Chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ vào mùa lạnh cần chú ý điều gì?
Thời tiết mùa đông trời lạnh, ẩm, gió, khô hanh là những yếu tố không tốt có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ. Phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ giúp bảo vệ trẻ tốt nhất trong mùa lạnh.
Trong thời tiết lạnh, cơ thể bé sẽ phải tiêu hao nhiều năng lượng có thể chống rét nên cũng từ đó mà sức chống đỡ bệnh tật của trẻ giảm nhiều. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ mùa lạnh tốt nhất phụ huynh hay người chăm sóc cần biết cách chăm sóc bé đúng cách để bảo vệ sức khỏe bé trong những ngày đông lạnh giá.
1. Chăm sóc sức khỏe trẻ mùa lạnh trong sinh hoạt hàng ngày
- Lưu ý trong việc giữ nhiệt độ phòng cho bé:
Thực tế, việc giữ nhiệt độ phòng cho bé với mức vừa phải trong mùa đông là điều vô cùng cần thiết. Nhiệt độ phòng của trẻ luôn phải kín gió, ấm áp. Tuy nhiên, nếu đóng kín cửa cả ngày cũng gây hại cho sức khỏe trẻ vì điều này gây ra tình trạng không khí trong phòng của trẻ bị ngột ngạt, thiếu oxy.
Tình trạng thiếu oxy, ngột ngạt trong phòng có thể khiến trẻ mệt mỏi, thậm chí còn làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.
Đặc biệt, nếu để nhiệt độ điều hòa hoặc máy sưởi quá nóng cũng khiến không khí trong phòng khô, cơ thể càng thêm nguy cơ bị mất nước, khô da, khô mũi và gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp khiến trẻ bị khó thở.
Nhiệt độ trong phòng của trẻ cần ấm áp nhưng vẫn cần có sự thông thoáng, nhiệt độ nên giao động từ 27 đến 29 độ C. Lưu ý, trước khi cho trẻ ra ngoài trời hoạt động cần mặc thêm áo khoác và đi giày ấm để tránh không bị cảm lạnh đột ngột.
Nhiệt độ trong phòng của trẻ cần ấm áp nhưng vẫn cần có sự thông thoáng – Ảnh Internet
Không ủ ấm quá mức cho trẻ:
Nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng cơ thể trẻ cần được ủ thật ấm khi vào mùa đông. Tuy nhiên, ủ ấm quá mức cho trẻ vào mùa đông lại là quan niệm sai lầm. Điều này có thể gây thêm bệnh cho trẻ.
Ngoài ra, phụ huynh có con nhỏ cũng cần biết, thân nhiệt của trẻ nhỏ và của người lớn không giống nhau. Vì vậy, trẻ sẽ cảm thấy quá nóng hoặc lạnh nhanh hơn so với người lớn. Nếu cho trẻ mặc quá ấm dễ khiến trẻ bị ra mồ hôi lưng, đầu và tình trạng này có thể thấm ngược lại dẫn đến cảm lạnh, viêm phổi ở trẻ.
Chưa kể, việc ứ đọng mồ hôi trên da cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh về da, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.
- Không để trẻ mặc bỉm cả ngày dài:
Mùa đông vì không muốn trẻ bị lạnh, nhiều phụ huynh cho trẻ mặc bỉm cả ngày vì cho rằng đây là cách giữ ấm tốt và tiện lợi. Nhưng việc làm này lại không tốt cho sức khỏe trẻ. Mặc bỉm cả ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ và làm hại đến da của trẻ.
Đóng bỉm cho trẻ cả ngày là biện pháp chăm sóc sức khỏe trẻ mùa lạnh sai cách – Ảnh Internet
Không chỉ vậy, đối với trẻ đóng bỉm cả ngày khi bỉm bị dính nước tiểu có thể gây ra tình trạng lở loét, điều này cũng gây ảnh hưởng xấu đến da. Vì thế, trẻ bị hăm là một điều khó có thể tránh khỏi nếu đóng bỉm thường xuyên trong thời gian dài.
Video đang HOT
Ngoài ra, nếu trẻ đi tiểu nhiều nhưng chưa được thay bỉm, nước tiểu có thể ngấm ngược lại gây lạnh cho trẻ nhỏ. Đối với bé trai, nếu mặc bỉm thường xuyên có thể gây hại cho tinh hoàn. Điều này cũng làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất tinh trùng của tinh hoàn khi bé đến tuổi trưởng thành.
- Giữ trẻ trong nhà, không cho ra ngoài trời trong mùa đông:
Tất nhiên, việc giữ ấm cho trẻ và bảo vệ trẻ bằng cách cho trẻ trong nhà ngừa cảm cúm, cảm lạnh đem lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu trong suốt mùa đông để trẻ ở phòng kín mà không cho trẻ ra ngoài trời có thể dễ khiến bé dễ mắc bệnh hơn.
Thực tế, trẻ nhỏ cần được vận động ngoài trời, điều này giúp tăng khả năng thích nghi với môi trường và thời tiết. Chúng làm tăng sức đề kháng, có thể phòng tránh được nhiều bệnh dễ lây nhiễm đối với trẻ.
Đặc biệt, trẻ dưới 5 tuổi cũng cần được tắm ánh nắng mặt trời để cơ thể hấp thụ vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Trẻ mùa đông vẫn cần được tắm ánh nắng mặt trời để cơ thể hấp thụ vitamin D cần thiết – Ảnh Internet
Lưu ý, khi cho trẻ chơi ngoài trời cần thường xuyên kiểm tra mồ hôi lưng để kịp thời thay áo cho trẻ. Nên hạn chế để trẻ đến nơi đông người và không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh cũng như các nguồn ô nhiễm từ khói bụi, thuốc lá,…
2. Hướng dẫn tắm đúng cách cho trẻ không bị ốm khi trời lạnh
Nhiều phụ huynh cho rằng không nên tắm cho trẻ vào mùa lạnh vì trẻ dễ bị cảm lạnh, dễ ốm mà chỉ thay quần áo cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đây lại là suy nghĩ sai lầm gây hại cho sức khỏe trẻ.
Chăm sóc sức khỏe trẻ vào mùa lạnh là cần tắm rửa sạch sẽ cho trẻ. Nếu trẻ không được tắm, trẻ sẽ khó chịu, ngứa ngáy và quấy khóc. Vì vậy, ngay cả khi trời lạnh vẫn cần tắm rửa sạch sẽ cho bé ít nhất 2 lần mỗi ngày.
Lưu ý khi tắm cho bé vào mùa lạnh:
- Tránh tắm cho trẻ quá sớm hoặc quá muộn trong ngày.
- Không tắm cho trẻ thời điểm từ 11 đến 13h trưa.
- Khoảng thời gian lý tưởng nhất nên tắm cho trẻ từ 10 đến 10h30 sáng và từ 15 đến 16h chiều.
- Không pha nước tắm cho trẻ quá nóng vì có thể làm hại đến da trẻ do da của bé rất mỏng manh.
- Nhiệt độ thích hợp tắm cho trẻ trong mùa đông từ 330 đến 360 độ C.
Tốt hơn hết nên sử dụng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ – Ảnh Internet
- Nếu người lớn thử nước để tắm cho trẻ, khi người lớn cảm thấy nước đủ ấm là với mức nhiệt độ trong nước đó đã gây nóng cho trẻ.
- Tốt hơn hết nên sử dụng nhiệt kế để xác định nhiệt độ nước tắm thích hợp cho trẻ.
- Khu vực tắm cho trẻ nhỏ cần kín gió.
- Có thể chuẩn bị thêm quạt sưởi.
- Chỉ tắm cho trẻ từ 5 đến 7 phút, không tắm lâu hơn vì có thể gây cảm lạnh cho trẻ.
- Tuyệt đối không để điều hòa, quạt sưởi chĩa thẳng vào người bé vì có thể khiến trẻ bị khô da, gây bỏng cho trẻ.
3. Chăm sóc giấc ngủ của trẻ
Trẻ nhỏ ngủ có thể đạp chăn khiến trẻ bị hở những vùng như chân, tay, bụng,… Những vùng bị hở có thể khiến trẻ bị lạnh và dẫn đến lạnh bụng, sau đó là rối loạn tiêu hóa.
Trẻ nhỏ ngủ có thể đạp chăn khiến trẻ bị hở những vùng như chân, tay, bụng có thể gây hại cho sức khỏe bé – Ảnh Internet
Vì không thể lúc nào cũng kiểm tra chăn và đắp lại chăn cho trẻ. Phụ huynh nên lựa chọn các loại trang phục quần áo liền cho trẻ hoặc đắp các loại chăn túi riêng cho trẻ, đi tất cho trẻ phòng ngừa trẻ khỏi bị nhiễm lạnh.
Lưu ý, phụ huynh không nên độ mũ ấm cho trẻ khi đi ngủ. Đầu trẻ sơ sinh tạo ra 40% thân nhiệt, nhưng khu vực đầu cũng là nơi giải phóng tới 85% nhiệt độ cơ thể. Do đó, đội mũ và dùng băng quấn chóp là hành động cần thực hiện cho bé mới sinh hoặc trẻ sinh non. Nhưng đối với bé khỏe mạnh và đã được vài tháng tuổi thì việc đội mũ khi đi ngủ là điều không cần thiết. Vì điều này có thể khiến nhiệt độ vùng đầu của bé tăng cao. Đây là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến não bộ của trẻ.
Quan trọng hơn cả, dù thời tiết lạnh cha mẹ cũng không quên lịch tiêm vaccine của trẻ để thực hiện tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch để phòng bệnh hiệu quả.
Một thói quen uống nước mà người Việt cần bỏ ngay từ bây giờ
Nhiều người rất lười uống nước và phải đợi đến khi thật khát mới bắt đầu uống. Đó là một sai lầm.
Thói quen này dễ khiến họ mất nước mà không biết. Bạn cần hiểu rằng khi một người uống không đủ nước sẽ gây mất nước và có thể làm cho chuyển động của ruột khó khăn hơn. Mất nước mạn tính có thể gây táo bón dai dẳng.
Thói quen xem nhẹ việc uống đủ nước mỗi ngày của nhiều người khiến họ có thể đẩy cơ thể vào tình trạng phải đối diện với nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Mất nước là một ví dụ.
Uống nước ngay cả khi không khát là lời khuyên của nhiều chuyên gia dinh dưỡng.
Mất nước thường là tác dụng đầu tiên từ việc uống nước không đủ. Người mất nước thường bị khát, đau đầu, khô miệng, môi, lưỡi và da. Khi tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn, các triệu chứng có thể bao gồm mệt mỏi, đi tiểu ít hoặc nước tiểu màu sẫm, chóng mặt và đau ngực.
Mất nước có thể gây trở ngại cho nhiều quá trình hoạt động của cơ thể, như cung cấp không đủ ôxy cho các cơ quan, xử lý chất thải và chất bôi trơn xương và khớp không được tốt.
Mất nước cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng của chất điện phân, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể hoạt động. Mất cân bằng natri và kali có liên quan đến rối loạn dẫn truyền các tín hiệu của não. Sự mất cân bằng hóa học có thể gây nhịp tim bất thường, co giật và rối loạn cảm giác. Cuối cùng, có thể bị các vấn đề về sức khỏe trầm trọng, chẳng hạn như suy thận, mất ý thức, giảm thể tích máu và sốc.
Hãy bắt đầu ngày mới bằng thói quen tốt là uống ngay một ly nước ấm sau khi thức dậy. Đó là cách đơn giản nhất để cơ thể thải bớt độc tố ra ngoài, ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang.
Các nghiên cứu khoa học chứng minh rằng uống nước ấm thường xuyên trong ngày là cách dễ dàng để cải thiện sức khỏe lẫn tâm trạng, thậm chí giúp giảm bớt căng thẳng hay lo âu.
Ngay trước khi ăn sáng, uống một ly nước có thể giúp tăng sự thèm ăn và tăng cường sự trao đổi chất, theo Healthline. Nếu bạn bị đau đầu vào buổi sáng thì việc uống nước càng trở nên cần thiết.
Nếu uống ít nước, một loạt những bệnh nguy hiểm có thể ập đến với cơ thể bạn bất cứ lúc nào.
Khuyến cáo mỗi người cần uống 8 ly nước (mỗi ly chứa khoảng 200ml) mỗi ngày, nhưng trên thực tế nên uống nhiều hơn, khoảng 3 lít một ngày cho nam giới và 2,2 lít cho phụ nữ. Lý do của sự khác biệt này là do nam giới thường có khối cơ lớn hơn phụ nữ, vì vậy cơ thể nam giới dự trữ nước nhiều hơn.
Bạn cũng có thể lấy chất lỏng trong thực phẩm, như trong các loại rau và súp. Hãy nhớ cần phải uống nhiều hơn bạn thường làm trong các tình huống sau: trong thời tiết nóng; trước, trong và sau khi hoạt động thể chất; phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú; khi đang gặp những bệnh nhiễm khuẩn kèm sốt, hoặc bệnh cúm.
Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu đúng về các khuyến cáo tăng cường uống nước. Việc uống quá nhiều nước (như 4,5 lít mỗi ngày) hay uống một lượng nước lớn ngay một lúc lại là một việc làm hết sức nguy hiểm. Bởi, việc uống quá nhiều nước so với nhu cầu cơ thể sẽ khiến thận phải làm việc quá tải và có thể dẫn tới tình trạng ngộ độc nước. Đồng thời, uống quá nhiều nước một lúc sẽ khiến nồng độ natri trong máu có thể hạ xuống đột ngột.
Khi nào cơ thể bạn thiếu nước?
1. Đi tiểu ít
Một người khỏe mạnh trung bình đi tiểu khoảng 6 - 7 lần/ngày. Tuy nhiên, con số này mỗi người một khác vì số lượng nước hàng ngày họ tiêu thụ khác nhau. Nhưng nếu bạn đi tiểu dưới 2-3 lần trong ngày hoặc không đi tiểu được trong hàng giờ liền thì bạn nên uống bổ sung nước ngay.
2. Da khô
Một trong những biểu hiện của mất nước, thiếu nước là da khô, ngay cả khi bạn dùng kem bôi giữ ẩm... mà da vẫn khô.
3. Khô họng
Giảm tiết nước bọt sẽ làm bạn khô họng thường là do thiếu nước. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý đến một số thuốc khi dùng sẽ gây nên tác dụng ngoại ý là làm khô miệng như antihistamine...
4. Màu sắc của nước tiểu
Khi nước tiểu bạn có màu nâu sẫm, vàng sậm, đục... cũng là dấu hiệu bị thiếu nước. Bạn nên uống nhiều nước ngay, khi cơ thể đủ nước thì nước tiểu sẽ trong.
5. Luôn cảm thấy đói
Có bao giờ bạn luôn cảm thấy đói bụng ngay cả khi vừa mới ăn xong, thay vì bạn lại tìm một thứ gì đó để ăn... thì bạn nên uống vài ly nước vì đó có thể là dấu hiệu thiếu nước.
6. Hoa mắt, ù tai
Thỉnh thoảng bạn hơi choáng, đừng quá lo lắng... vì có thể là biểu hiện thiếu nước. Uống nước nhiều giúp máu lưu thông dễ dàng, đưa máu đến nuôi tế bào thần kinh thính giác ở tai trong giúp cải thiện triệu chứng ù tai, choáng.
Công dụng của vitamin E với làn da trẻ sơ sinh Da trẻ sơ sinh vốn mỏng manh, nhạy cảm nên rất dễ bị các yếu tố làm khô da tác động. Vì thế, bạn cần cung cấp Vitamin E hợp lí cho da trẻ để tránh ảnh hưởng. Giúp da con luôn mềm mại, kể cả vào mùa lạnh Da của người lớn rất dễ bị khô, sần, bong tróc khi trời chuyển...