Chả da xứ Huế, hương vị riêng và lạ
Trong ẩm thực của người Huế, chả da không chỉ là món ngon, hấp dẫn mà người ta còn dùng nó làm phụ gia, chế biến các thức ăn khác như gỏi, phở, bún, cháo… tạo nên nhiều hương vị riêng và lạ.
Chả da còn làm phụ gia để chế biến trong nhiều món ăn khác.
Mỗi khi mua chả ngoài chợ về, các bà nội trợ thường rửa sơ qua nước sôi cho sạch, trước khi chế biến món ưa thích. Bóc hết các lớp lá, chả da có màu hồng tươi gần giống nem, cắn vào thấy giòn giòn, ngòn ngọt thấm ngay từ đầu lưỡi. Chả da dễ làm nên khi nhà có giỗ kỵ, phụ nữ Huế thường tự tay làm chả.
Mùi thơm của thịt quyện với hạt tiêu khi nướng hay chiên trên bếp hương thơm nức mũi. Trong những món chế biến từ chả da, cầu kỳ nhất là món gỏi, món khai vị đầu tiên trên bàn tiệc. Để chế biến món gỏi này có chả da, thịt ba chỉ, mực nướng (xé nhỏ) dưa leo, đu đủ (thái sợi), rau răm, rau húng, đậu phộng, chanh, ớt, đường, nước mắm; tất cả trộn đều. Nộm ăn ngon miệng hơn với bánh tráng, bánh phồng tôm kèm theo. Bình thường chả da ăn kèm với một số loại rau thơm, rau răm, chấm muối tiêu, chanh, tỏi, hoặc xắt lát mỏng bỏ lên mặt các tô bún chả, bún cá, phở gà….
Với người Huế, chả da là đặc sản thân quen trong bữa ăn hàng ngày. Những buổi chiều đi qua các phố ăn uống bình dân ở đường Triệu Quang Phục, Mai Thúc Loan, Đào Duy Từ… bạn sẽ thấy món chả da và bia ướp lạnh được các đệ tử “lưu linh” rất ái mộ.
Video đang HOT
Nguyên liệu:- 500g thịt heo, 500g da heo hoặc lỗ tai heo, trộn vào 1 muỗng súp tiêu xay mịn.
- 3 muỗng càphê muối bột
- 1 muỗng càphê bột ngọt.
Đem thịt heo xay hai lần hoặc bằm cho thật mịn rồi cho vào tủ lạnh.
Lấy da heo hoặc lỗ tai heo để tươi sống xắt thành sợi mỏng. Xắt xong, lấy thịt heo ra và cho da heo, hoặc lỗ tai heo cùng với tiêu, muối, bột ngọt vào trộn thật đều.
Dùng cối, chày quết tay, đến khi thấy thịt và da, lỗ tai heo dính vào nhau thành một khối mịn là được. Sau đó, đem gói bằng nhiều lớp lá chuối, khoảng năm lớp là đủ.
Kế tiếp, nấu nước cho sôi trào mới bỏ đòn chả vào, đậy nắp kín, giữ lửa vừa để chả chín đều mà nước trong nồi không bị vơi. Khoảng 15 phút sau, dùng đũa đảo đòn chả rồi luộc thêm 15 phút nữa là chả đã chín.
Vớt chả bỏ vào thau nước đá ngâm khoảng 10 phút, cất vào tủ lạnh.
Món đặc sản chỉ có ở Huế ít người biết đến
Đến Huế mà chưa nếm thử món đặc sản này thì bạn chưa hiểu hết ẩm thực vùng đất cố đô. Huế vốn là điểm du lịch quen thuộc đối với du khách trong và ngoài nước.
Đến với cố đô Huế, người ta được tận hưởng cảnh sắc yên bình và êm đềm, không khí cổ kính khó có thể thấy ở nơi nào khác. Thưởng thức ẩm thực Huế cũng là một trải nghiệm khác biệt mà nếu chỉ đến đây 1, 2 lần thì khó có thể tìm hiểu hết. Có những món ăn chỉ có ở nơi này nhưng chưa được nhiều người biết tới, có thể kể đến món bún giấm nuốc.
Nuốc là tên gọi theo phương ngữ về con nuốt - một loài nhuyễn thể không chân chỉ có nhiều vào mùa hè nơi vùng đầm phá nước lợ ở Huế. Nuốt cùng họ với sứa nhưng nhỏ chỉ bằng khoảng nửa trái chanh.
Vào mùa hè, nuốt thường nổi thành từng mảng dày, ngư dân vớt lên, ngâm vào nước và bán nhiều ở các chợ. Nuốt được chia làm hai phần gồm tai và chân. Phần tai nuốt thích hợp để kẹp rau sống chấm ruốc hoặc làm gỏi. Phần đặc sắc hơn chính là chân nuốt, khi ăn giòn giòn, sần sật chính là nguyên liệu không thể thiếu của món bún giấm nuốc trứ danh.
Chân nuốt khi mua về phải ngâm trong nước lạnh và lá ổi để tạo độ giòn. Lúc nào gần ăn thì vớt ra để thật ráo nước mới ngon. Phần nước lèo chính là thứ làm nên linh hồn của món ăn. Phần nước này được làm nên từ những con tôm tươi nhảy tanh tách, bóc vỏ, bỏ đầu, chừa đuôi cho đẹp mắt, nêm nếm đầy đủ gia vị cho thấm. Thịt ba rọi cắt miếng nhỏ vừa ăn, ướp gia vị. Phi dầu với hành cho thơm, cho thêm chút ớt bột, xào thấm tôm thịt. Đun lửa nhỏ riu riu chừng 10 phút cho tôm thịt thấm rồi châm thêm nước dùng xăm xắp. Cuối cùng thêm cà chua bi vào, chờ sôi rồi tắt bếp. Màu cam từ gạch tôm hòa với màu đỏ của cà chua tạo nên một hỗn hợp nước lèo sanh sánh có hương vị rất riêng.
Món ăn này không thể thiếu các loại rau sống gồm rau thơm và nhất định phải có bắp chuối sứ trắng bào nhuyễn. Ngoài ra, người nấu chuẩn bị thêm đậu phộng rang giã dập, bánh tráng mè, mắm ruốc, và vài quả ớt xanh là chuẩn vị.
Một tô bún giấm nuốc sẽ gồm lớp rau sống dưới cùng, thêm bún tươi, chan nước lèo xăm xắp, thêm lên trên là ít hành ngò, rắc đậu phộng rang, chút ruốc, ớt sa tế và cuối cùng là dăm bảy chân nuốt. Món bún thơm mùi rau thơm, nước dùng ngọt đậm đà bởi tôm tươi, vị béo béo của đậu phộng, bánh tráng và vị ngọt giòn tan của những con nuốt. Nuốt nhai sần sật vô cùng vui miệng, ăn đến đâu thấy tươi mát đến đó.
Nếu bạn là người thích ăn cay thì nhớ thêm vài quả ớt Huế vào, đảm bảo vị ngon khó có thể quên được.
Món bún giấm nuốc thường được người Huế làm tại nhà, nhưng bạn cũng có thể tìm mua món này ở các quán ăn với mức giá từ 25.000 - 30.000 đồng.
Những món ăn nhất định phải thử khi tới du lịch cố đô Huế Nhiều người cho rằng món ăn cũng chính là văn hóa, thưởng thức món ăn chính là đang trải nghiệm văn hóa của vùng đất mà mình đến. Huế là vùng đất cố đô, chứng kiến bao thăng trầm của lịch sử và ẩm thực nơi đây có những nét đặc trưng riêng, rất nhiều món ăn thể hiện sự khéo léo, cầu...