[Chế biến] – Thạch cappucino nhân phomai
Biến tấu của bánh Trung thu với chút vị đắng của cafe quyện lẫn vị béo ngậy của phomai sẽ là món ăn “đổi gió” cho gia đình.
Phần nhân phomai
* Nguyên liệu:
- 3 1/2 thìa nước đầy
- 2/3 cốc sữa tươi
- 50g đường
- 1 thìa nhỏ bột thạch trắng
- 50g kem phomai đánh bông.
* Cách làm:
Bước 1: Cho hỗn hợp nước, sữa tươi, đường và bột thạch trắng vào nồi rồi đun sôi.
Bước 2: Hòa thêm kem phomai đã đánh bông và khuấy liên tục, đều tay để hỗn hợp không bị vón cục, đến khi sôi thì tắt bếp.
Bước 3: Đổ hỗn hợp vào từng khuôn nhỏ hoặc khay nướng bánh có chia các ô nhỏ.
Bước 4: Để nguội rồi cho vào tủ lạnh.
Vị đắng của cafe kết hợp với vị béo ngậy của phomai tạo vị rất hài hòa và ăn ý.
Phần thạch cafe
Video đang HOT
* Nguyên liệu:
- 1 3/4 cốc nước
- 70g đường
- 2 1/2 thìa nhỏ bột thạch trắng
- 1 1/2 thìa nhỏ bột cafe hòa với 3 1/2 thìa đầy nước nóng.
* Cách làm:
Bước 1: Đổ hỗn hợp nước, đường và bột thạch trắng vào đun sôi.
Bước 2: Sau khi sôi tắt bếp rồi đổ thêm cafe vừa hòa tan ở trên vào hỗn hợp.
Bước 3: Khuấy liên tục đều tay để các thành phần trong hỗn hợp hòa quyện đều với nhau.
Cách đổ khuôn
Bước 1: Đổ 1/2 cm hỗn hợp cafe vừa khuấy ở trên vào khuôn làm bánh trung thu. Sau đó để nguội cho đến khi hỗn hợp đông lại khoảng 3/4.
Bước 2: Lấy thạch phomai ra khỏi khuôn, đặt lên phần thạch cafe vừa được làm đông.
Đổ hỗn hợp làm thạch vào khuôn bánh để ra được thành phẩm ưng ý nhất.
Bước 3: Lại đổ tiếp phần hỗn hợp cafe vào khuôn bánh cho đến khi che phủ phần thạch phomai bên trong và đầy khuôn thì thôi.
Bước 4: Tiếp tục để nguội đến khi hỗn hợp đông hoàn toàn. Sau đó đặt cả khuôn thạch vào tủ lạnh ít nhất 30 phút.
Bước 5: Đổ thạch ra khỏi khuôn và giữ mát liên tục trong tủ lạnh trước khi ăn.
“Bánh” Trung thu đẹp mắt và khi ăn thì mát lạnh.
Theo MNMN
5 biến tấu bánh mì quen mà lạ của Sài Gòn
Bánh mì chả cá, bánh mì heo quay, bánh mì "cơm tây"... là những biến tấu thú vị của bánh mì Sài Gòn sẵn sàng mê hoặc bất kỳ thực khách nào.
Bánh mì chả cá
Có hai loại bánh mì chả cá là bánh mì chả cá biển và bánh mì chả cá ba sa. Khó ai có thể đoán được nguồn gốc của món ngon này thuộc vùng, miền nào. Chỉ biết vị của chả cá chiên kết hợp với ổ bánh mì nóng giòn tạo nên một hương vị thật độc đáo.
Cách chế biến món bánh mì chả cá khá đơn giản. Cá tươi mua về, tẩm ướp, xay thật nhuyễn, quết bằng cối rồi ướp lạnh. Khi có khách đến mua, người bán gạt một ít chả cá tươi, cho vào chảo dầu nóng là có ngay món ngon cho khách. Là nguyên liệu có vị tanh đặc trưng nên "đồ màu" của món ngon này ngoài hành ngò, dưa leo, tương ớt, ớt xắt, thì loại rau không thể thiếu là rau răm. Nhiều người giải thích rằng ngoài hương thơm khó cưỡng, loại rau này được sử dụng như sự cân bằng âm dương trong món ăn.
Địa chỉ: Đường Dương Bá Trạc, khu Trung Sơn, Q. Bình Chánh; đường Hồ Thị Kỷ (Q. 10). Riêng bánh mì chả cá biển chỉ bán duy nhất tại một địa chỉ là 77 Bùi Thị Xuân, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1, mở cửa: 2h chiều đến 8h tối.
Bánh mì heo quay
Cách ăn các món heo quay, vịt quay hay xá xíu chung với bánh mì đã có ở Sài Gòn từ rất lâu. Tuy nhiên, gần mười năm trở lại đây, người ta mới nghĩ đến việc xắt nhỏ heo quay rồi cho vào bánh mì, ăn chung với mỡ hành, đồ chua, dưa leo, hành ngò cùng một chút nước mắm hay nước kho thịt rồi bán cho khách đi đường.
Cách bán theo ổ này không chỉ phù hợp với đặc trưng mua mang đi mà còn khá tiết kiệm (thay vỉ phải mua heo quay theo ký rồi kẹp vào bánh mì).
Hiện nay, hầu như bất kỳ tiệm bánh mì lớn nhỏ nào ở Sài Gòn cũng có sẵn một tảng heo quay nhỏ để phục vụ món bánh mì heo quay. Nhưng nổi tiếng nhất là bánh mì heo quay tại 95 - 97 Trần Đình Xu, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1. Thời gian phục vụ 6h sáng đến 9h tối.
Bánh mì thịt nguội kiểu "cơm Tây" xưa
Một phần bánh mì "cơm tây" xưa.
Cận cảnh 7 loại thịt nguội khác nhau của thương hiệu này.
Tiệm bánh mì Nguyên Sinh ở Sài Gòn có thâm niên hơn 40 năm và chỉ bán một món duy nhất là bánh mì thịt nguội kiểu "cơm tây" xưa.
Cách thưởng thức bánh mì thịt ở tiệm Nguyên Sinh khá lạ. Khách đến mua sẽ được dọn ra một dĩa thịt nguội gồm 7 loại khác nhau như paté gan, xúc xích, giò thủ, giò heo rút xương, thịt hun khói... ăn kèm đồ chua gồm củ cải, dưa leo và cà rốt ngâm chua và bơ ngoại nhập.
Thông thường, khách thường đến mua về, nhưng nếu có thời gian, hãy thưởng thức tại chỗ, bạn sẽ cảm nhận được cái thong thả, phong lưu của người Hà Nội xưa qua món ăn.
Địa chỉ: Bánh mì Nguyên Sinh,141 Trần Đình Xu, P. Nguyễn Cư Trinh, Q. 1. Mở cửa: 6h sáng đến 9h tối
Bánh mì chả bò thì là - Cụ Lý
Mâm bánh "lạ".
Nếu các tiệm bánh mì lớn nhỏ khác quen thuộc với hình ảnh xe bánh mì bằng kính sạch sẽ, cao ráo thì bánh mì chả bò thì là vẫn lưu giữ cách bán bánh mì trên chiếc mâm nhỏ phủ lá chuối bày các món chả bò thì là, chả lụa, giò thủ (chả đầu), dưa leo thái miếng to, ớt, muối tiêu, nước tương..
Đặc biệt, theo một khách hàng thưởng thức món ngon này hơn 40 năm cho biết, món chả bò thì là độc đáo này nhất thiết phải ăn với hành tây mới hợp. "Có ăn như vậy thì mới "bật" lên hương vị quyến rũ của ổ bánh mì này", vị khách này cho biết.
Địa chỉ: Bánh mì chả bò thì là Cụ Lý, Hẻm 191 Hai Bà Trưng, P. 6, Q. 3. Mở cửa: từ 6h sáng đến hơn 9h.
Bánh mì phá lấu Tiều
Cái hấp dẫn của ổ bánh mì phá lấu nằm ở hậu vị ngọt dịu của nước chấm đi kèm, cái dai dai, sần sật của tai heo, một chút béo của những miếng bao tử, phèo... Kẹp chung với hành, dưa leo với vị cay nồng của ớt.
Địa chỉ: Bánh mì phá lấu Tiều Tâm Ký, 823 Nguyễn Trãi, P. 14, Q. 5. Mở cửa: từ 11h trưa đến 8h30 tối.
Theo Tapchiamthuc
[Chế biến] - Chem chép nướng pho mai Pho mai béo ngậy kết hợp với chem chép ngon ngọt sẽ là món ăn thú vị để cả nhà cùng nhâm nhi dịp cuối tuần. Nguyên liệu: - 600g chem chép, có thể thay bằng con vẹm - 1/2 bát con pho mai bào sợi, có thể dùng pho mai cheddar, parmesan hay mozzarella - 1-2 tép tỏi - Hạt tiêu, chanh,...