Chạy theo ngành nghề hot, sinh viên hoang mang sau 1 học kỳ
Nhiều sinh viên may mắn được học ngôi trường mình yêu thích và tận hưởng quãng thời gian đại học thì cũng không ít em lập tức muốn chuyển trường vì hoang mang về lựa chọn của bản thân, chỉ sau 1 học kỳ.
Hầu hết học sinh cuối cấp THPT đều có thời gian khủng hoảng về vấn đề chọn lựa ngành học. Tỷ lệ học sinh cuối cấp không thể xác định được ngành nghề bản thân muốn theo học chiếm phần trăm cao trong tổng số thí sinh tham gia vào kỳ thi THPTQG.
Thay vì tìm kiếm ngành nghề mình thực sự hứng thú, các học sinh thường quyết định điền nguyện vọng theo tư vấn của gia đình hoặc tạm thời theo học những ngành nghề hot như Logistic, Công nghệ thông tin, nhóm ngành Ngôn ngữ, Thiết kế đồ họa… Không ít các sinh viên đã phải gánh lấy hậu quả từ sự lựa chọn tùy hứng này.
Không khí sôi động trong một ngày hội tuyển sinh tại Hà Nội.
Lê Thị Khánh Hòa (19 tuổi, sinh viên năm nhất ngành Ngôn ngữ Anh chất lượng cao, Học viện Ngoại giao) chia sẻ: “Em học khá tốt môn tiếng Anh, nên khi được hỏi về mong muốn thi ngành gì, em chỉ tới những ngành liên quan đến tiếng Anh.
Khi tìm hiểu về Học viện Ngoại giao, em không hiểu gì về bất cứ ngành nghề nào trường đào tạo, chỉ thấy ngôn ngữ Anh cũng là ngành khá hot thời điểm đó, tiếng Anh cũng rất được ưa chuộng ở Việt Nam nên quyết định chọn ngành này.
Em đỗ vào trường qua hình thức xét tuyển kết hợp. Lúc đầu em cảm thấy khá hứng thú, nhưng sau một thời gian học thì em bắt đầu cảm thấy mất định hướng, vì ngành em đang học không xác định một ngành nghề nào cụ thể mà bao hàm rất nhiều lĩnh vực. Hiện tại em đang cảm thấy chán nản với tất cả môn học ở trường”.
Đây là thời điểm các sĩ tử 12 tập trung cao độ cho việc thi thử đánh giá năng lực trước khi chọn ngành.
Không những cảm thấy mông lung về nghề nghiệp tương lai, nhiều sinh viên còn “phũ phàng” khi hối hận với lựa chọn ban đầu của mình. Nhiều sinh viên đã quyết định bảo lưu kết quả học tập hiện tại và dành thời gian ôn tập kiến thức cũ để thi lại, thử sức với lĩnh vực khác mà bản thân cảm thấy hứng thú hơn.
Chung tâm trạng, Nguyễn Hương Huyền (19 tuổi, sinh viên năm thứ nhất trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia) cho biết: “Sau hơn 1 kỳ học ở Arena, em cảm thấy thực sự hối hận, thiết kế đồ họa không hợp với em. Em stress mỗi khi phải nghĩ ý tưởng cho những bài tập trên lớp. Những phần mềm thiết kế và chỉnh sửa rất phức tạp, mỗi lần làm bài tập, em phải tốn rất nhiều thời gian, thậm chí cả ngày không làm gì ngoài ngồi trước máy tính.
Trước kia em chọn trường này vì điềm đầu vào không cao, thiết kế đồ họa cũng là một ngành nghề luôn cần thêm nhân lực nên em nghĩ sau này ra trường sẽ dễ kiếm việc làm. Em có dự định năm nay sẽ thi lại đại học và chuyển sang tìm hiểu các ngành liên quan đến marketing hoặc kinh tế. Em đã tạm dừng việc học tập tại Arena, bảo lưu kết quả học tập để có thêm thời gian ôn thi”.
Các ngành học mơi đang thu hút sĩ tử đăng ký tham gia.
Tình trạng học sinh đua nhau chạy theo những ngành nghề đang nổi luôn được đề cập tới mỗi khi kỳ thi tuyển sinh đại học gần kề. Thầy Vũ Thành Trung (giáo viên chủ nhiệm lớp 11 chuyên Địa lý, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng) cho rằng, hầu hết các em lớn lên trong sự bao bọc quá cẩn thận của gia đình, dẫn tới không thể tự định hướng cho bản thân, có thói quen dựa dẫm vào bố mẹ. Phụ huynh thường sẽ khuyên con theo học những ngành nghề đang nổi và có cơ hội việc làm cao. Các em do không xác định được sở thích của bản thân nên cũng dễ dàng nghe theo.
“Tôi không hy vọng học sinh đồng loạt chạy theo các ngành nghề hot, vì điều đó chỉ là nhất thời, bất cứ ngành nghề nào cũng chỉ được ưa chuộng trong khoảng thời gian nhất định. Nếu không định hướng được ngành học phù hợp với năng lực của bản thân, các em sẽ nhanh chóng chán nản, kết quả học tập không tốt, mà tương lai sau này cũng mù mờ. Tôi vẫn luôn cho rằng vấn đề này cần phải được giải quyết, bắt đầu từ tư tưởng của các em”, thầy Trung chia sẻ.
Việc chọn ngành nghề theo cảm tính không chỉ gây mất hứng thú trong quá trình học tập mà còn lãng phí chi phí, thời gian học tập, khó cạnh tranh cơ hội việc làm. Do đó, các sĩ tử cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn ngành nghề học. Đặc biệt, cần cân nhắc năng khiếu, năng lực của bản thân thay vì nghe theo tâm lý đám đông.
Hơn 700 sinh viên Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II có việc làm ngay khi tốt nghiệp
Ngay trong buổi Lễ Tốt nghiệp ngày 24/4, hơn 700 em sinh viên của Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) được các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận đến tuyển dụng trực tiếp với nhiều vị trí việc làm đúng ngành nghề đào tạo.
Quang cảnh Lễ Tốt nghiệp và trao bằng tốt nghiệp danh hiệu kỹ sư thực hành, cử nhân thực hành cho 733 bạn học sinh, sinh viên.
Ngày 24/4, Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II (HVCT) tổ chức Lễ Tốt nghiệp và trao bằng tốt nghiệp danh hiệu kỹ sư thực hành, cử nhân thực hành cho 733 bạn học sinh, sinh viên khóa C18, T18, C19LT các ngành Bảo hộ lao động; Cơ điện tử; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ ô tô; Kế toán doanh nghiệp; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Quản trị nhà hàng; Thiết kế đồ hoạ; Điện tử công nghiệp; Kỹ thuật thoát nước và xử lý nước thải.
TS Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường HVCT phát biểu tại Lễ Tốt nghiệp.
Phát biểu tại Lễ Tốt nghiệp và trao bằng tốt nghiệp, TS Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường HVCT nhiệt liệt chúc mừng 733 bạn học sinh, sinh viên vì những nỗ lực phấn đấu, rèn luyện trong suốt những năm vừa qua để có mặt trong buổi Lễ Tốt nghiệp ngày hôm nay.
TS Nguyễn Thị Hằng cho biết, thời gian qua, Trường HVCT luôn chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, kỹ năng là cần thiết nhất. Trong quá trình đào tạo nhà trường luôn gắn kết với doanh nghiệp, doanh nghiệp cũng phối hợp với nhà trường trong việc đào tạo. Học nghề phải luôn luôn bắt tay vào thực tiễn, vừa học lý thuyết vừa áp dụng để có kinh nghiệm và kỹ năng nghề.
"Nhà trường luôn luôn xác định giá trị cốt lõi: 'Doanh nghiệp là chủ thể không thể thiếu của nhà trường'. Việc nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ đối với người học là vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong trường.", TS Hằng nhấn mạnh.
TS Nguyễn Thị Hằng, Hiệu trưởng Trường HVCT khen thưởng và trao Bằng Tốt nghiệp cho các em thủ khoa.
TS Nguyễn Thị Hằng chia sẻ thêm: "Hôm nay tại buổi lễ trang trọng, ý nghĩa này, chắc hẳn mỗi em đều có những cảm xúc khác nhau, có vui mừng và tự hào khi những nỗ lực trong thời gian qua đã đạt được thành quả ngày hôm nay, có thể nói đây là một quãng thời gian không thể nào quên của một đời người. Tôi hi vọng rằng những kỉ niệm đó sẽ là hành trang để các em tiếp tục bước đi trên con đường sự nghiệp của mình, đồng thời phát huy những giá trị tri thức đã thu nhận được vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những người thợ với tay nghề cao của các tập đoàn, doanh nghiệp".
Lãnh đạo Trường HVCT trao tặng những bó hoa tươi thắm cảm ơn các doanh nghiệp đã tuyển dụng sinh viên trong ngày tốt nghiệp.
Vui mừng cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, em Phan Minh Tuyển, sinh viên khóa C18, Trường HVCT chia sẻ: "Ngay lúc này em rất tự hào! Qua thời gian cố gắng của bản thân và sự hỗ trợ, giảng dạy của các thầy cô đã mang lại cho em những kiến thức quý báu và nhiều kỹ năng trong cuộc sống hôm nay em đã gặt hái được thành công. Em tự hứa sẽ đem hết kiến thức mà mình học được để trở thành người lao động chất lượng, mang kiến thức mình học được để cống hiến một phần nhỏ vào sự phát triển của đất nước".
Có mặt trong ngày vui của con trai, phụ huynh của em Trần Ngọc Tỷ - Khóa C18, ngành Điện công nghiệp bộc bạch: "Trường HVCT là ngôi trường đào tạo nghề rất tốt. Con trai tôi ngay khi tốt nghiệp đã có nhiều doanh nghiệp tìm đến để muốn ký hợp đồng lao động. Thấy con mình ra trường có nhiều cơ hội việc làm mình rất vui, rất hạnh phúc".
TS. Nguyễn Thị Hằng lần lượt trao bằng tốt nghiệp cho từng em sinh viên.
Ngay trong buổi Lễ Tốt nghiệp có nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh lân cận đã đến nhận các bạn học sinh, sinh viên tốt nghiệp về làm việc tại công ty với các vị trí phù hợp với ngành học.
Một ngành nghề hot với tỷ lệ tìm được việc ưng ý lên đến 90%, học 2 năm ra trường mức lương khởi điểm 15 triệu đồng trong tầm tay Rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thương mại cần đến sinh viên tốt nghiệp ngành học này. Đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề, ngoài năng lực, sở thích thì một trong những trăn trở của học sinh cuối cấp là làm sao để lựa chọn ngành nghề đáp ứng nhu cầu xã hội. Trên thực tế, nếu không...