[Chế biến] – Canh ngao nấu với mồng tơi
Món canh đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và công sức chế biến, lại dễ đưa cơm trong những ngày nắng nóng.
Nguyên liệu (cho 4 người ăn):
1 kg ngao, 300 g rau mồng tơi, một củ hành tím, gia vị gồm nước mắm, muối, bột canh, mì chính (nếu ăn được mì chính).
Chế biến:
Ngao mua về đem rửa sạch vỏ, sau đó nên ngâm trong một lần nước gạo và một lần nước lã khoảng 30 phút, để ngao mở miệng cho sạch cát.
Hành bóc vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Rau mồng tơi rửa sạch từng lá sau đó đem thái nhỏ.
Video đang HOT
Cho ngao vào xoong luộc cho đến lúc nước sôi, tất cả các con ngao mở miệng thì tắt bếp. Giữ lại nước luộc ngao để nấu canh. Nhặt ruột ngao ra khỏi vỏ ngao, sau đó đem ruột ngao xào với hành cùng một chút nước mắm.
Đổ lại nước luộc ngao vào xoong rồi đặt lên bếp. Khi nước sôi thì cho rau mồng tơi và ngao đã xào vào, đun đến khi sôi lại, nêm gia vị vừa miệng rồi múc canh ra bát.
Vì ngao và mồng tơi là hai thực phẩm có tính hàn nên bạn có thể ăn kèm với một món ăn có tính nóng như cà pháo muối hay măng ngâm dấm để đỡ bị lạnh bụng.
Theo VNE
[Chế biến] - Canh ngao nấu chua mát dạ ngày nóng
Một bát canh ngao nấu chua giúp cơ thể bớt háo nước, bồi bổ sức khỏe nhờ dinh dưỡng có trong ngao, cà chua, dứa...
Nguyên liệu cho 4 người
1 kg ngao, 2 quả cà chua, 1/4 quả dứa (thơm) to hoặc nửa quả nhỏ, 1 quả khế to hoặc 2 quả nhỏ, rau dăm, hành hoa, đường, muối, gia vị, ớt.
Cách làm
Bước 1: Rửa sạch ngao sau đó đem luộc. Khi nước vừa sôi cũng là lúc ngao mở vỏ. Tắt bếp, vớt ngao ra rổ, tách lấy thịt và bỏ vỏ. Nhớ giữ lại nước để luộc ngao để làm nước canh.
Bước 2: Cà chua rửa sạch rồi bổ múi cau. Dứa và khế thái miếng mỏng. Hành hoa và rau dăm thái nhỏ.
Nguyên liệu sau khi đã sơ chế
Bước 3: Đặt lại nồi nước luộc ngao lên bếp, nước sôi thì đổ tất cả thịt ngao, cà chua, dứa và khế vào, đun sôi lại khoảng 3 phút. Nếu không ăn thích ăn xác rau, bạn có thể nấu lâu hơn một chút, để vị cà chua, khế và dứa phôi ra nước nhiều hơn. Nêm đường, muối, gia vị - lượng mặn, ngọt tùy khẩu vị. Cho hành hoa, rau dăm, ớt vào rồi tắt bếp. Múc canh ra bát.
Thành quả cuối cùng
Lưu ý
Theo đông y, ngao có tính hàn nên cần cho ớt hoặc gừng (tính nóng) để cân bằng món ăn và tránh bị đau bụng.
Nếu không có khế, bạn có thể thay bằng me để đảm bảo độ chua cho món ăn. Tuy nhiên, dùng me, bạn sẽ không có cơ hội được cắn một lần cả miếng khế với một con ngao, được thưởng thức đồng thời cả vị chua, chát của trái cây lẫn vị ngọt, ngậy của hải sản, rất ngon miệng.
Theo VNE
Giậu mồng tơi Nhà ở quê thường có mảnh vườn nhỏ trồng đủ thứ cây trái, rau quả, vừa lấy bóng mát vừa làm thực phẩm. Mỗi khi có dịp về thăm, tôi cứ ngắm mãi cái giậu mồng tơi xanh rờn, mươn mướt nơi góc vườn để rồi tâm hồn như "lạc" vào các món ăn mát lành Một ngày đi làm về muộn, được...