Chàng trai 26 tuổi bị ung thư giai đoạn cuối: “Xin hãy coi tôi như một lời cảnh báo, đừng phạm những sai lầm này nữa”
Mới đây, theo Sohu, một chàng trai 26 tuổi phát hiện mình bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối, trong quá trình nhập viện, anh đã chia sẻ về căn bệnh ung thư dạ dày của mình và kêu gọi các bạn trẻ hãy lấy mình làm cảnh báo.
Ngồi trên giường bệnh, Tiểu Lưu 26 tuổi có nước da đẹp, mái tóc gọn gàng, nhìn khá điển trai. Anh nói đùa rằng: “Sau khi hóa trị, nhìn tôi sẽ rất khó coi nếu bị hói đầu”. Nhìn vẻ ngoài tươi cười, nhưng thật ra trong lòng anh đang rất phiền muộn. Tiểu Lưu nói rằng: Xin hãy coi tôi như một lời cảnh báo, đừng phạm phải những sai lầm này nếu muốn tránh ung thư dạ dày.
1. Ba bữa ăn không cố định
Ảnh minh họa
Sáu năm trước, Tiểu Lưu xuất ngũ và trở về quê hương để bắt đầu công việc. Khi đó, Tiểu Lưu mới 20 tuổi tràn đầy năng lượng và sức sống. Hai năm sống trong quân ngũ đã khiến anh rất vất vả: “Chấn thương trong quá trình huấn luyện là chuyện thường tình. Đau quá nhiều khiến tôi không sợ bất cứ điều gì”. Sau khi xuất ngũ anh lao vào làm việc kiếm tiền, nhưng công việc hiện tại lại có những khó khăn khác: thường xuyên đi công tác và giao lưu với đối tác.
Những chuyến công tác dài ngày, thường xuyên thức đến 12 giờ đêm, có hôm bận việc đến 2 giờ sáng, thậm chí là đến 4 giờ mới được đi ngủ, nhịp sống sinh hoạt bị đảo lộn. Công việc bận rộn kéo theo việc ăn uống không được điều độ. Tiểu Lưu nói: “Sáng dậy phải bắt xe kịp đi làm, thường không ăn sáng, có hôm 3 giờ chiều mới được ăn bữa đầu tiên trong ngày, ăn tối thường là 8, 9 giờ. Lâu dần 1 ngày chỉ ăn 2 bữa”.
2. Thích ăn đồ nướng, không đụng đến rau củ quả
Ảnh minh họa
Mặc dù đã giảm số lượng bữa ăn, nhưng khi ăn Tiểu Lưu vẫn ăn rất nhiệt tình, đặc biệt là món thịt nướng yêu thích. Mỗi bữa Tiểu Lưu có thể ăn được đến 30 xiên thịt, cả bữa không ăn chút rau nào. Tiểu Lưu nói: “Tôi là người kén ăn từ khi còn nhỏ. Tôi không đụng đến bất kỳ loại rau củ quả nào. Tôi chỉ ăn thịt”. Dù mẹ tôi thường xuyên chỉ trích, nhưng vì là con một của gia đình, nên mọi người vẫn chiều theo sở thích của anh.
3. Bỏ qua tín hiệu cảnh báo, khiến cơ thể chuyển thành ung thư
Video đang HOT
Tiểu Lưu chia sẻ: “Tôi đã từng rất khỏe mạnh, từng là người đứng đầu trong cuộc chạy bền 5 km trong quân đội. Vài năm trở lại đây, tôi thậm chí còn chưa bị cảm. Tôi luôn tự tin và nghĩ rằng tôi “cách ly” với bệnh tật”. Lúc này, Tiểu Lưu lòng đầy hối hận, vì không chú ý đến sự báo động của cơ thể mà trì hoãn việc điều trị.
Cách đây 3 năm, trong một lần đi công tác đột nhiên Tiểu Lưu ăn uống không ngon, ăn vài miếng thịt đã cảm thấy đầy bụng, cơ thể khó chịu, có đêm không ngủ được, thậm chí nôn ói lúc 4-5 giờ sáng. Anh cho rằng, có lẽ do nguồn nước và thức ăn không hợp mới dẫn đến tình trạng này. Nhưng điều mà anh không ngờ, đó là tình trạng mệt mỏi ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn, anh đã cố gắng kiểm soát khẩu phần ăn của mình nhưng tiếc là điều đó chẳng có ích gì.
Ảnh minh họa
Mùa hè năm 2020, anh quyết định đến bệnh viện khám, bác sĩ đề nghị một tuần sau đến nội soi dạ dày. Tuy nhiên, đợt đó anh lại đi công tác nên cuộc hội chẩn đã bị trì hoãn. Cho đến cuối năm, một hôm khi ăn cơm với bạn, chán ăn, anh gọi một tô mì, nhưng ăn được vài miếng thì lao vào nhà tắm nôn thốc nôn tháo, người bạn nghiêm mặt: “Anh vẫn phải đến bệnh viện thăm khám.”
Lần này đến bệnh viện kiểm tra xong thì phát hiện ra một vết loét rất lớn, ngay cả bác sĩ cũng ngạc nhiên là chưa bao giờ thấy một vết loét lớn như vậy, kết quả sau khi sinh thiết chính là ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
Thực tế, nhìn vào cuộc sống của chàng trai 26 tuổi trong những năm gần đây, ba bữa ăn không đúng giờ, công việc và nghỉ ngơi bị đảo lộn, anh thích ăn đồ nướng, ít ăn trái cây và rau, và anh ta đã trì hoãn đi kiểm tra sức khỏe sau khi xuất hiện sự khó chịu…. Mọi thói quen xấu đã làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư của Tiểu Lưu.
Cẩn thận: 4 dấu hiệu cảnh báo sớm ung thư dạ dày
1. Giảm cân không thể giải thích được: Biểu hiện chủ yếu của ung thư là giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân. Đó là do khối u liên tục lấy dinh dưỡng trong quá trình sinh trưởng, khối u phát triển tiêu hao năng lượng nên cân nặng và sức lực của người bệnh sẽ giảm xuống, người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, dễ đổ mồ hôi.
Ảnh minh họa
2. Bụng trên đau âm ỉ: Biểu hiện chính là những cơn đau âm ỉ và dữ dội ở vùng bụng trên, lúc đầu đau nhẹ sau đó nặng dần lên. Điều này người bệnh thường nhầm với bệnh viêm dạ dày, sau khi điều trị thì các triệu chứng bệnh sẽ tạm thời thuyên giảm nhưng đa số bệnh nhân sẽ bị đau nhiều hơn. Ngoài ra còn có cảm giác nóng rát và đầy bụng, nhất là sau bữa ăn.
3. Buồn nôn, ợ hơi, trào ngược axit và nôn: Khi trọng tâm của ung thư dạ dày nằm ở môn vị, triệu chứng ban đầu rõ ràng nhất thường là buồn nôn. Một khi đường ra dạ dày bị tắc nghẽn hoàn toàn, sẽ có mùi chua hoặc mùi trứng thối, hoặc nôn mửa.
4. Phân đen và dính máu: Nếu khối u xâm lấn và phá hủy các mạch máu nhỏ trong dạ dày, triệu chứng chính là phân có máu. Nếu khối u xâm lấn và phá hủy các mạch máu lớn, sẽ gây ra hiện tượng nôn trớ hoặc phân đen như hắc ín. Tất nhiên, như đã nói ở trên, nếu chỉ nhìn vào các triệu chứng thì rất khó để phán đoán ung thư dạ dày. Vì vậy, để xác định bệnh lý dạ dày là lành tính hay ác tính, khuyến cáo nhóm nguy cơ cao và những người có các vấn đề về thể chất trên nên nội soi dạ dày định kỳ để phát hiện sớm ung thư dạ dày.
Có biểu hiện này bệnh ung thư đã ở giai đoạn muộn
Mỗi loại ung thư lại gây ra những triệu chứng và biến chứng khác nhau, nhưng nhìn chung khi thấy đau là bệnh đa ở giai đoạn cuối. Lý do vì khối u lớn chèn ép vào các bộ phận.
Theo GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), sàng lọc, phát hiện sớm ung thư là quá trình tìm kiếm những dấu hiệu sớm của bệnh trên những người bề ngoài khỏe mạnh, chưa hề có triệu chứng của bệnh. Việc sàng lọc sẽ giúp tăng tỷ lệ chữa khỏi và giảm tỷ lệ tử vong.
Khả năng phát hiện sớm ung thư phụ thuộc vào từng bệnh ung thư. Không phải tất cả các bệnh ung thư đều có thể phát hiện được sớm. Một số ung thư có thời gian tiềm ẩn khá dài trong khi một số lại phát triển rất nhanh, khi phát hiện được thì đã ở giai đoạn muộn.
Những bệnh ung thư có thể phát hiện được sớm thường là phát sinh ở những vị trí, cơ quan dễ tiếp cận bằng những phương tiện chẩn đoán như ung thư vú, cổ tử cung, tuyến giáp, da, tuyến tiền liệt, đại-trực tràng... Đối với các ung thư ở sâu, các xét nghiệm hiện nay chưa đủ khả năng phát hiện khi khối u còn rất nhỏ.
Ung thư là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cho đến nay kết quả điều trị ung thư phụ thuộc chủ yếu vào việc phát hiện bệnh ở giai đoạn nào. Ở giai đoạn sớm thì có thẻ chữa khỏi hoàn toàn nhiều loại bệnh ung thư. Ngược lại, ở các giai đoạn muộn, điều trị vừa tốn kém vừa ít hiệu quả, chủ yếu chỉ có thể kéo dài và giảm nhẹ triệu chứng. Vì vậy, phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm là vô cùng quan trọng là cơ hội may mắn cho bất cứ ai để chữa khỏi bệnh, TS Đức cho biết.
Các bệnh ung thư khó phát hiện sớm gồm ung thư dạ dày, gan, phổi, buồng trứng và ung thư xương.
Theo TS Đức, đối với bệnh ung thư, thấy đau là đã ở giai đoạn muộn của bệnh.
Mỗi loại ung thư lại gây ra những triệu chứng và biến chứng khác nhau, nhưng nhìn chung ở giai đoạn cuối các tế bào ung thư phát triển với số lượng không thể kiểm soát và di căn tới các bộ phận khác của cơ thể. Do đó người bệnh đều bị những cơn đau liên tục dày vò do khối u lớn chèn ép vào các bộ phận, từ đó dễ dẫn tới sự thay đổi trong tâm lý người bệnh.
Chẳng hạn với bệnh ung thư phổi, ở giai đoạn sớm bệnh phát triển âm thầm, triệu chứng nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Ở giai đoạn tiến triển, triệu chứng của bệnh đa dạng hơn tùy theo vị trí u, mức độ lan rộng của tổn thương. Người bệnh có thể thấy đau ngực, đau dai dẳng, cố định một vị trí hoặc thấy khó thở khi khối u to, chèn ép, bít tắc đường thở... Ngoài ra, còn một loạt các triệu chứng khác khi khối u chèn vào trung thất, thực quản, thần kinh giao cảm cổ, ống ngực chủ...
Người bệnh ung thư đa phần phát hiện ở giai đoạn muộn nên chữa trị gặp nhiều khó khăn, hiệu quả thường không tối ưu.
9 dấu hiệu cảnh báo ung thư
- Vết loét lâu liền
- Ho dai dẳng, tức ngực, điều trị không đỡ
- Chậm tiêu, khó nuốt
- Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu
- Có khối u ở vú hay ở trên cơ thể
- Hạch bạch huyết to không bình thường
- Ra máu, dịch ra bất thường ở âm đạo
- Ù tai, nhìn đôi
- Gầy sút, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
2 liệu pháp mới nhất trong điều trị ung thư tại Việt Nam hiện nay Liệu pháp miễn dịch đang thực thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn cuối, tạo thêm hy vọng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn. Chia sẻ bên lề lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Bộ môn Ung thư, Đại học Y Hà Nội diễn ra sáng 15/12, PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K Trung...