Chàng trai 28 tuổi mắc bệnh thuyên tắc phổi vì thói quen mà hầu hết dân văn phòng đều mắc phải
Bất kỳ người làm văn phòng nào cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này nếu cứ duy trì một thói quen xấu khi làm việc.
Dân văn phòng mỗi ngày đều phải ngồi làm việc tới 7 – 8 tiếng nên có nguy cơ mắc phải rất nhiều căn bệnh gây hại từ đầu tới chân. Trong đó, thói quen ngồi quá lâu một chỗ vô tình gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Và căn bệnh mà anh chàng làm văn phòng họ Vương này mắc phải cũng bắt nguồn từ chính thói quen này.
Anh Vương năm nay 28 tuổi, sống tại Thường Châu (Trung Quốc), hiện đang làm việc tại một văn phòng nhỏ. Vốn là dân văn phòng nên anh ít khi phải ra ngoài làm việc thường xuyên. Phần lớn thời gian, anh Vương đềutập trung ngồi làm việc trước máy tính. Bên cạnh đó, anh còn có thói quen hút thuốc khi làm việc và thường kéo dài công việc trong ngày của mình tới tận khuya.
Cho đến một ngày, anh Vương bỗng cảm thấy tức ngực, cơ thể khó chịu, mệt mỏi nên nghĩ mình đã bị sốt. Sau đó, anh đã đi mua thuốc uống để làm giảm bớt triệu chứng này. Tuy nhiên, khi đang lái xe về nhà, đột nhiên anh Vương thấy trời đất tối sầm lại và không còn nhận thức được gì nữa. Gia đình anh Vương đã lập tức đưa anh tới bệnh viện Thường Châu để cấp cứu.
Qua siêu âm, chụp X-quang phổi thì các bác sĩ đã phát hiện thấy động mạch phổi và tĩnh mạch chi dưới của anh Vương có dấu hiệu của huyết khối (cục máu đông), họ chẩn đoán anh đã mắc bệnh thuyên tắc phổi. Thật may sau khi nhập viện và được chuyển vào khoa Hô hấp thì anh Vương cũng đã may mắn qua khỏi cơn nguy kịch.
Bác sĩ Li Wei – Phó Giám đốc Sở Y tế Hô hấp cho biết, chính việc lười vận động, ít hoạt động chân tay nên dễ khiến máu bị chảy chậm lại. Theo thời gian, tình trạng tắc nghẽn sẽ xảy ra và làm các tế bào máu dần tập hợp lại để hình thành cục máu đông, từ đó gây ra huyết khối tĩnh mạch. Sau đó, chúng sẽ di chuyển tới động mạch phổi và gây thuyên tắc phổi.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bác sĩ Li Wei cũng cảnh báo những người già, người béo phì, bệnh nhân nằm liệt giường dài ngày, bệnh nhân ung thư hay vừa trải qua một cuộc phẫu thuật… đều có thể là nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh thuyên tắc phổi. Mặt khác, căn bệnh này cũng đang dần có xu hướng trẻ hóa, nhất là với những người làm văn phòng, thường ít vận động.
Thuyên tắc phổi là căn bệnh gì?
Thuyên tắc phổi là tình trạng xảy ra khi một hay nhiều động mạch trong phổi bị chặn lại. Hầu hết trường hợp mắc bệnh thường là do cục máu đông di chuyển từ phổi tới những phần khác của cơ thể, điển hình là chân.
Trung bình hàng năm, tại Mỹ có gần 350.000 người mắc phải căn bệnh này và tỷ lệ mắc bệnh đang ngày càng tăng cao. Đặc biệt, đây cũng là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao, chỉ xếp sau ung thư và nhồi máu cơ tim. Số lượng bệnh nhân trẻ mắc bệnh thuyên tắc phổi cũng không phải là con số thấp.
Vậy phải làm gì để ngăn ngừa bệnh thuyên tắc phổi?
Nếu không muốn gặp phải tình trạng tương tự như anh Vương thì bạn nên chủ động giải lao cơ thể nhiều hơn sau những giờ làm việc căng thẳng. Theo đó, cứ khoảng 45 phút – 1 tiếng thì nên đứng dậy đi lại, ra ngoài hít thở không khí để thúc đẩy tốc độ lưu thông máu. Ngoài ra, dân văn phòng cũng có thể vừa ngồi vừa thực hiện động tác như người thợ may dùng chân đạp máy khâu để giải phóng cơ thể.
Với những người phải nằm trên giường trong một thời gian dài thì người nhà nên xoa bóp chân tay dưới của họ để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu. Bên cạnh đó, hãy từ bỏ thói quen hút thuốc lá và duy trì một lối sống lành mạnh, tích cực mỗi ngày. Những người bị béo phì cũng nên kiểm soát cân nặng của mình để giảm nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Và nếu đôi chân đột nhiên bị sưng đau không rõ nguyên nhân, lại kèm theo hiện tượng đau ngực thì không nên chủ quan bỏ qua mà cần ngay lập tức tới bệnh viện khám bệnh.
Theo Helino
5 dấu hiệu của huyết khối
Tuy cục máu đông (huyết khối) có thể giúp đóng kín vết thương và cầm máu, nhưng cục máu đông có thể gây hại nếu nó xảy ra ở các tĩnh mạch sâu của cơ thể. Thường xảy ra ở chân, tình trạng này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT).
Ho không rõ nguyên nhân hoặc đau dữ dội với mỗi khi hít thở có thể là biểu hiện của thuyên tắc phổi, khi cục máu đông di chuyển lên phổi.
"Khi cục máu đông hình thành ở hệ thống sâu hơn này, chúng có thể gây đau và rất nguy hiểm", BS. Luis Navarro, người sáng lập Trung tâm điều trị tĩnh mạch ở thành phố New York, cho biết. Biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra nếu cục máu đông lọt vào phổi và làm tắc dòng chảy của máu.
"Nhận diện các triệu chứng là rất quan trọng vì chúng thường rất nhỏ tối thiểu hoặc bị bỏ qua", ông nói thêm. Dưới đây là 5 dấu hiệu có thể xảy ra mà bạn bị huyết khối.
1. Sưng nề một chân
Trong hầu hết các trường hợp, DVT sẽ dẫn đến sưng ở chân bị bệnh. Nó thường dễ nhận thấy ở dưới đầu gối và hiếm khi xảy ra ở cả hai chân. Nguyên nhân là vì khi cục máu đông hình thành trong tĩnh mạch, máu không thể trở lại tim và áp lực làm cho dịch thoát ra ở chân".
2. Đổi màu da
Khi dòng chảy của máu bị tắc lại trong các tĩnh mạch, da trên vùng đó có thể bắt đầu bị thay đổi màu sắc, như vết bầm tím. Có thể thấy các sắc thái của màu xanh, tím hoặc thậm chí là màu đỏ. Nếu da bị đổi màu kèm theo ngứa hoặc nóng khi sờ, thì bạn rất nên đi khám bác sĩ.
3. Khó thở
Do lưu thông máu bị ảnh hưởng, nồng độ oxy có thể bắt đầu giảm. Hệ quả là bạn có thể cảm thấy nhịp tim tăng, ho khan và khó thở.
Đây có thể là dấu hiệu cho thấy cục máu đông đã di chuyển đến phổi, đặc biệt là khi kèm theo chóng mặt. Hãy gọi cấp cứu và tìm kiếm sự chăm sóc y tế càng sớm càng tốt trong những trường hợp như vậy.
4. Đau ở một chân hoặc tay
Loại đau này có thể xảy ra đơn thuần hoặc kèm theo dấu hiệu đổi màu da và sưng. Đau do huyết khổi có thể dễ dàng bị nhầm lẫn với chuột rút hoặc căng cơ, đó là lý do tại sao vấn đề thường không được chẩn đoán và đặc biệt nguy hiểm.
5. Đau dữ dội ở ngực
Khi cục máu đông di chuyển đến phổi, nó có thể gây thuyên tắc phổi và gây các triệu chứng tương tự như cơn đau tim.
Theo BS. Thomas Maldonado từ Trung tâm Y tế Langone NYU, cơn đau âm ỉ cảm giác ở giữa ngực nhưng lan ra các vùng xung quanh nhiều khả năng là cơn đau tim. Còn thuyên tắc phổi có thể cảm thấy giống như một cơn đau chói tăng lên mỗi khi hít thở.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Sau cơn đau tim, nguy cơ đột quỵ tăng trong 3 tháng Nghiên cứu mới cho thấy sau một cơn đau tim, rủi ro bị đột quỵ gia tăng trong một thời gian dài hơn suy nghĩ trước đây, theo UPI. Shutterstock "Một cơn đau tim là một tác nhân rủi ro trong ít nhất 3 tháng. Đây là thông tin quan trọng do toàn bộ dữ liệu mà chúng ta có được cho đến...