[Chế biến] – Giò lụa
Đây được coi là món ăn cổ truyền của người dân Việt Nam và ít khi vắng mặt trong ngày Tết. Giò lụa ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ, mùi thơm, vị ăn ngọt, giòn, mịn màng, không khô rắn, không mềm nát và không bị bã.
1. Nguyên liệu: (cho 1 cây giò 1kg)
- 1kg thịt nạc mông (hoặc thịt 95% nạc) – nếu thịt nạc hoàn toàn, giò sẽ hơi khô
- 30g bột năng
- 5g bột nở (bột nổi)
- 10g đường
- 40ml nước mắm loại thật ngon
- 1 chút muối
- 50ml nước lạnh
- Lá chuối và dây nylon (lạt) để gói
2. Cách làm
- Thịt thái nhỏ. Ướp với tất cả nguyên liệu khác (trừ nước). Cho vào ngăn đá khoảng 2 giờ.
Video đang HOT
- Dùng máy xay xay thịt một lượt, nhuyễn hơn thịt xay thường một chút. Gói lại cho vào ngăn đá thêm 2 giờ nữa.
- Lần 2, lấy thịt ra xay, vừa xay vừa thêm chút nước. Hỗn hợp thịt lúc này trở thành “giò sống”, rất mịn.
Để giò dai, cần phải có thêm công đoạn “quết”. Thông thường làm giò truyền thống giã bằng chày và cối nhưng vì xay bằng máy xay thịt, độ dai kém. Do vậy, có thể dùng đến sự phụ trợ của máy trộn bột.
Cho hỗn hợp giò sống vào máy, bật máy tốc độ 1-2 khoảng 5-7 phút. Dừng lại và lấy muỗng vét hết số thịt bám trên thành cối, tiếp tục quết tiếp 5-7 nữa.
Tùy theo chất lượng thịt (thịt mới, còn tươi hay thịt đã đóng gói bán ngoài siêu thị), thời gian quết sẽ kéo dài hay ngắn tùy theo bạn.
- Lá chuối rửa sạch, lau khô. Xếp lá theo hình chữ nhật dài.
- Đặt giò sống lên một mép lá. Bí kíp gói giò tròn không gì khó cả, chỉ cần đeo găng tay nylon giò sẽ không dính vào nylon.
- Dùng tay dàn đều, ém chặt giò sống. Gập lá gói tròn hình ống dài. Lấy lạt (hoặc dây nylon) buộc chặt.
- Luộc khoảng 40-50 phút. Giò chín, khi thả xuống đất có độ đàn hồi.
- Treo lên cao, cho khô.
Theo Eva
Giò lụa ngày tết
Đây được coi là món ăn cổ truyền của người dân Việt Nam và ít khi vắng mặt trong ngày Tết. Giò lụa ngon khi khoanh giò có màu trắng ngà hơi ngả sang màu hồng nhạt, bề mặt có một vài lỗ rỗ, mùi thơm, vị ăn ngọt, giòn, mịn màng, không khô rắn, không mềm nát và không bị bã.
Giò lụa thường được thái thành khoanh ngang và xắt làm 4-8 miếng theo đường kính, trình bày trên đĩa thành hình hoa thị và chấm nước mắm ngon rắc chút bột tiêu thơm nhẹ, có thể gia thêm chút tinh dầu cà cuống vào bát nước mắm. Ngoài cách ăn thông thường như một thức ăn trên mâm cỗ ngày lễ Tết, giò lụa cũng thường sử dụng ăn kèm với bánh giầy (gọi là bánh giầy giò), xôi (xôi giò), bánh cuốn hoặc món cơm gạo tám (cơm tám giò chả).
Giò lụa đạt chất lượng có thể để khá lâu không thiu, nếu để nguyên cây giò có thể bảo quản trong nhiệt độ bình thường khoảng 1 tuần lễ.
Chị em lưu ý, quy trình luộc giò cũng rất quan trọng, nước trong nồi phải thật sôi mới thả giò vào theo chiều đứng, ngập trong nước. Giò phải được luộc vừa đủ chín, không quá lửa cũng không non quá.
Thường với gói giò 1 kg thì luộc khoảng 1 tiếng đồng hồ là hoàn tất. Tương tự như vậy, với cây giò nửa kg thì giảm thời gian luộc giò xuống còn một nửa. Nhiều người chia sẻ kinh nghiệm rằng khi cho giò vào luộc cũng là lúc thắp một nén hương có độ dài bằng chu vi khoanh giò, đợi nén hương cháy hết là vớt giò ra. Giò ném xuống mặt thớt nảy lên như quả bóng có nghĩa là giò chín.
Theo Eva
Mùi quê hương từ chả giò, chả lụa tươi Một người bà con của tôi từng bùi ngùi chia sẻ: ngày tết nơi xứ người, ước mong lớn nhất của bà không phải là sơn hào hải vị, mà chỉ cần một chén cơm trắng ăn cùng khoanh chả lụa tươi rưới chút nước mắm nhĩ. Vậy là đủ ngon đến quên trời đất, quên cả những tháng ngày đằng đẵng xa...