Cập nhật mới nhất trước phiên xử ông Nguyễn Hữu Linh tội dâm ô
Hiện tại ông Nguyễn Hữu Linh đang tạm trú tại một căn nhà ờ quận 2, TP HCM và phóng viên đã có thông tin cập nhật mới nhất trước phiên xử ông Linh.
Chiều 24-6, thẩm phán Nguyễn Hải Nam (Phó chánh án TAND quận 4, TP HCM – chủ tọa phiên xử ông Nguyễn Hữu Linh) xác nhận với phóng viên rằng phiên xử ông Nguyễn Hữu Linh (SN 1958, nguyên Phó Viện trưởng VKSND TP Đà Nẵng) sẽ diễn ra vào sáng 25-6.
Trả lời câu hỏi việc ông Nguyễn Hữu Linh sẽ được xử kín vậy các nhà báo sẽ tác nghiệp như thế nào, thẩm phán Nguyễn Hải Nam cho biết phóng viên các báo đến đưa tin vụ án sẽ được tác nghiệp lúc tuyên án. “Phần làm thủ tục, quá trình xét hỏi là xử kín nên các phóng viên không được tham gia” – thẩm phán Nguyễn Hải Nam nói.
Cũng theo thẩm phán Nguyễn Hải Nam, phiên tòa có sự tham gia của luật sư, bị cáo, hội đồng xét xử, thư ký, đại diện VKSND quận 4 thực hành quyền công tố tại tòa.
Đại diện gia đình bị hại từ chối tham gia và có đơn xin vắng mặt. Đặc biệt, trong phiên xử này, TAND quận 4 triệu tập giám định viên của Phòng Kỹ thuật Hình sự Công an TP HCM và Trung tâm Giám định Pháp y thuộc Sở Y tế TP HCM để phục vụ cho công tác xét xử được đảm bảo khách quan, công bằng và nghiêm minh.
Chung cư Galaxy9, nơi xảy ra sự việc
Bị can Nguyễn Hữu Linh bị VKSND quận 4 truy tố tội “Dâm ô với người dưới 16 tuổi theo Điều 146 Bộ luật Hình sự 2015″ với mức án từ 6 tháng đến 3 năm tù giam.
Cơ quan CSĐT Công an quận 4 xác nhận trước khi vụ việc gây xôn xao trên mạng xã hội thì gia đình bị hại C. (8 tuổi) đã cam kết không yêu cầu xử lý ông Linh. Theo đó, mẹ cháu C. nói rằng đã gặp ông Linh và xác định rằng ông Linh thấy quen, xuất phát từ lòng yêu quý cháu nên ôm hôn cháu chứ không có ý nghĩ xấu.
Cha bị hại C. nói rằng: “Sau khi sự việc xảy ra, gia đình chúng tôi không thấy tổn hại gì xảy ra cho cháu, đồng thời ông Linh cũng là cha ruột của em T. sống cùng chung cư”. Từ đó, cha cháu C. không yêu cầu xử lý ông Linh.
Video đang HOT
Kết luận giám định ADN số 1.083-2019/AND ngày 16/4/2019 xác định ADN của ông Linh hoàn toàn không hiện diện trên 8 vị trí đưa đi trưng cầu giám định tại các mẫu áo thun, áo đầm của bị hại. Kết luận giám định số 389/PC09-03 ngày 07/5/2019 liên quan đến video cũng xác định cựu Viện phó Đà Nẵng ngoài hành vi “hôn vào má” bị hại thì không còn bất cứ hành vi nào khác.
Trong quá trình điều tra, ông Nguyễn Hữu Linh chỉ thừa nhận hành vi ôm, hôn bé gái. Đặc biệt, ông Linh không thừa nhận hành vi dâm ô vì ông cho rằng chưa đủ yếu tố cấu thành tội dâm ô theo điều 146 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Theo cáo trạng của VKSND quận 4, khoảng 21 giờ ngày 1-4, cháu C. (8 tuổi) xuống siêu thị của chung cư mua đồ cho mẹ. Sau đó, cháu C. đi thang máy lên nhà và nhờ bảo vệ chung cư quẹt thẻ thang máy giùm.
Lúc này, trong thang máy cũng có người đàn ông (sau xác minh là ông Nguyễn Hữu Linh) đi lên chung. Khi thang máy di chuyển thì cháu C. bị ông Linh ôm.. .Cháu C. sau đó về nhà kể cho mẹ cha nghe. Sau khi nghe con kể lại sự việc, cha cháu C. xuống báo ban quản lý, cùng trích xuất camera thì mời ông Linh xuống làm việc. Lúc này, ông Linh thừa nhận mình là người đàn ông trong clip và khai tên giả là Nguyễn Văn Hưng, CMND số 2003347 cấp vào tháng 10-2007 tại Quảng Nam. Qua làm việc, mẹ cháu C. đồng ý bỏ qua vụ việc và ông Linh về Đà Nẵng vào chiều hôm sau.
Phạm Dũng
Theo nld.com.vn
Nguyễn Hữu Linh 'dâm ô' bé gái lại là 'quý': Mẹ yêu hay hại con?
(Kiến Thức) -Vì sao trong khi dư luận bức xúc phản ánh, các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc thì gia đình cháu bé lại hết mực bảo vệ kẻ đã sàm sỡ con gái mình. Hành động như thế là mẹ bé gái đang yêu hay hại con?
Những ngày qua, đọc thông tin nhiều câu chuyện về việc các bé gái bị dâm ô, xâm hại trong đó có vụ nguyên Phó viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng - Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái, khác với mọi người và dư luận, điều tôi quan tâm nhất không phải là bản án dành cho Nguyễn Hữu Linh thế nào mà chính là tâm lý của bé gái bị người đàn ông này sàm sỡ giờ ra sao?
Đã từng tiếp cận nhiều nạn nhân của các vụ xâm hại, được nghe những lời kể của các nạn nhân cho thấy, khi bị xâm hại tình dục, đó chính là ký ức của thời điểm bị xâm hại ấy sẽ theo họ đến suốt cả cuộc đời như một sự ám ảnh. Nó đau đớn, âm ỉ về mặt tâm hồn chứ không giống như "vết thương trên thịt da sẽ lành theo năm tháng". Với những nạn nhân bị xâm hại từ nhỏ đã mang câu chuyện kể cho người thân nhưng vì nhiều lý do không được người thân lên tiếng, bảo vệ, thậm chí còn hoài nghi, mắng chửi thì nỗi đau đó càng nhân lên gấp bội và niềm tin dành cho người khác của họ mất đi theo thời gian khiến cuộc sống đối với họ chỉ còn những màu u xám.
Trong muôn vàn câu chuyện, tôi nhớ như in câu chuyện bé gái bị nhân tình của mẹ chung sống trong một mái nhà xâm hại nhiều lần khiến cô bé bị hoảng loạn tinh thần. Khi bị cha dượng hờ xâm hại, bé gái đã kể với mẹ mình. Tuy nhiên, người mẹ lại cho rằng bé nói dối nên không mấy quan tâm. Người cha dượng đó được thể đã thêm nhiều lần xâm hại cháu bé trong khi đó vì không tìm được ai chia sẻ, bảo vệ, bé gái đành chấp nhận những ngày tháng nghiệt ngã nhất cuộc đời cho đến khi em phải nhập viện tâm thần điều trị, người mẹ mới tá hỏa làm đơn tố giác. Bé gái bị ảnh hưởng tâm lý không chỉ vì bị người cha dượng sàm sỡ, xâm hại mà còn chính bị người mẹ mình lờ đi. Nỗi đau tinh thần, nỗi đau thể xác cộng với việc người thân không tin tưởng, không tìm được người để sẻ chia câu chuyện đã khiến vết hằn trong tâm trí của bé gái cho đến khi cô lớn lên.
Hành vi của ông Nguyễn Hữu Linh đối với bé gái bị camera an ninh trong thang máy ghi lại.
Tiếp cận nhiều hơn với những câu chuyện của các nạn nhân bị xâm hại, nhiều trường hợp gia đình tiếp nhận thông tin đã làm đơn tố cáo, vụ việc được đưa ra ánh sáng, công lý được thực thi, những bé gái bị hại ấy dần dần lấy lại được niềm tin sống xua đi những ám ảnh của ký ức kinh hoàng. Nhưng cũng có những câu chuyện mà mãi sau này nạn nhân mới mạnh dạn kể lại để giải thoát tâm lý trong suốt thời gian dài do thời điểm họ bị xâm hại đã kể với người thân nhưng bị phớt lờ, thậm chí vì xấu hổ đã không dám tố cáo.
Trong vụ án nguyên Phó viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng - Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ bé gái, hầu như dư luận đều đổ dồn vào hành vi vi phạm pháp luật của người đàn ông này mà bỏ sót sự quan tâm đến cháu bé - nạn nhân của vụ việc. Bé gái xuất hiện trong hình ảnh mà camera an ninh ghi nhận sau khi bị sàm sỡ, ôm hôn đã hoảng hốt, sợ hãi chạy ra khỏi thang máy đến suýt té ngã. Đó có lẽ là phút giây kinh hoàng nhất trong cuộc đời của em. Chắc hẳn khi thoát khỏi thang máy, bé gái sẽ chạy về kể lại câu chuyện với người thân chính là cha, mẹ bé.
Dư luận chú ý không nhiều đến tâm lý bé gái nạn nhân đã đành đến cha mẹ bé dường như cũng đang có những hành động khó hiểu. Thay vì lên án hành vi dâm ô, sàm sỡ của kẻ đã hại con mình, họ lại cho rằng những hành vi ấy chỉ xuất phát từ việc quý mến nên ôm hôn.
Những hành động lạ của cha mẹ bé gái mới đây được Luật sư Trần Bá Học (người bào chữa cho Nguyễn Hữu Linh ở phiên tòa ngày 24/6) tiết lộ trong bản cam kết không khiếu nại, khiếu kiện của mẹ nạn nhân.
"Khi xảy ra sự việc, tôi đã gặp anh Linh, người đi chung thang máy với cháu và xác định sự việc cũng chỉ xuất phát từ quý cháu ôm hôn và thơm cháu chứ không xuất phát từ ý nghĩ xấu", người mẹ này viết.
Tại bút lục số 124, đại diện gia đình bé gái cũng xác định: "Sau khi sự việc xảy ra, vợ chồng chúng tôi không thấy tổn hại gì với bé và ông Linh cũng là ba của hai vợ chồng em T. là chỗ quen biết hay đi chung thang máy với tôi. Tôi yêu cầu cơ quan công an không tiếp tục điều tra và xử lý đối với ông Linh".
Do vậy theo Luật sư Học, chính gia đình bé gái khẳng định hành vi của ông Linh chỉ xuất phát từ việc quý cháu nên ôm hôn chứ không xuất phát từ ý nghĩ xấu xa, và cháu không tổn hại gì đến sức khỏe, tinh thần và sự phát triển bình thường. Ngoài ra, giữa hai gia đình có sự quen biết với nhau vì cùng sinh sống chung khu chung cư. Cho đến nay, gia đình bị hại vẫn không có bất cứ yêu cầu bồi thường cũng như đề nghị xử lý trách nhiệm gì, không yêu cầu khởi tố đối với ông Nguyễn Hữu Linh.
Hành động của gia đình bé gái bị ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ trong thang máy đã khiến nhiều người bất ngờ và có điều gì đó bất thường. Bởi như đã nói ở trên, hình ảnh cháu bé sợ hãi sau khi bị ông Nguyễn Hữu Linh sàm sỡ đến mức suýt té ngã khiến nhiều người xem bức xúc vẫn còn nguyên trong các clip được phát tán trên mạng xã hội và trên báo chí. Bất cứ ai xem lại clip ghi nhận cảnh người đàn ông sàm sỡ bé gái trong thang máy ở chung cư Galaxy 9 cũng phải sục sôi căm phẫn. Bởi bé gái mới khoảng 7 tuổi còn quá nhỏ để có thể tự bảo vệ bản thân đã phải căng mình chống chọi một người đàn ông có hành vi "biến thái" khi dùng sức để ôm hôn, sàm sỡ cháu bé.
Hơn nữa, ông Nguyễn Hữu Linh không quen biết cháu bé nên việc quý mến ôm hôn là khó xảy ra. Trong khi đó, theo nội dung clip, hành vi dâm ô của ông Linh rất rõ, diễn ra đến ba lần khi nạn nhân liên tục tìm cách "thoát ra".
Nếu chỉ vì quý cháu nên ôm hôn chứ không xuất phát từ ý nghĩ xấu xa, tại sao ông Nguyễn Hữu Linh phải khai tên giả là Nguyễn Văn Hưng sau khi bị buộc phải thừa nhận mình là người đàn ông trong clip. Không phải bỗng nhiên mà dư luận sục sôi, Hội Bảo vệ quyền trẻ em TPHCM đã có văn bản gửi Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam, cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận 4 và VKSND quận 4, TPHCM về việc đề nghị khởi tố vụ án đối với vụ bé gái bị dâm ô, Bản thân lãnh đạo VKSND tối cao cũng lập tức chỉ đạo Viện trưởng VKSND TP HCM phối hợp chặt chẽ với Cơ quan điều tra và các đơn vị có thẩm quyền nhanh chóng tiến hành xác minh, làm rõ sự việc và xử lý nghiêm minh, kiên quyết không bỏ sót tội phạm. Xuyên suốt từ ngày xảy ra vụ việc đến nay, mạng xã hội, giới Luật sư, báo chí đã liên tục lên tiếng về vụ việc trên, đa số đều bày tỏ sự bức xúc với hành vi trái đạo đức, vi phạm pháp luật của vị cựu Phó Viện trưởng Viện KSND TP Đà Nẵng.
Ngày mai (25/6), TAND quận 4 dự kiến sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Hữu Linh (nguyên phó viện trưởng Viện KSND TP. Đà Nẵng) về tội "dâm ô đối với người dưới 16 tuổi". Dư luận hi vọng, Linh nựng sẽ phải nhận bản án nghiêm khắc với những hành vi đã gây ra cho bé gái.
Nhưng thật khó hiểu, trong khi dư luận bức xúc phản ánh, các cơ quan chức năng tích cực vào cuộc thì gia đình cháu bé lại có vẻ bảo vệ kẻ đã sàm sỡ con gái mình. Hành động như thế là mẹ bé gái đang yêu hay hại con? Khi người lớn vì lý do gì đi nữa mà đứng về phía kẻ đã hại con mình thì đó hẳn nhiên sẽ tác động lớn đến tâm lý đứa trẻ lâu dài về sau? Khi cháu bé không được chính những người thân của mình đứng lên đòi công lý thì sẽ khác gì những nạn nhân bị xâm hại ở trên? Có vật chất, tinh thần nào có thể xoa dịu nỗi sợ hãi của cháu bé, lấy lại niềm tin của cháu bé?
Thống kê cho thấy, trong 2 năm 2017 - 2018 và quý I năm 2019, toàn quốc đã xảy ra 3.499 vụ, với 3.546 trường hợp trẻ em bị xâm hại được phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục trên 60%. Tuy nhiên, đây chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trên thực tế con số này còn rất lớn vì gia đình và nạn nhân không tố giác, vì e ngại thông tin sẽ ảnh hưởng đến trẻ em trong gia đình và vì nhiều lý do như trường hợp gia đình bé gái bị sàm sỡ trong thang máy.
Rất may mắn, theo quy định của pháp luật, tội Dâm ô với người dưới 16 tuổi không thuộc trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại. Dư luận hi vọng, trong phiên tòa ngày mai, Nguyễn Hữu Linh sẽ phải nhận những bản án thích đáng do những hành vi đã gây ra!
Bởi công lý không nằm ở sự việc bố mẹ cháu mẹ cho rằng thế nào mà công lý nằm ở chính những bằng chứng mà công an đã thu thập được, nằm ở chính những cáo trạng mà Viện kiểm sát nêu ra và nằm ở bản án tòa sẽ tuyên theo quy định của pháp luật.
Thiên Nga
Theo kienthuc
Vụ Nguyễn Hữu Linh : Gia đình xin miễn tội có ảnh hưởng phiên tòa? Trong quá trình điều tra vụ án ông Nguyễn Hữu Linh - cựu Viện phó VKSND TP. Đà Nẵng có hành vi sàm sỡ đối với bé gái trong thang máy tại TP. HCM, gia đình nạn nhân lên tiếng xin miễn tội đối với ông Linh. Điều này ảnh hưởng như thế nào đến phiên tòa sắp tới? Ngày 25/6, phiên tòa...