Cảnh báo trẻ em nhiễm giun từ chó mèo
Các bác sĩ khoa khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ cho biết đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ đến khám điều trị do nhiễm giun sán, trong đó có giun đũa từ chó mèo, phần lớn trường hợp không có triệu chứng nhận biết khiến gia đình lo lắng.
Bệnh nhi được siêu âm kiểm tra chẩn đoán bệnh – Ảnh: T.LŨY
Mới đây, một bệnh nhi mới 23 tháng tuổi phải nhập viện cấp cứu tại khoa hồi sức tích cực – chống độc do bị suy hô hấp, tràn dịch màng phổi lượng nhiều, qua khai thác các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân do giun đũa chó mèo di chuyển lên phổi.
Bệnh nhi là bé trai T.G.H. (ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ), trước đó gia đình thấy bé ho khan, ăn uống kém, ho ngày càng nhiều dẫn đến khó thở, mệt ngày càng tăng…
Sau 1 tuần điều trị ở bác sĩ tư không khỏi, gia đình không biết bé bị bệnh gì nên đưa đến bệnh viện cấp cứu. Lúc này, bác sĩ khám thấy tình trạng bé suy hô hấp, thở nhanh, rút lõm lồng ngực nên đưa vào điều trị tại khu vực hồi sức tích cực.
Hình ảnh X-quang, siêu âm và CT-scan ghi nhận bệnh nhi tràn dịch màng phổi phải lượng nhiều. Khai thác bệnh sử, các bác sĩ nghi ngờ bệnh nhi bị giun đũa chó mèo di chuyển lên phổi nên đã làm các phương pháp, hình ảnh cận lâm sàng, xét nghiệm tầm soát tìm nguyên nhân.
Kết quả công thức tế bào máu có bạch cầu tăng cao (trong đó tỉ lệ Eosinophil cao bất thường), đồng thời kết quả dương tính với huyết thanh chẩn đoán nhiễm giun đũa chó mèo.
Người nhà của bé cho biết từ khi sinh bé chưa từng được xổ giun, khu vực nhà ở có nuôi nhiều chó mèo, bé thường xuyên được cho tiếp xúc với chó mèo dưới nền gạch, sân nhà…
Video đang HOT
Bệnh nhi được chỉ định điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng ký sinh trùng, qua hơn 20 ngày tình trạng bé dần ổn định, ăn uống khá hơn, hết khó thở
BS Trương Cẩm Trinh – trưởng khoa khám 2, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ – cho biết thông thường người nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo hay giun sán nói chung không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu nên rất khó nhận biết, thường gặp nhiều hơn ở trẻ em.
Các trường hợp nặng gây biến chứng có hội chứng viêm phổi, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú…
Cần lưu ý không nuôi chó mèo trong khu vực vui chơi của trẻ em, chú ý vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, nhà cửa thường xuyên; tẩy giun đúng định kỳ.
Nên cho trẻ nhỏ ăn gì để phòng ngừa say nắng hiệu quả?
Vào mùa hè, thời tiết nắng nóng khó chịu là nguyên nhân điển hình khiến người bị say nắng, say nóng. Hãy sử dụng những thực phẩm phòng chống say nắng mùa hè cho trẻ nhỏ hiệu quả, an toàn và lành mạnh.
Các loại sữa trị say nắng cho trẻ nhỏ
Thành phần dinh dưỡng có trong các loại sữa sẽ làm cơ thể nhanh chóng giảm nhiệt, chống say nắng hiệu quả. Với những trẻ sơ sinh, mẹ nên cho con bú nhiều sữa mẹ là cách phòng chống say nắng rất tốt.
Dưa hấu chữa say nắng, say nóng
Không chỉ giúp làm dịu cơn khát, dưa hấu còn có tác dụng giải độc, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, phòng chống say nắng cho trẻ nhỏ. Trong dưa hấu có nhiều chất dinh dưỡng như fructose, alanine, axit glutamic, axit malic, muối carotene, vitamin C...
Xoài xanh phòng chống say nắng hiệu quả cho trẻ
Xoài xanh là một trong những loại trái cây phòng chống say nắng mùa hè hiệu quả. Trong xoài xanh có chứa nhiều vitamin C, làm tăng cường hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, ngăn chặn bệnh cảm lạnh vào mùa hè. Vì thế, hãy cho bé ăn xoài xanh ở mức độ vừa phải để hỗ trợ phòng bệnh say nắng hiệu quả.
Dưa chuột
Nói đến các loại thực phẩm phòng chống say nắng cho trẻ nhỏ hiệu quả không thể bỏ qua được dưa chuột. Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong dưa chuột có đặc tính mát, giúp hạ nhiệt nhanh chóng.
Trẻ nhỏ, bà bầu ăn dưa chuột trong mùa hè được xem là cách phòng, trị say nắng hiệu quả. Đặc biệt, dưa chuột cũng có tác dụng hạ thấp nồng độ cholesterol trong cơ thể, thúc đẩy hệ bài tiết nước.
Mướp đắng giải nhiệt mùa hè hiệu quả
Mướp đắng có tính mát, vị đắng, hỗ trợ giải nhiệt mùa hè hiệu quả. Vì thế, vào mùa hè bố mẹ có thể bổ sung món mướp đắng vào thực đơn của bé để cải thiện sức khỏe, chống say nắng.
Bí ngô bảo vệ sức khỏe của da, chống say nắng cho trẻ
Bí ngô cũng được xếp vào danh sách những loại thực phẩm phòng chống say nắng mùa hè cho trẻ nhỏ an toàn, lành mạnh. Trong bí ngô có chứa nhiều Beta-carotene, bảo vệ sức khỏe da. Đặc biệt trong Đông Y, bí ngô còn có công dụng thanh nhiệt, giải nhiệt và chống say nắng tốt.
Nước dừa
Trong nước dừa rất giàu kali, vitamin A, E, clorua, protein. Nước dừa vùa tốt cho phụ nữ mang bầu (sau tháng thứ 3 của thai kỳ) vừa có tác dụng hữu hiệu trong việc thay thế nước điện giải khi bị mất nước, tiêu chảy,... Đặc biệt, trong nước dừa còn có nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng nấm, kháng virus, chăm sóc sức khỏe và phòng chống say nắng rất tốt.
Tuy nhiên bố mẹ không nên cho trẻ uống quá nhiều nước dừa mỗi ngày. Bởi nếu lạm dụng nước dừa sẽ dẫn đến một số phản ứng như: đầy bụng, ớn lạnh, khó tiêu, ợ hơi... Hãy cho bé uống từ 1-2 cốc nhỏ nước dừa mỗi ngày. Lưu ý nên dùng dừa non để phòng ngừa các bệnh về cao huyết áp, tim mạch, cholesterol...
Với những thực phẩm phòng chống say nắng cho trẻ nhỏ vào mùa hè dưới đây sẽ giúp bé luôn khỏe mạnh, cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Bố mẹ hãy bổ sung ngay những loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bé nhé!
Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ Mùa hè thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, trẻ em cũng có nguy cơ cao bị say nắng. Làm sao để phòng tránh say nắng, sốc nhiệt? Vì sao trẻ bị say nắng, say nóng? Sốc nhiệt, say nắng là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tới tính mạng. Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể...