Chán ăn – dấu hiệu cảnh báo sớm bệnh ung thư nguy hiểm bậc nhất
Có triệu chứng chán ăn trong 1-2 tuần, ông H. đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán ông mắc ung thư gan.Ông L.V.H. (58 tuổi, trú tại Hà Nội) vào Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) khám tổng quát.
Có tiền sử viêm gan B, ông đã điều trị bằng thuốc được 2 năm. Khi vào viện, bác sĩ làm các xét nghiệm cận lâm sàng và phát hiện bệnh nhân có khối u ở gan, chẩn đoán ung thư gan nguyên phát.
Người đàn ông này vô cùng bất ngờ vì không có triệu chứng đau, sụt cân, mệt mỏi. Khoảng 2 tuần qua, ông H. cảm thấy chán ăn. Trước đây, ông ăn được 1-2 bát cơm nhưng giờ chỉ cần nửa bát đã no, không muốn ăn thêm.
Người đàn ông này được đưa vào Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai điều trị. Các bác sĩ chỉ định nam bệnh nhân cần đốt sóng cao tần.
Người dân tới khám tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu.
Phó giáo sư Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, trường hợp này phát hiện ở giai đoạn sớm. Việc điều trị có tỷ lệ tai biến, biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn.
Video đang HOT
Theo Globocan 2020, ở Việt Nam, ung thư gan đứng đầu cả về tỷ lệ mắc mới và tỷ lệ tử vong, ước tính mỗi năm có hơn 26.000 ca mắc mới và 25.000 ca tử vong.
Nguyên nhân của ung thư gan được chứng minh liên quan với viêm gan virus B, C, xơ gan do rượu, nhiễm độc tố aflatoxin do ăn ngũ cốc bị mốc…
Trong các yếu tố sinh ung thư, viêm gan B là nguyên nhân hàng đầu, đặc biệt ở các nước Đông Á. Tại Việt Nam, tỷ lệ viêm gan B chiếm 8-10% dân số và chiếm 90% trong số các bệnh nhân ung thư gan.
Triệu chứng của ung thư gan
Giai đoạn sớm, người bệnh có những rối loạn tiêu hóa nhẹ như ăn không ngon, ăn ít, đầy bụng, khó tiêu, đại tiện khó khăn. Gan có vai trò chuyển hóa dinh dưỡng, khối u xuất hiện sẽ gây ra tình trạng rối loạn trong ăn uống, tiêu hóa. Vì vậy, người bệnh không có cảm giác đói, khi ăn mau no, chướng bụng, ăn ít và thường không hứng thú với những món ăn yêu thích.
Giai đoạn u phát triển xuất hiện đau tức hạ sườn phải nhưng không đáng kể, cơ thể mệt mỏi, sốt. Muộn hơn, triệu chứng đau vùng gan, bụng trên đầy tức, xuất hiện cổ trướng, buồn nôn và nôn, tiêu chảy, sút cân, sốt, gan to và da vàng.
Hiện nay, việc điều trị là đa mô thức, có sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên ngành nội, ngoại, ung thư, chẩn đoán hình ảnh can thiệp… bao gồm phẫu thuật, điều trị khối u tại chỗ, điều trị tại vùng, điều trị toàn thân như hóa trị, thuốc điều trị đích phân tử nhỏ, liệu pháp miễn dịch, xạ trị. Tùy giai đoạn bệnh và tình trạng bệnh nhân, bác sĩ lựa chọn phương pháp thích hợp.
Bác sĩ Phương khuyến cáo phần lớn các trường hợp ung thư gan ở nước ta phát hiện bệnh ở giai đoạn bệnh tiến triển. Giai đoạn sớm của bệnh thường không có dấu hiệu, người bệnh ít chú ý. Tuy nhiên, bệnh không khó phát hiện. Cách đơn giản nhất là tầm soát bằng siêu âm gan ít nhất 6 tháng/lần, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ cao.
Nguy cơ chết người vì những món ăn từ côn trùng
Dù Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã nhiều lần cảnh báo về tình trạng ngộ độc, thậm chí tử vong do ăn các loại côn trùng lạ.
Thế nhưng, thời gian qua, một số bệnh viện vẫn tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu, đuông dừa, bọ xít...
Mới đây, tại Khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, Bệnh viện (BV) trung ương Quân đội 108 tiếp nhận nam bệnh nhân N.Đ.T. (42 tuổi, ở Yên Bái) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, yếu cơ tứ chi, tiêu cơ vân, suy thận cấp. Kết quả chẩn đoán cho thấy, bệnh nhân bị ngộ độc vì ăn sâu ban miêu.
Trước đó, 3 người ở tỉnh Yên Bái cùng ăn sâu ban miêu trong bữa cơm tối. Sau khi ăn khoảng 1-3 giờ, cả 3 người đều có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, chướng bụng, tiểu buốt... Sau đó, họ được chuyển đến BV Bạch Mai với chẩn đoán bị ngộ độc.
Không chỉ ngộ độc sâu ban miêu, mới đây, một nữ bệnh nhân (33 tuổi, ở Vĩnh Long) đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn đuông dừa. Cụ thể, sau khi ăn hai con đuông dừa khoảng 3 giờ, nữ bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, da nổi đỏ, mẩn ngứa khắp người, kèm theo cảm giác mệt, khó thở.
Gia đình đã lập tức chuyển bệnh nhân đến BV đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long cấp cứu. Sau quá trình thăm khám và khai thác bệnh lý, bác sĩ xác định bệnh nhân bị dị ứng dọa sốc do ăn đuông dừa và nhanh chóng cho bệnh nhân truyền dịch, dùng thuốc kháng histamin, corticoid.
Cảnh báo về những nguy cơ do những món ăn được chế biến từ côn trùng, theo Cục An toàn thực phẩm, ở nhiều nước trên thế giới, cũng như ở Việt Nam, việc sử dụng côn trùng làm thức ăn có từ lâu, khá phổ biến như cào cào, châu chấu, nhộng tằm, dế, ong, mối, nhộng ve sầu, sâu cây chít, sâu cây dâu, sâu cây sắn dây... thậm chí còn được chế biến thành những món ăn đặc sản (bọ cạp chiên, châu chấu sốt sa tế, bọ xít rang lá chanh, trứng cà cuống phơi khô để làm bánh ngọt, dế chiên...). Tuy nhiên, việc sử dụng côn trùng để chế biến thành thức ăn đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp trong các vụ ngộ độc do ăn côn trùng là buồn nôn, nôn, run tay chân, một số trường hợp nặng nôn nhiều, co giật tay chân, chóng mặt, tăng tiết, cứng hàm, kích thích vật vã, khó thở, hôn mê, sẩn ngứa, ban dạng mảng toàn thân... và có thể tử vong.
Biểu hiện lâm sàng với các triệu chứng nhiều hay ít, nhẹ hay nặng tùy theo độc tố trong côn trùng, tổng lượng đã ăn vào và cơ địa người ăn (người già, có uống rượu, phụ nữ có thai, trẻ em... thường bị nặng).
Nguyên nhân các vụ ngộ độc trên là do sử dụng côn trùng đã chết sinh ra độc tố; côn trùng bị nhiễm nấm độc; côn trùng chứa nhựa cây độc như cây cọc rào, cây cỏ lào, thầu dầu tía... (chứa nhóm alcaloit, nhóm glucozit...) hoặc các chất tiết có độc tố không bị phá hủy ở nhiệt độ chế biến; côn trùng có nhiều protein lạ gây ra dị ứng với những người có cơ địa mẫn cảm để chế biến thức ăn.
Việc thiếu hiểu biết, thiếu kiến thức trong lựa chọn, sơ chế, chế biến côn trùng làm thức ăn, tâm lý chủ quan khi lựa chọn côn trùng lạ để "thử nghiệm" theo kinh nghiệm "đồn thổi" để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu...) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng... đã và đang tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí gây ra tử vong cho người ăn.
Hiện nay khi chưa có các nghiên cứu sâu, đầy đủ về côn trùng sử dụng trong chế biến thực phẩm, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân tuyệt đối không sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ, đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên để chế biến thành thức ăn.
Lựa chọn những loại nhộng, ấu trùng, côn trùng thông thường, phổ biến, còn tươi sống để chế biến thành thức ăn. Đặc biệt những người có cơ địa dị ứng cần thận trọng khi ăn, nếu nghi ngờ thì không ăn.
Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa... cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Sầu riêng thơm ngon béo ngậy nhưng lại là loại quả nóng, những đối tượng nào nên kiêng ăn? Mùa hè là mùa sầu riêng, chúng ta khó có thể cưỡng lại vị ngon của thứ quả đặc biệt này. Tuy nhiên, có một số người cần kiêng kị ăn sầu riêng tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Sầu riêng là thứ quả được ưu ái gọi bằng danh xưng "vua của các loại trái cây". Nó chinh phục vị giác...