêng ngắt quãng có khoa học.
Nhiều người tin rằng họ nên ăn thường xuyên với lượng nhỏ để cơ thể không bị tích trữ chất béo. Tuy nhiên theo nghiên cứu, những người ăn trong quãng 8h-20h kém khỏe mạnh hơn người ăn từ 8h-14h. Khi chế độ ăn uống thu hẹp, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, thiếu máu hoặc béo phì sẽ thấp hơn.
Thu hẹp thời gian ăn trong ngày sẽ giúp chống lão hóa. Ảnh: depositphotos.com.
Vào buổi sáng, quá trình sản xuất cortisol bắt đầu nên nhiều người có cảm giác thèm ăn. Vào buổi tối, melatonin được sản xuất, cơ thể chuẩn bị cho giấc ngủ và làm chậm các quá trình bên trong bao gồm cả tiêu hóa. Do đó, nếu bạn ăn vào buổi tối, đồng hồ sinh học sẽ mất nhịp điệu.
Để xây dựng đồng hồ sinh học đúng, bạn hãy thức dậy lúc 6h hay 7h rồi ăn sáng sau 30-60 phút. Bạn cần ăn sáng nhiều hơn bữa trưa. 2-3 giờ sau khi thức dậy là khoảng thời gian lý tưởng để bắt đầu làm việc. Việc bỏ bữa tối trong lịch trình này sẽ giúp bạn giảm cân nhanh. Tuy nhiên, nhiều người thường lo lắng về việc cảm thấy đói vào buổi tối.
Bạn đừng để bị cám dỗ bởi cơn đói. Ảnh: depositphotos.com.
Bàn về vấn đề này, các nhà khoa học cho biết nồng độ hormone cao nhất trong máu lúc 8h, 13h và 19h. Sau những mốc thời gian này, hormone cũng sẽ ngưng lại dù bạn có ăn hay không. Điều này có nghĩa là bạn không nên tin vào cảm giác đói nhất thời và hãy cố vượt qua. Theo thời gian, cơ thể sẽ quen với việc thu hẹp khoảng thời gian ăn, cảm giác đói cũng yếu đi. Nếu bạn ăn thường xuyên, cơn đói sẽ mạnh hơn.
Trong vài ngày đầu tiên, một số người thường có ý nghĩ muốn ăn “một con voi” sau 19h. Bạn có thể vượt qua giai đoạn này bằng cách ăn rau và trái cây. Một tuần sau, khi cơ thể quen dần, bạn sẽ ngủ ngon hơn, tâm trạng vào buổi sáng cũng được cải thiện.
5 dấu hiệu cho thấy chế độ ăn kiêng đang gây hại cho sức khỏe của bạn
Chế độ ăn kiêng không lành mạnh có thể khiến bạn bị chuột rút, thiếu chất, tụt huyết áp, kỳ kinh nguyệt không đều, thậm chí gây bệnh trầm cảm.
Khi bắt đầu ăn kiêng, chúng ta chỉ tập trung vào mức tăng giảm cân nặng mà quên mất rằng cơ thể khỏe mạnh cần được cung cấp đầy đủ nguyên tố vi lượng.
Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu này, tức là chế độ ăn kiêng đang tác động xấu đến sức khỏe tổng thể của bạn. Đã đến lúc bạn cần thay đổi thực đơn của mình.
1. Kỳ dâu không đều
Với chị em phụ nữ, dấu hiệu dễ nhất thấy khi cơ thể có vấn đề là kỳ dâu không đúng chu kỳ. Những hormone chịu trách nhiệm trao đổi chất bị mất cân bằng sẽ tác động xấu đến cả thể chất và tinh thần của bạn. Sự rối loạn nội tiết tố xảy ra phần lớn là do bạn đang không ăn đủ i ốt.
2. Vấn đề trí nhớ
Omega-3 là một axit béo giúp não của chúng ta hoạt động tốt, tập trung và ghi nhớ những điều quan trọng. Nếu cơ thể bị thiếu hụt omega-3, nó sẽ bắt đầu hấp thụ nhiều chất béo chuyển hóa hơn. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng những chất béo như vậy có thể gây ra trầm cảm. Nếu chứng trầm cảm của bạn đi kèm với các vấn đề về trí nhớ, hãy cố gắng ăn nhiều omega-3 hơn. Axit này có trong cá, các loại hạt (đặc biệt là quả óc chó), dầu (đặc biệt là dầu lanh), hạt lúa mì nảy mầm.
3. Chuột rút
Bị chuột rút thường xuyên cho thấy bạn cần nhiều magiê hơn để kích hoạt các enzyme chịu trách nhiệm sản xuất serotonin. Trong trường hợp thiếu magiê và trầm cảm, bác sĩ thường khuyên dùng các loại thuốc giàu magiê. Nhưng với trường hợp thiếu ở mức độ nhẹ, bạn có thể bổ sung bằng cách ăn hạt bí, đậu Hà Lan, hạt thông.
4. Chán ăn, mệt mỏi, khó thở
Khi ăn kiêng, bạn cảm thấy không muốn ăn nhiều là điều tốt. Nhưng nếu thấy chán ăn, rã rời, điều đó cho thấy cơ thể bạn đang đang gặp phải tình trạng thiếu máu (do thiếu sắt) gây ra suy nhược. Bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách uống viên sắt hoặc ăn gan (thịt bò hoặc thịt lợn), thận (thịt bò, thịt cừu, thịt bê hoặc thịt lợn), bạch tuộc, đậu nành.
5. Rối loạn đường ruột
Đường ruột sẽ sớm thông báo khi bạn đang tuân theo một chế độ ăn uống không lành mạnh. Điều quan trọng cần nhớ: ruột là cơ quan sản xuất rất nhiều hormone quan trọng (như serotonin - một loại hormone hạnh phúc, được sản xuất trong ruột non). Nếu bạn cảm thấy chán nản và gặp các vấn đề về đường ruột, hãy cố gắng kiểm soát lượng kẽm ăn hàng ngày. Kẽm có nhiều trong mầm lúa mì, pho mát (đặc biệt là ricotta, cheddar, mozzarella và gouda), thịt (đặc biệt là gan và thịt bò), hải sản (đặc biệt là hàu).
Giảm cân muôn đời thất bại vẫn có thể thành công nhờ chế độ ăn kiêng 321 Giảm cân dường như là khát khao bấy lâu nay đã nung nấu của nhiều cô gái. Cho dù bạn muốn giảm cân hay duy trì vóc dáng hiện tại của mình thì "ăn ít hơn và vận động nhiều hơn" vẫn là nguyên tắc hàng đầu mà bạn nên ghi nhớ. Nhiều người nghĩ đến việc kiểm soát lượng calo họ ăn...