Canh bầu nấu tôm – “chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”
Canh bầu nấu tôm – “chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”, món ăn vừa dân dã lại thơm ngon, bổ dưỡng cho mọi nhà.
Quả bầu có vỏ màu xanh lá cây và ruột trắng. Ngoài việc là một dụng cụ hữu ích, bầu còn là loại rau chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết mà bạn cần cho một ngày.
Đông y cho rằng, quả bầu vị hơi nhạt, tính mát (có tài liệu lại cho là vị ngọt, tính lạnh), có công hiệu giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận phổi, trừ ngứa; Trị các chứng như chướng bụng, phù thũng, tiểu tiện ít, phổi nóng, ho…Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là quả và hạt; tuy nhiên người ta còn sử dụng cả lá, tua cuốn, hoa, rễ để trị bệnh.
Ảnh minh họa.
Lợi ích từ bầu
Ngăn chặn tóc bạc
Bầu là phương thuốc truyền thống được sử dụng để điều trị mái tóc hoa râm. Chỉ cần một ly mỗi ngày là đủ để khôi phục lại màu sắc tự nhiên của mái tóc của bạn.
Giữ da khỏe mạnh
Có làn da sáng màu và khỏe mạnh bằng cách tăng lượng bầu trong khẩu phần ăn. Nước bầu có chứa các vitamin thiết yếu khôi phục lại sức sống cho làn da. Nó giúp trẻ hóa tế bào da thậm chí còn điều tiết sản xuất dầu ngăn chặn mụn phát triển.
Có giấc ngủ tốt hơn
Bạn có biết quả bầu giúp điều trị chứng mất ngủ? Đúng, nước bầu có tác dụng như bất kỳ viên thuốc ngủ nào. Nó đã được chứng minh trong việc giúp đạt được mất ngủ sâu hơn.
Canh bầu nấu tôm
Nguyên liệu:
- Tôm tươi: 200 g
- Bột nêm
- Hành hoa
:
- Bầu nạo vỏ, băm hoặc thái miếng vừa ăn (tùy sở thích ăn của từng gia đình mà bỏ ruột hay lấy thêm một ít ruột non).
- Tôm rửa sạch, cho vào nồi cùng một ít gia vị, luộc nhanh rồi vớt ra. Khi tôm nguội, lột bỏ vỏ rồi xẻ một đường ở lưng mỗi con tôm (để trình bày bát canh cho đẹp và hấp dẫn hơn).
- Hành hoa rửa sạch, cắt khúc 2-3 cm.
Bắc nồi nước vừa đủ cho bữa ăn. Cho bầu, tôm và bột nêm vào đun cùng đến khi bầu chín thì tắt bếp, cho hành hoa cắt khúc vào. Đổ canh ra tô cho nguội, đến bữa ăn sẽ rất ngọt và mát.
Tổng hợp các món canh giải nhiệt mùa hè
Vào những ngày hè nóng bức, mọi người thường xuyên nấu những món ăn giúp cơ thể mình giải nhiệt. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến cho các bạn một số công thức nấu canh giải nhiệt vào mùa hè.
Hy vọng rằng, với những công thức nấu ăn này thì các bà nội trợ có thể nấu cho gia đình mình cùng thưởng thức những món canh vừa bổ dưỡng vừa giải nhiệt vào những ngày hè nóng bức. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
1. Canh đậu phụ non bông hẹ
* Nguyên liệu:
150g bông hẹ
1 bìa đậu phụ non
100g thịt nạc vai
1 củ hành khô, bột nêm, nước mắm, dầu ăn
* Cách làm:
Bước 1: Bông hẹ cắt xíu đoạn gốc già, rửa sạch, xắt khúc cỡ 3-3,5cm.
Bước 2: Đậu hũ non rửa sạch, thái miếng vừa ăn. Thịt nạc vai rửa sạch xay hoặc bằm nhỏ. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, bằm nhỏ.
Bước 3: Bắc nồi lên bếp, cho 1/2 thìa dầu ăn, cho hành củ vào phi thơm. Hành thơm cho thịt vào nồi cùng chút gia vị xào chín.
Bước 4: Sau đó cho nước vào nồi cùng thìa bột nêm đun sôi. Khi nước sôi cho đậu hũ vào đun khoảng 1 phút rồi cho bông hẹ đã cắt khúc vào đun sôi trở lại. Khi nước sôi, tắt bếp và thêm một xíu nước mắm cho thơm, nêm nếm vừa ăn, múc canh ra bát là được.
2. Canh cua nấu hoa thiên lý
* Nguyên liệu: 300 g cua đồng, 200g hoa thiên lý, 600ml nước, gia vị gồm muối, bột canh, mì chính.
* Cách làm:
- Sơ chế:
Rửa sạch cua bằng cách cho vào xoong nước xóc xóc hoặc dùng đũa khuấy nước mạnh. Sau đó xé bỏ mai, yếm rồi tráng nước lại lần nữa. Nếu muốn xé cua dễ, bạn hãy cho cua vào ngăn đá tủ lạnh khoảng 5-10 phút hoặc thả vài viên đá vào túi cua để cua lạnh mà co các càng lại, bạn sẽ dễ dàng thao tác.
Sau khi cua đã được bóc mai, yếm và rửa sạch, cho vào cối giã hoặc xay, đừng quên cho thêm vài hạt muối. Lọc cua bằng rổ lưới mắt nhỏ. Nếu không yên tâm, có thể lọc hai lần cho hết cặn và vỏ cua trong nước.
Lấy tăm khêu gạch từ mai cua, thả vào một bát con, sau đó tráng qua nước cho hết mùi hôi.Hoa thiên lý nhặt sạch cuống, rửa qua nước muối loãng, lưu ý thao tác nhẹ tay.
- Chế biến:
Video đang HOT
Bắc nồi nước cua lên bếp, để lửa to. Dùng đũa khuấy theo chiều kim đồng hồ để thịt cua không bị lắng xuống đáy nồi, cho đến khi nước cua chuyển sang màu đục.Khi nồi nước bắt đầu sôi, đổ gạch cua vào đun cùng, vặn nhỏ lửa, cua sẽ kết thành mảng.
Nếu ta cứ để lửa to lúc nước sôi, cua sẽ vỡ vụn trông không ngon, chưa kể còn dễ làm nước canh trào ra ngoài.Sau khi thịt cua đã đóng mảng, thả hoa thiên lý vào, vặn lửa to lên một chút. Tra gia vị vừa miệng.
Rau chín, múc canh ra bát, thưởng thức cùng cơm và một bát cà pháo. Bạn cũng có thể thay hoa thiên lý bằng rau muống, cải mơ, mùng tơi rau đay với cách nấu tương tự.
3. Canh bầu nấu tôm
* Nguyên liệu:
Bầu tươi: 1 quả
Tôm đồng: 100g
Hành hoa: 1 nhánh
Hành khô: 1 củ
Gia vị: Bột nêm, mì chính, súp, dầu ăn.
* Cách làm:
Bước 1: Tôm đồng rửa nhặt sạch bẩn. Bóc bỏ phần đầu và phần vỏ để dùng giã lọc lấy nước tôm. Phần thịt tôm để riêng.
Bước 2: Bầu nạo vỏ rửa sạch, dùng nạo bào sợi, bỏ ruột.
Bước 3: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn cho tôm vào xào. Nêm 1 thìa bột nêm.
Bước 4: Đặt nồi nước tôm lên bếp đun nhỏ lửa, thêm một thìa bột canh nhỏ. Đợi cho nồi nước tôm sôi, vặn nhỏ lửa để nước tôm không bị vỡ gạch.
Bước 5: Thả bầu vào, nêm lại gia vị.
Bước 6: Cho phần thịt tôm đã xào vào đun cùng. Đun tới khi canh bầu chín. Nêm lại gia vị cho vừa miệng. Thả hành hoa thái nhỏ vào, nêm mì chính và tắt bếp, trút canh ra bát.
4. Canh cua rau đay
* Nguyên liệu:
1 mớ rau đay (300 - 500gr tùy thành viên trong gia đình)
1 mớ rau mồng tơi (300 - 500gr tùy thành viên trong gia đình)
1kg cua đồng1 quả mướp
Hành khô, ớt, tỏi
Gia vị: muối, mì chính, 1 muỗng nhỏ mắm tôm
* Cách làm:
Bước 1: Làm cua
- Cách nấu canh cua rau đay phải chú ý ngay từ bước đầu của việc chọn cua, cua được chọn phải còn sống, không gãy chân, gãy càng. Cua được mua về đem ngâm với nước sạch trong 30 phút để bùn bẩn được ra ngoài. Sau đó mới thực hiện làm cua.
- Cua đã được ngâm rửa sạch, bóc yếm và mai cua, lấy phần gạch cua cho vào bát. Tiếp đến ta cho phần thân cua đã được loại bỏ yếm và mai cho vào cối giã nát hoặc có thể xay nhuyễn trong máy xay sinh tốt.
- Bạn cho vào cua xay nửa thìa muối trắng, một bát tô nước, dùng tay bóp nhẹ nhàng cua xay, lọc cẩn thận lấy phần nước cua và bỏ đi phần xác cua. Hãy sử dụng dụng cụ lọc thật cẩn thận.
Bước 2: Sơ chế rau và mướp
- Rau đay, mồng tơi được nhặt sạch cuống, sau đó rửa sạch và ngâm trong chậu nước muối pha loãng. Ngâm rau trong nước muối là cách tốt nhất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau 20 phút ngâm với nước muối, bạn rửa rau lại một lần nữa và thái nhỏ rau.
- Cách nấu canh cua rau đay thơm ngon là không thể thiếu một quả mướp, nhưng nếu gia đình bạn không thích ăn mướp thì có thể thay thế bằng quả bầu. Mướp được nạo hết vỏ, rửa sạch và thái thành miếng vừa miệng ăn.
Bước 3: Nấu canh cua
- Bạn cho hết nước cua vào nồi, đun sôi với lửa nhỏ. Để có được cách nấu canh cua rau đay thơm ngon, bạn nên chú ý cẩn thận ở bước này. Nếu nấu ở lửa to, khi canh sôi mạnh thịt cua có thể trào ra ngoài mất đi dinh dưỡng. Vì vậy, nên để lửa nhỏ, canh cua sôi, thịt cua bắt đầu kết lại thành tảng thì bạn cho mướp, sau 3 phút có thể cho rau đay và rau mồng tơi vào. Cuối cùng là thả phần gạch được lấy trong mai cua cho vào nồi canh.
- Cách nấu canh cua rau đay để không bị nồng và rau có được màu xanh mát nhẹ nhàng, là khi nấu bạn nên mở vung. Sau khi những nguyên liệu cho vào nồi canh sôi, sau 1 phút bạn có thể tắt bếp và cho nồi ra ngoài.
Bước 4: Phi tỏi, hành cho vào canh
- Một nồi canh cua rau đay ngon không thể thiếu được hương vị thơm của hành tỏi phi vàng. Vì vậy, bạn có thể đập hoặc băm nhuyễn hành tỏi và vài lát ớt, sau đó đặt chảo lên bếp cho dầu nóng và phi vàng hành tỏi. Cuối cùng là cho vào nồi canh cua khi thấy hành, tỏi đã được vàng thơm.
5. Canh ngao nấu dứa
* Nguyên liệu:
1kg ngao
1 quả dứa, 2 quả cà chua
Rau răm, hành, thì là, 2 quả sấu, 1 nhánh gừng, 1 củ hành khô
Nước mắm, bột canh, mì chính.
* Cách làm:
- Cà chua rửa sạch, 1 quả bổ múi cau, 1 quả thái hạt lựu. Hành khô thái nhỏ, gừng đập dập. Răm, hành, thì là rửa sạch, thái nhỏ.
- Ngao rửa sạch, cho vào nồi, đổ ngập nước rồi thêm vài hạt muối vào luộc. Khi ngao mở miệng thì bạn tắt bếp, vớt ra tách lấy phần thịt, ướp cùng mắm, mì chính, bột canh, 1/3 chỗ hành khô cho ngấm gia vị. Nước luộc ngao đổ ra bát cho lắng cặn.
- Làm nóng ít dầu ăn trong nồi, cho phần hành khô còn lại vào phi thơm. Đổ cà chua vào xào cùng. Khi cà chua chín nhừ bạn cho ngao vào. Đảo đều 2-3 phút thì múc hết ngao và cà chua ra bát.
- Đổ bát nước luộc ngao vào nồi, chú ý gạn bỏ phần cặn lắng bên dưới. Thả 2 quả sấu, dứa thái miếng nhỏ và gừng vào đun khoảng 10 phút.
- Sau đó cho ngao và cà chua bổ múi cau vào đun thêm 5 phút nữa, nêm nếm gia vị vừa ăn. Cho hành, răm, thì là vào rồi tắt bếp.
6. Canh củ cải thịt bò
* Nguyên liệu:
Củ cải: 300g
Thịt bò: 180g
Tỏi băm nhỏ: 2 muỗng canh
Dầu vừng: 1 muỗng canh
Xì dầu Hàn Quốc: 2 muỗng canh
Hành láMuối, tiêu
* Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu làm canh thịt bò củ cải:
Thái thịt bò thành miếng vừa ăn. Bạn thái miếng mỏng để thịt nhanh ngấm gia vị nhé.Cho thịt vào tô ướp với 1 muỗng xì dầu, tỏi băm, thìa cà phê hạt tiêu, dầu vừng, để cho thịt bò ngấm gia vị.Củ cải gọt vỏ, thái miếng vuông vừa ăn.Hành lá thái nhỏ
Các bước làm canh thịt bò củ cải:
Bước 1: Đổ 1 chút dầu vào chảo đun nóng rồi trút thịt bò vào xào chín, đến khi thịt chuyển màu nâu là được
Bước 2: Tiếp tục đổ nước vừa ăn vào đun cho sôi. Đến khi nước sôi thì vặn nhỏ lửa đun tiếp cho đến khi củ cải chuyển màu trong suốt.
Nếu có bọt nổi lên thì bạn hớt hết phần bọt đó đi nhé.
Thêm 1 muỗng xì dầu và 1 muỗng tỏi băm vào cho dậy mùi. Nêm thêm gia vị cho vừa ăn.
Bước 3: Cuối cùng là thêm hạt tiêu rồi rắc hành lá lên và tắt bếp.
7. Canh rong biển thịt bò
* Nguyên liệu:
Rong biển khô 100g (có thể tìm mua tại các siêu thị)
Thịt bò tươi 80g
Rượu trắng ( hàn quốc)
Nước tương ( xì dầu hàn quốc)
Tỏi khô
Gia vị: muối, dầu ăn, hạt tiêu xay
* Cách làm:
Sơ chế rong biển: Đem rong biển khô ngâm với nước lạnh từ 20-30 phút cho rong biển mềm và nở ra, sau đó thái rong biển thành từng khúc 5cm. Để khử mùi tanh của rong biển bạn có thể dùng dấm trắng trộn vào rong, bóp nhẹ sau đó rửa sạch.
Cách này sẽ giúp rong biển bớt tanh khi nấu.Sơ chế thịt bò: thịt bò thái lát mỏng, ướp với 1 thìa rượu trắng, gia vị tiêu, xì dầu, dầu vừng (có thể dùng dầu olive để thay thế).
Để 10-15 phút cho thịt thấm gia vị. Bắt chảo lên bếp, cho dầu vào, chờ dầu sôi khử thêm ít hành khô cho thơm, cho thịt bò vào xào nhanh trên lửa lớn sao cho bò chín tái là được.Bò chín tới thì cho rong biển vào xào cùng, thêm nửa thìa dầu vừng, xào thêm 2-3 phút đến khi bò chín thì cho nước vào (nên dùng nước ấm).
Nấu với lửa vừa đến khi canh sôi thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn, để món canh rong biển thịt bò đúng vị hơn bạn có thể dùng gói gia vị bò của Hàn Quốc.
Đun thêm nồi canh trên lửa nhỏ, cho thêm muỗng tỏi băm để canh có vị thơm, nấu tiếp đến khi rong biển mềm thì tắt bếp.
8. Canh bí đao nấu sườn non
* Nguyên liệu:
300g sườn non hoặc xương lợn
1 quả bí đao nhỏ
Hành lá, muối, đường (hoặc hạt nêm)
Rau mùi (ngò)
* Cách làm:
Sườn non rửa sạch chặt miếng vừa ăn, chần sơ qua nước sôi để loại bỏ bụi bẩn. Ướp sườn với một ít hành tím băm nhỏ, nước mắm và bột nêm.
Bí đao rửa sạch, gọt vỏ. Chia dọc bí đao thành bốn phần, bỏ ruột và thái miếng khoảng 1cm.Đun sôi lượng nước vừa đủ để nấu canh. Cho sườn cùng phần đầu của hành lá vào giúp nước canh thơm hơn.
Nấu lửa nhỏ, hớt sạch bọt để nước trong. Khi sườn chín mềm thì bạn cho bí đao vào nấu chín. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.Trước khi tắt bếp thì thêm hành lá băm nhỏ vào. Múc canh bí nấu sườn ra bát và rắc tiêu xay lên trên tùy thích.
9. Canh khổ qua nhồi thịt
* Nguyên liệu:
Khổ qua: 1 kg
Thịt thăn: 500 gram
Nấm mèo (mộc nhĩ): 50 gram, Miến: 50 gram
Trứng vịt: 2 trứng
Gia vị: hành tím, tỏi, tiêu xay, hành lá, dầu ăn, bột ngọt, muối, đường
* Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cắt bỏ 2 đầu của quả khổ qua (mướp đắng), cắt khúc dài vừa ăn, sử dụng thìa nhỏ để loại bỏ phần ruột ở trong. Ngâm khổ qua với nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi xả sạch để ráo
- Hành lá nhặt rửa sạch thái nhỏ để riêng.
- Ngâm mộc nhĩ (nấm mèo) với nước ấm khoảng 5 phút để nấm nở rồi cắt bỏ gốc, thái nhuyễn.
- Rửa sạch thịt thăn để ráo thái nhỏ và xay nhuyễn.
- Trứng vịt đập lấy nhân để riêng ra bát
- Hành khô, tỏi bóc vỏ và băm nhuyễn.
Bước 2: Làm nhân nhồi khổ qua
- Cho thịt xay nhuyễn trộn đều cùng các loại gia vị gồm tỏi , hành băm nhuyễn với muối, bột ngọt, nước mắm sao cho vừa ăn. Lưu ý để nhân được nhuyễn bạn có thể chọn thịt dính chút mỡ để nhân có độ ngậy, mềm và mịn.
- Sau đó bạn cho mộc nhĩ, trứng vịt vào trộn đều.
- Bạn nhồi chặt nhân vào ruột trái khổ qua.
Bước 3: Nấu canh khổ qua:
- Cho nước vào nồi sao cho vừa ăn rồi đun sôi, sau đó nêm nếm gia vị muối, mắm, đường, nấm hương sao cho vừa ăn.
- Đặt khúc khổ qua nhồi thịt đậy vung nấu trong 20 phút đến khi chín mềm thì tắt bếp.
- Khi chín bạn cho ra tô rồi trang trí với hành lá cắt nhỏ cùng rau mùi rắc tiêu lên trên để thưởng thức.
10. Canh rau dền nấu tôm
* Nguyên liệu:
200g tôm tươi
1 mớ rau dền đỏ hoặc dền trắng
Hành khô, gia vị
* Cách làm:
Bước 1:
Rau dền nhặt, rửa sạch, để ráo nước.
Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ lưng. Con to thì bạn chẻ làm đôi, con nhỏ để nguyên con. Ướp tôm cùng với chút muối.
Bước 2: Cho đầu và vỏ tôm vào chảo, rang cùng chút nước. Sau đó cho vỏ tôm vào cối giã nhuyễn.
Bước 3: Đổ vào cối giã vỏ tôm 1 bát tô nước, lọc qua rây lấy nước tôm.
Bước 4:
Phi thơm hành khô thái mỏng rồi trút thịt tôm vào xào săn.
Phần nước tôm bạn đem hòa cùng 2 bát tô nước lã rồi đun sôi. Nước trong nồi sôi, hớt bọt cho nước trong, nêm gia vị cho vừa ăn.
Bước 5: Tiếp đó, cho rau dền vào, đun cho rau chín tới, khi bấm ngón tay vào cọng rau thấy mềm thì bạn trút tôm xào vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Gợi ý mâm cơm gia đình đủ dinh dưỡng mùa dịch Người nội trợ thường đau đầu khi nghĩ công thức nấu ăn cho gia đình mỗi ngày. Thực đơn 7 ngày đầy đủ dinh dưỡng dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều lựa chọn. Tài khoản Cao Mai Quỳnh Trang đăng tải hình ảnh nhiều mâm cơm tự nấu lên mạng xã hội thu hút gần 20.000 lượt bày tỏ cảm xúc...