Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa trên cộng đồng
Đây là mô hình đang được áp dụng tại Peru giúp trẻ em có nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trải qua những thay đổi tích cực.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa trên cộng đồng là mô hình đang được áp dụng tại Peru – Ảnh: Mandros/UNICEF
Ở tuổi 14, Andre (tên nhân vật đã được thay đổi) tự nhận mình là người cởi mở và có thể thích nghi với hoàn cảnh mới. Tuy nhiên, khoảng hai năm trước, mẹ của Andre, bà Roxana, nhận được một cuộc gọi từ trường của cậu nói rằng “cậu bé đang ngồi dưới bàn, khóc và nói rằng không muốn tiếp tục sống”.
Một, tiếp tục mở rộng các dịch vụ dựa vào cộng đồng mà vẫn đảm bảo chất lượng như nhau trên toàn quốc; và hai, phát triển các chương trình cụ thể cho các nhóm dân số dễ bị tổn thương như một phần của phương pháp tiếp cận đa ngành.
Tiến sĩ YURI CUTIPÉ (giám đốc điều hành về sức khỏe tâm thần thuộc Bộ Y tế)
Cung cấp công cụ tự thay đổi
Người mẹ biết con trai mình cần được giúp đỡ, nhưng cô và Andre sống ở vùng ngoại ô phía bắc của tỉnh Lima, trong căn phòng nhỏ ở nhà dì. Các bệnh viện và phòng khám tư nhân quá xa hoặc quá đắt. Tuy nhiên, trong chuyến thăm đến trung tâm y tế địa phương, hai mẹ con nhận được bảo hiểm y tế công cộng và giấy giới thiệu đến Trung tâm Sức khỏe tâm thần cộng đồng ở quận Carabayllo, cách nhà họ 10 phút đi xe buýt.
Video đang HOT
Trung tâm Sức khỏe tâm thần cộng đồng nằm trong sân vận động thành phố được cải tạo lại. Ở đây có nhân viên của một nhóm đa ngành bao gồm bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, y tá, nhân viên xã hội và ngành dược. Trung tâm cung cấp các dịch vụ nhằm ngăn ngừa các tình trạng sức khỏe tâm thần, đồng thời chăm sóc đặc biệt cho những người có tình trạng sức khỏe tâm thần từ trung bình đến nặng, bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên.
Tại trung tâm, các chuyên gia chẩn đoán Andre mắc chứng lo âu và trầm cảm, một phần có liên quan đến sự chia ly của cha mẹ cậu. Cậu bé 14 tuổi được kê đơn thuốc chống trầm cảm và chuyển đến bác sĩ tâm lý, bác sĩ tâm thần và nhân viên xã hội để trị liệu.
“Chúng tôi đã lập một kế hoạch tổng hợp để giúp cậu bé hiểu và quản lý những gì mình đang trải qua – nhà tâm lý học Yesica Chambilla nói – Chúng tôi cung cấp cho Andre những công cụ để tự mình thay đổi”. Trung tâm cũng cung cấp hướng dẫn cho Roxana, người đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc con trai cô.
Thí điểm đường dây nóng
Kế hoạch tổng hợp là một phần của mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng của Peru. Mô hình tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, gần nơi người dân sinh sống và là nơi họ có thể tiếp cận mạng lưới hỗ trợ của cộng đồng.
Chính phủ Peru đã tiến hành một loạt cải cách để mở rộng dịch vụ chăm sóc dựa vào cộng đồng, bao gồm bổ sung dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần vào chương trình bảo hiểm y tế quốc gia và thiết lập chương trình ngân sách cho sức khỏe tâm thần giúp thúc đẩy chi tiêu công. Vào năm 2019, Peru đã thông qua luật sức khỏe tâm thần quốc gia mới.
Kết quả, mạng lưới các trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng của quốc gia này đã tăng số lượng từ 22 cách đây vài năm lên 203 vào năm 2021. Đại dịch COVID-19 trở thành “phép thử” cho các sáng kiến này. Theo một cuộc khảo sát trực tuyến do Bộ Y tế và UNICEF thực hiện vào năm 2020, 1/3 trẻ em và thanh thiếu niên ở Peru gặp khó khăn về xã hội trong thời kỳ đại dịch. Nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tăng lên.
Bộ Y tế Peru, với sự hỗ trợ của UNICEF, đã ban hành hướng dẫn cụ thể về chăm sóc sức khỏe vị thành niên trong bối cảnh COVID-19 vào năm 2020 và hướng dẫn kỹ thuật để chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện cho thanh thiếu niên vào năm 2021.
Với sự hỗ trợ của UNICEF và CEDAPP, một tổ chức phi chính phủ cung cấp các dịch vụ tâm lý xã hội, Bộ Y tế Peru đã thí điểm đường dây nóng sức khỏe tâm thần miễn phí cho thanh thiếu niên và gia đình của họ. Nhiều tháng qua, đường dây nóng đã tiếp cận 821 cá nhân đang gặp phải các vấn đề về lo âu, trầm cảm và gia đình; 48% là thanh thiếu niên.
3 dấu hiệu cảnh báo bạn cần được trị liệu tâm lý
Các phương pháp tham vấn, trị liệu tâm lý mang lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người lại không biết lợi ích này và cũng không biết rõ khi nào thì cần tìm đến tham vấn, trị liệu tâm lý.
Khi trị liệu tâm lý, nhà trị liệu có thể giúp thân chủ có được cảm giác an toàn và được lắng nghe. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo các chuyên gia, một người cần được tham vấn, trị liệu tâm lý khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
Đang cảm thấy bế tắc
Stress là điều bình thường của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, nếu stress đó khiến bạn cảm thấy đau khổ và bế tắc thì đó là lúc cần phải được tham vấn, trị liệu tâm lý, theo MSN .
Đó là trạng thái mà một người muốn mình vui hơn, muốn cảm xúc tích cực hơn và họ đã thử nhiều cách để tâm trạng tốt hơn, nhưng mọi thứ không có hiệu quả, tiến sĩ tâm lý Alfiee M. Breland-Noble, người sáng lập tổ chức chăm sóc sức khỏe tâm thần phi lợi nhuận AAKOMA (Mỹ), chia sẻ.
Nhà trị liệu tâm lý sẽ giúp thân chủ xác định được các giá trị quan trọng của cuộc sống và giúp họ kết nối lại với chúng. Khi đó, thân chủ sẽ có cơ hội vượt qua được những trở ngại tâm lý của mình.
Đ ang cảm thấy bị quá tải
Cảm giác bị choáng ngợp, quá tải đến mức dường như không thể chịu đựng là dấu hiệu cho thấy một người cần được tham vấn, trị liệu tâm lý. Cảm giác quá tải này có thể do rất nhiều yếu tố gây ra như mâu thuẫn trong một mối quan hệ, những yếu tố không liên quan đến cảm xúc như áp lực công việc, tài chính...
Khi một người cảm thấy bị quá tải, họ thường sẽ không thể xử lý tốt mọi thứ được. Khi đó, nhà trị liệu sẽ có thể giúp được họ bằng cách yêu cầu thân chủ gọi tên và hiểu được các cảm xúc đang xâm chiếm mình.
Ví dụ, một người gần đây bỗng dưng dễ nổi giận, cáu kỉnh với mọi thứ. Tình trạng này khá phổ biến. Nhà trị liệu có thể giúp thân chủ nhận ra là sự lo lắng và căng thẳng có phải là nguồn gốc của cảm xúc giận dữ đó không, liệu có cần nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân nhiều hơn không. Qua quá trình trị liệu, thân chủ có thể cảm thấy dễ chịu và cải thiện các vấn đề mình đang gặp.
Đ ang trải qua mất mát lớn
Nhiều người trong chúng ta đang trải qua những tổn thương, mất mát lớn vượt ngoài sức chịu đựng, chẳng hạn như mất mát người thân do dịch bệnh, tai nạn hoặc là nạn nhân của những vụ bạo hành.
Những tổn thương và mất mát này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống cá nhân, thậm chí để lại di chứng suốt nhiều năm. Lúc này, việc tham vấn, trị liệu tâm lý là vô cùng cần thiết.
Nhà tham vấn, trị liệu là những người nhạy cảm về cảm xúc, tâm lý của người khác. Họ có thể giúp thân chủ có được cảm giác an toàn và được lắng nghe, theo MSN .
Rau củ quả giúp tăng cường sức khỏe tâm thần trẻ em Kết quả một nghiên cứu cho thấy những trẻ ăn càng nhiều trái cây và rau củ sẽ có các chỉ số tích cực hơn theo thang đo sức khỏe tâm thần. Chuyên trang MedicineNet dẫn kết quả một nghiên cứu mới do nhóm học giả của Đại học East Anglia (Anh) thực hiện và được đăng tải trên tập san BMJ Nutrition...