Cây xuyến chi có tác dụng tuyệt vời để chữa bệnh
Cây xuyến chi hay còn gọi là cây đơn buốt có tên khoa học là Bidens pilosa là một loài thực vật thân thảo thường mọc thành những cây bụi ở các vùng đồng cỏ, đất hoang.
Cây xuyến chi phân bố đều khắp các vùng ấm trên thế giới nhưng nó được cho là có nguồn gốc từ Châu Mỹ.
Ở Việt Nam cây xuyến chi phân bố khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam ở những bãi đất trống, ven đường, ven mương, đồng cỏ,… Cây xuyến chi có thân tròn, có lông và có thể phát triển đến độ cao khoảng 1m. Trên thân là những chiếc lá màu xanh nằm đối diện nhau và có hình răng cưa.
Hoa xuyến chi thường nở suốt quanh năm với đặc điểm gồm năm cánh hoa màu trắng và nhụy hoa màu vàng. Các hạt được phát triển từ nhụy hoa, sau đó bay theo gió đến những nơi có điều kiện tốt để phát triển thành cây con.
Cây xuyến chi có vị đắng, nhạt, hơi cay và tính mát nên có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt cho cơ thể, giải độc, sát trùng các vết thương, chống viêm.
Nó thường được sử dụng để điều trị các bệnh như viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, kiết lỵ hay các bệnh ngoài da như dị ứng, mày đay, ngứa…
Trong dân gian người ta thường dùng cây xuyến chi để đắp trực tiếp vào những vết côn trùng cắn, rắn cắn nhờ khả năng chống viêm của nó.
Hoạt chất flavoness và polyynes được tìm thấy trong cây xuyến chi có tác dụng chống khối u ở những người bị bệnh ung thư phá triển.
Cây xuyến chi có tác dụng tuyệt vời để chữa bệnh
Cây xuyến chi còn được xem là một loài thực vật có khả năng làm giảm các triệu chứng của đái tháo đường hiệu quả nhờ cytopoloyne và polyynes có trong cây.
Tinh dầu trong lá cây xuyến chi là một hợp chất chống oxy hóa mạnh có tác kháng khuẩn, kháng nấm.
Cây xuyến chi cũng được sử dụng để làm cỏ trang trí trong khuôn viên nhà hoặc ngoài công việc giúp tăng thêm vẻ đẹp và sự tươi mát cho khu vườn.
Cây xuyến chi thường được dùng cả phần thân, lá và hoa để áp dụng chữa được nhiều bệnh khác nhau. Dưới đây là một số cách chữa bệnh bằng cây xuyến chi:
Chữa bệnh về tiêu hóa: cắt lấy cả cây rồi cắt ra từng khúc ngắn, sau đó đem đi phơi khô và sắc lấy nước uống hằng ngày sẽ chữa trị được một số bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ,…
Hạ sốt: lấy 20 gram lá và hoa xuyến chi giã nát với 20 gram sài đất. Sau đó chắt lấy phần nước cho trẻ uống, còn phần bã đắp lên trán sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng.
Video đang HOT
Chữa bệnh đau lưng do hoạt động quá sức: dùng 150 gram xuyến chi cùng với 250 gram đại táo sắc với 1 lít nước. Đến khi nước cạn còn 500ml thì chắt ra chia đều thành 3 lần uống. Để người bệnh dễ uống hơn có thể cho thêm mật ong vào.
Chữa ngứa do dị ứng: đem 200 gram xuyến chi đun sôi với 1 hoặc 5 lít nước để tắm. Trong quá trình tắm dùng bã cây chà xát lên người để hiệu quả hơn. Tắm thường xuyên từ 3 đến 5 ngày sẽ giúp bệnh mau khỏi hơn.
Giảm đau răng, viêm lợi: ngâm 15 gram hoa xuyến chi với 200 ml rượu trong vòng 1 tuần, sau đó lấy ra ngậm để điều trị bệnh.
Chữa cam tích ở trẻ em: lấy 15 gram cây xuyến chi với 60 gram gan lợn hấp chung với nhau và ăn khi còn nóng sẽ giúp cải thiện bệnh cam tích cho trẻ em.
Chữa trị viêm thận: hấp cách thủy 15 gram cây hoa xuyến chi giã nát cùng với 1 quả trứng gà để ăn hằng ngày sẽ có tác dụng chữa trị được bệnh viêm thận.
Chữa viêm gan do vius: dùng 20 gram xuyến chi, 20 gram diệp hạ châu, 15 gram bồ bồ, 15 gram cam thảo đất, 12 gram hạt dành dành sắc nước để uống mỗi ngày 2 lần.
Điều trị bệnh đau nửa đầu: 30 gram xuyến chi, 20 gram trân châu mẫu, 3 quả đại táo. Đem tất cả các nguyên liệu trên sắc lấy nước và uống khi còn ấm để trị bệnh.
Chữa viêm họng: lấy 15 gram xuyến chi, 15 gram sài đất, 15 gram kim ngân hoa, 15 gram cam thảo đất, 15 gram lá hung chanh đem sắc lấy nước uống hàng ngày sau mỗi bữa ăn 20 phút. Mỗi ngày nên uống 2 lần khi còn ấm.
Chữa đau nhức do phong thấp: dùng 30 – 60 gram cây xuyến chi để sắc lấy nước uống mỗi ngày từ 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn. Uống từ 10 đến 15 ngày sẽ cải thiện được tình trạng bệnh.
Mặc dù cây xuyến chi rất lành tính và không gây ngộ độc, tuy nhiên trong quá trình sử dụng nên lưu ý những điều sau đây:
Trước khi sử dụng nên rửa thật sạch sẽ để loại bỏ những bụi bặm bám trên cây.
Không để gia súc ăn phải cây xuyến chi vì nó dễ làm hư thai.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng cây xuyến chi tùy tiện mà hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Một số người có thể sẽ bị dị ứng với các thành phần có trong cây xuyến chi vì vậy không được dùng nó.
Khi bôi cây xuyến chi trên da nên tránh ánh nắng mặt trời vì nó dễ dẫn đến cháy da, kích ứng hoặc sưng tấy.
Cây xuyến chi nếu biết cách áp dụng để chữa bệnh sẽ là một trong những vị thuốc tốt giúp đẩy lùi được nhiều căn bệnh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn hãy tham khảo ý khiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng nó.
Hứng trọn "combo tác dụng phụ" sau khi cấy que tránh thai, mẹ bỉm sữa ở Hà Nội tháo que vội sau 5 tháng
Mẹ nào đang có ý định cấy que tránh thai thì vào đây đọc trước đã nhé, có ích lắm đấy!
Sự phát triển của y học đã giúp các chị em phụ nữ ngày càng có thêm nhiều lựa chọn trong việc tránh thai an toàn, một trong số đó có thể kể đến chính là biện pháp cấy que tránh thai. Mặc dù được các chuyên gia y tế đánh giá là phương thức thực hiện dễ dàng, đem lại hiệu quả cao (tới 99%), lại có thời gian sử dụng lâu dài, nhưng việc cấy que trực tiếp vào cơ thể cũng như một số tác dụng phụ không đáng có có thể xảy ra khiến các mẹ bỉm sữa vẫn còn khá nhiều hoài nghi.
Nếu có mẹ nào đang tìm hiểu về phương pháp này và cần một lời nhận xét từ "người thật việc thật" thì hãy tham khảo ngay bài review của Tạ Ngọc Bảo Thư (24 tuổi, hiện đang ở Hà Nội) - một mẹ bỉm sữa đã trải qua cả hai quá trình cấy que - tháo que tránh thai và nếm đủ những tác dụng phụ của việc này nên đã đưa ra những thông tin rất chân thực.
Mình đã cấy que tránh thai như thế nào?
Giống như nhiều người khác, Bảo Thư mất tới vài tuần để tìm hiểu và tham khảo ý kiến cũng như kinh nghiệm của mọi người để đưa ra quyết định cấy que tránh thai sau khi sinh con 4 tháng và có kinh nguyệt đã trở lại.
Mặc dù hiện tại có rất nhiều địa chỉ làm dịch vụ này, song Bảo Thư ưu tiên lựa chọn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Bà mẹ trẻ Bảo Thư.
Tại đây, Bảo Thư được chỉ định đi khám phụ khoa và siêu âm trước với mức chi phí là 250.000 đồng. Khám xong sẽ được các bác sĩ tư vấn và giải đáp tất cả mọi thắc mắc (nếu có).
"Mình không phải trường hợp chống chỉ định và đồng ý cấy que tránh thai. Vậy nên sau đó bác sĩ in cho mình tờ phiếu và đi đóng tiền. Mình chọn cấy que tránh thai Implanon, chi phí là 3.500.000 đồng" - Bảo Thư nói.
Kể về quá trình cấy que tránh thai, Bảo Thư cho biết, khâu cấy que tránh thai rất nhanh gọn và đơn giản. Chỉ cần ngồi ngoài phòng thủ thuật chờ đến lượt thì đi vào.
Các bước cấy que tránh thai được diễn ra như sau: Sát trùng lên toàn bộ khu vực thực hiện cấy que, tiêm tê tại chỗ rồi luồn kim nhẹ vào và rút ra là xong.
Cuối cùng, bác sĩ sẽ dán một miếng băng nhỏ xíu và việc mà mọi người cần làm chỉ là ngồi yên khoảng vài phút là được. Quá trình diễn ra khá nhẹ nhàng và không hề gây đau đớn hay bất cứ cảm giác khó chịu nào.
Trải nghiệm sau khi cấy que tránh thai
Bảo Thư cho biết, sau khi cấy que thì chỗ cấy chỉ bị bầm nhẹ, 5-6 ngày là hết. Tuy nhiên, sau khi cấy 2 tuần thì cô bắt đầu xuất hiện tình trạng rong kinh. Dù đã được tư vấn và cảnh báo trước về điều này nhưng đến khi gặp phải thêm một số tác dụng phụ nữa thì bà mẹ một con đã phải đưa ra quyết định tháo que sau 5 tháng.
"Như mình đã được tư vấn thì hiện tượng rong kinh có thể diễn ra trong vòng 6 tháng đầu sau khi cấy que. Nhưng sau khoảng hơn 2 tháng thì mình bị rong kinh 30/30 ngày luôn. Cuộc sống gắn liền với băng vệ sinh cho đến tận ngày tháo que.
Chưa kể, tác dụng phụ tiếp theo mà mình gặp phải đó là tăng cân. Sinh xong mình chỉ hơn thời con gái có 3kg thôi, nhưng cấy que xong mình tăng không kiểm soát mặc dù ăn uống vẫn vậy. Ngoài ra mình còn bị thay đổi nội tiết tố, thường xuyên cáu gắt vô cớ và cảm thấy stress mỗi khi ngồi hút sữa. Cuộc sống như bị đảo lộn, vì vậy mà mình đã quyết định tháo que sau hơn 5 tháng" - Bảo Thư chia sẻ.
Bảo Thư gặp nhiều tác dụng phụ khi cấy que tránh thai và quyết định tháo que sau 5 tháng.
Quá trình tháo que tránh thai
Sau khi đưa ra quyết định, Bảo Thư đến bệnh viện định tháo que thì được các bác sĩ tư vấn về nhà uống thêm thuốc rồi theo dõi tiếp các dấu hiệu của tác dụng phụ mà cô đang gặp phải. Lần này, Bảo Thư tốn khoảng hơn 1 triệu đồng tiền thuốc.
Thế nhưng uống hết đơn thuốc mà tình trạng vẫn không cải thiện nên Bảo Thư đi đến quyết định cuối cùng là tháo que tránh thai.
"Chi phí tháo que là 700 ngàn đồng. Thủ thuật cũng rất nhanh. Sau khi vào phòng, các bác sĩ sẽ sát khuẩn, tiêm tê rồi rạch một đường nhỏ, tìm đầu que và lôi ra ngoài. Cũng giống như cấy que, tháo que tránh thai không hề đau, tất cả chỉ tầm 10 phút là mình có thể đi về.
Tháo que xong 1 ngày thì mình cũng chấm dứt tình trạng rong kinh. Cuộc đời như nở hoa, mình không còn cáu kỉnh nữa, tình cảm vợ chồng đi lên thấy rõ" - Bảo Thư tiết lộ.
Cuối cùng, bà mẹ trẻ đưa ra lời khuyên: "Nếu mẹ nào cơ địa tốt, khó lên cân, kinh nguyệt đều hoặc có điều kiện thì mình vẫn nghĩ mọi người nên thử cấy que tránh thai xem sao. Vì về cơ bản, với mình là như vậy nhưng các phương pháp ảnh hưởng đến nội tiết tố thì đều có tác dụng phụ và không ai giống ai. Hơn nữa, đây cũng là biện pháp mang tính an toàn cao, tiện lợi và không gây cảm giác đau đớn hay khó chịu."
Que tránh thai là gì?
Que cấy tránh thai là những ống nhỏ làm bằng chất dẻo chứa thuốc tránh thai, được cấy dưới da tay không thuận của người phụ nữ. Thành phần có trong que cấy tránh thai bao gồm nội tiết tố levonorgestrel hay etonogestrel.
Que sẽ phát huy tác dụng sau 24 tiếng và có hiệu quả trong 3-5 năm hoặc lâu hơn (tùy loại). Khi đã cấy que tránh thai vào cơ thể, phụ nữ không cần sử dụng đến bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.
Các loại que cấy tránh thai phổ biến
- Implanon: 1 que, có tác dụng trong vòng 3 năm.
- Sinoplant: 2 que, tác dụng trong vòng 5 năm.
- Norplant: 6 que, tác dụng trong 5-7 năm.
Trẻ sinh non với những nguy cơ mà cha mẹ cần chú ý Trẻ sinh non là những trẻ khi sinh ra dưới 37 tuần tuổi thai. Trẻ sinh càng non đặc biệt dưới 32 tuần thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe càng nặng và biến chứng càng cao. Vì một vài lý do nào đó mà thiên thần nhỏ phải chào đời sớm hơn dự kiến, thì cha mẹ cần hiểu những nguy cơ...