Cảnh báo những người dễ bị đột quỵ vì nắng nóng
Khi tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, gắng sức khiến trung tâm điều nhiệt bị tổn thương hoặc không còn điều khiển nổi sự cân bằng đó thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng mạnh, gây rối loạn các chức năng trong cơ thể, nhất là hệ thần kinh, có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
Ảnh minh họa: Internet
Những ngày qua tình trạng nắng nóng như thiêu đốt xảy ra ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và nhiều địa phương trong cả nước. Nóng bức hầm hập với nhiệt độ nhiều nơi lên đến hơn 40 độc C khiến người dân đi ra đường khó chịu, mệt mỏi, luôn thấy khát nước…
Theo các chuyên gia y tế, nắng nóng có thể gây ra tình trạng sốc nhiệt, mất nước, kiệt sức và đặc biệt là đột quỵ.
Những người có nguy cơ cao nhất bị đột quỵ khi thời tiết nắng nóng gay gắt là người già, trẻ em, công nhân lao động ngoải trời hoặc những vận động viên tập luyện, hoạt động ngoài trời.
Bên cạnh đó, những người mắc các bệnh như tiểu đường, béo phì, tim phổi, suy dinh dưỡng đều có nguy cơ bị đột quỵ rình rập. Do vậy những người này cần hết sức chú ý bảo vệ sức khỏe trong mùa hè.
Mới đây, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận một bệnh nhân nữ (49 tuổi, ở Quảng Ninh) được chuyển từ cơ sở y tế tuyến dưới lên trong tình trạng rối loạn ý thức, rối loạn đông máu, tụt huyết áp, tổn thương gan thận và tim…
Bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiệt, nghi ngờ hôn mê do hít khói, ngộ độc khí CO.
Trước đó, bệnh nhân cùng người nhà đốt nương giữa trời nắng nóng đỉnh điểm. Do đám cháy lan nhanh, bệnh nhân cố dập lửa trong thời gian kéo dài, sức nóng của lửa và nhiệt độ tăng cao khiến bệnh nhân say nắng, say nóng và nhdôdanh chóng rơi vào tình trạng hôn mê.
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng – PGĐ Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), nắng nóng ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa thân nhiệt, có thể làm cho nhiệt độ cơ thể tăng cao, con người lúc đó sẽ rơi vào tình trạng lơ mơ, chóng mặt và rối loạn ý thức, ảnh hưởng đến cả chức năng tim phổi, hệ thần kinh…
Khi thân nhiệt tăng, bệnh nhân ra mồ hôi đầm đìa khiến cơ thể bị mất nhiều nước, cộng thêm bị áy nóng do ánh mặt rời chiếu trực tiếp vào người khiến bệnh nhân dễ bị tổn thương nhiều cơ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Cũng tương tự, tại khoa cấp cứu của Bệnh viện Tim Hà Nội, mỗi ngày tiếp nhận từ 40-50 bệnh nhân cấp cứu do suy tim, viêm phổi, tai biến mạch máu não… trong đó khoảng 10 trường hợp bị tác động bởi nắng nóng.
Tại bệnh viện Lão khoa trung ương, số ca cấp cứu tăng khoảng 130-150% so với bình thường, phổ biến là tình trạng đột quỵ, viêm phổi, sốc nhiệt…
Cảnh báo nhóm người dễ gặp nguy hiểm do nắng nóng tác động
Theo các bác sĩ, người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ bị tác động của nắng nóng nhiều nhất do nhóm người này thường đã có sẵn bệnh nền, kém thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Bởi vậy, khi bị tác động trực tiếp của nắng nóng gay gắt, họ dễ rơi vào tình trạng bị sốc nhiệt.
Nhóm người cao tuổi có sẵn bệnh nền là đái tháo đường, tim mạch, huyết áp tăng, nắng nóng tác động dễ gây biến chứng.
Bởi vậy, càng những ngày nắng nóng, nhóm người cao tuổi cần chú ý uống nước thường xuyên, bổ sung hoa quả để đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, và đặc biệt tránh ra nắng từ khoảng 10h-16h bởi đây là thời điểm nắng gắt, tia tử ngoại cao…
Bên cạnh người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ cũng là nhóm chịu tác động cao của nắng nóng bởi đây là những người có sức chịu đựng kém hơn.
Ngoài ra, những người lao động ngoài trời như công nhân, nông dân, vận động viên thể thao, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường, nhân viên giao hàng,… Những người này có đặc điểm chung là lao động nhiều giờ trong điều kiện nắng nóng, không nghỉ ngơi bổ sung nước và điện giải đầy đủ.
Nhiều trường hợp tắm biển trong thời gian dài dưới trời nắng cũng dễ bị sốc nhiệt và cánh mày râu tuyệt đối đừng chủ quan bởi bệnh nhân nam thường nhiều hơn vì họ thường coi nhẹ trang phục bảo hộ cần thiết hoặc bôi kem chống nắng.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi -Trưởng Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo trong điều kiện nắng nóng gay gắt hiện nay, mọi người nếu phải ra ngoài trời làm việc hoặc di chuyển, cần hết sức lưu ý.
Đó là nên cố gắng tránh thời điểm từ 12 giờ đến 16 giờ. Bởi lẽ, đây là khoảng thời gian nắng nóng nhất với chỉ số tia UV cao khiến người đi đường cảm thấy bỏng rát, ảnh hưởng đến da và gây mệt mỏi, choáng váng. Bên cạnh đó, mọi người cần phải có các biện pháp bảo vệ cơ thể như mặc quần áo chống nắng, bảo hộ lao động, kính mũ che chắn kỹ càng….
Cùng đó, bạn phải tiến hành theo dõi dự báo thời tiết để chủ động kế hoạch phòng tránh nắng nóng; không đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian thích ứng với nhiệt độ ngoài trời; luôn sử dụng máy điều hòa ở mức nhiệt 26-28 độ C; uống nước thường xuyên để tránh mất nước và ăn nhiều rau xanh, nước trái cây… và tuyệt đối tránh làm việc quá sức.
Nghệ An: Người già và trẻ nhỏ nhập viện nhiều do nắng nóng
Gần 1 tuần nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An, nắng nóng gay gắt, nhiệt độ ngoài trời lên đến gần 40 độ C khiến cho sức khỏe của mọi người đều bị ảnh hưởng, nhất là người già và trẻ nhỏ.
Lượng bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh những ngày này xấp xỉ 1.800 người. Ảnh: Thành Cường
Tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh, lượng bệnh nhân đến khám, điều trị ở bệnh viện mỗi ngày luôn xấp xỉ 1.800 bệnh nhân. Đại đa số là bệnh nhân cao tuổi, mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn, sốt vi rút, cảm cúm, say nắng, sốc nhiệt, đột quỵ,...
Cá biệt, tại Khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc, tỷ lệ bệnh nhân sốc nhiễm trùng chiếm tỷ lệ lớn, vào khoảng 40% bệnh nhân vào khoa. Theo các bác sĩ: Bước vào mùa nóng, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Nhiều bệnh nhân có bệnh mãn tính, thể trạng yếu đã bị vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, nhiễm trùng máu.
Đại đa số người bệnh là người cao tuổi và trẻ nhỏ. Ảnh: Thành Cường
Bên cạnh người già, thời điểm nắng nóng đầu mùa tình trạng trẻ em nhập viện tăng cao. Mỗi ngày có khoảng 1.000 trẻ đến khám, điều trị. Các bệnh thường gặp ở trẻ là sốt vi rút, viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa, tiêu chảy. Trên 70% số bệnh nhân nhập viện vào điều trị tại các khoa tiêu hóa, hô hấp, tai mũi họng.
Theo các bác sĩ, tình trạng bệnh nhi nhập viện tăng cao là do thời điểm này thời tiết nắng nóng, nền nhiệt trung bình lớn. Trong khi đó, sức đề kháng của trẻ nhỏ chưa cao nên dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa và truyền nhiễm, nhất là trong đợt nắng nóng đầu mùa này.
Các chuyên gia y tế dự báo, khi các đợt nóng gay gắt kéo dài thì dịch bệnh mùa hè nhất là ở trẻ em và người già mới bùng phát như: sốt vi rút, sốt xuất huyết, tiêu chảy cấp, viêm màng não. Hơn thế, các bệnh ở trẻ em sẽ tăng lên nhiều khi các cháu phải đi học trong môi trường nắng nóng và dễ lây chéo.
Bước vào mùa nắng nóng trẻ thường mắc các bệnh như sốt vi rút, viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa, tiêu chảy. Ảnh: Thành Cường
Bác sĩ Hồ Quốc Cường - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa TP.Vinh khuyến cáo: Với thời tiết nắng nóng này, người dân hạn chế tối đa đi ra ngoài. Đặc biệt là người già, nếu đi ra ngoài phải có mũ, áo chống nắng... Người bị bệnh mạn tính sẽ có những cơn cấp tính khi thay đổi thời tiết, cho nên cần chú ý đề phòng, thường xuyên uống thuốc được chỉ định đầy đủ.
Trong thời tiết nắng nóng như hiện nay, các phụ huynh cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn chín uống sôi và vệ sinh sạch sẽ thân thể để phòng các bệnh tiêu hóa. Phụ huynh cần cho trẻ mặc thoáng và đặc biệt, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ.
Bác sĩ Ngô Nam Hải khuyến cáo về việc sử dụng điều hòa đúng cách nhằm phòng bệnh. Ảnh: Thành Cường
Bác sĩ Ngô Nam Hải - Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc - Bệnh viện Đa khoa TP Vinh lưu ý thêm: Thời tiết này, người dân dễ mắc các bệnh về đường hô hấp do sử dụng máy lạnh nhiều giờ liên tục hoặc cho quạt thổi thẳng vào mặt. Điều này sẽ làm khô niêm mạc mũi, miệng, dễ bị bệnh hô hấp. Đặc biệt là trẻ em, người già có sức đề kháng kém sẽ dễ mắc các bệnh hô hấp, viêm mũi dị ứng, phổi tắc nghẽn mãn tính.
Người dân khi nằm điều hòa nên bật ở nhiệt độ 28 - 30 độ C, không nên để nhiệt ở mức quá thấp tránh bị sốc nhiệt khi ra bên ngoài trời; thực hiện uống đủ nước, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là rau xanh, hoa quả./.
Trên 45 tuổi tránh xa 3 loại thực phẩm, không làm 2 việc để giúp sống thọ Hiện tỷ lệ bệnh nhân bị nhồi máu não ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Do đó cần phải có biện pháp để ngăn ngừa. Bà Dương ở Trùng Khánh (Trung Quốc), 53 tuổi, có tiền sử tăng huyết áp 8 năm. Để kiểm soát tình trạng bệnh, bà thường ra ngoài tập thể dục với bạn bè, kiên...