Cảnh báo nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng nặng do xăm hình
Sau khi một bệnh nhân xăm chân mày từ vong tại TP.HCM vì biến chứng, các bác sĩ bệnh viện Da liễu TP.HCM tiết lộ rằng, thời gian qua nhiều bệnh nhân từng biến chứng nặng vì xăm hình.
Ngày 30/10, đại diện bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân xăm hình bị nhiễm trùng, dị ứng mực xăm, phát ban…đến khám và điều trị.
Anh N.T.A, 25 tuổi thường trú tại TP.HCM đến bệnh viện Da liễu TP.HCM khám trong tình trạng vết xăm hình ở cánh tay phải bị sưng, vùng da xăm bị dộp nước, đau và ngứa, người sốt …
Anh được bác sĩ bệnh viện Da liễu chẩn đoán bị nhiễm trùng do xăm hình.
Ths. BS Lê Thảo Hiền, khoa Thẩm mỹ da, bệnh viện Da liễu TP.HCM cho biết, xăm hình tưởng như vô hại nhưng ẩn chứa rất nhiều nguy cơ. Ngay cả khi được xăm bởi một nghệ nhân xăm hình chuyên nghiệp thì bạn vẫn có thể bị các phản ứng da có hại.
Một số phản ứng xảy ra tức thì sau khi xăm, một số phản ứng xuất hiện sau vài tuần hoặc nhiều năm sau đó mà bệnh nhân không biết nguyên nhân.
Hình xăm bị biến chứng tại bệnh viện Da liễu TP.HCM.
Sau đây là 7 phản ứng da có hại sau khi xăm và cách xử trí:
Nhiễm trùng
Bình thường, sau xăm hình, khi da lành thì bạn sẽ có cảm giác ngứa và da bong vảy. Tất cả những dấu hiệu này là phản ứng da bình thường sau khi xăm hình.
Tuy nhiên, nếu da bị nhiễm trùng sẽ có các biểu hiện sau: da đỏ, sưng, đau, vùng da xăm hình bị rộp nước, sốt, ớn lạnh và run người, da nổi mủ, loét da.
Nhiễm trùng hình xăm thường xuất hiện ngay sau khi xăm hoặc sau vài ngày thậm chí vài tháng.
Dị ứng mực xăm
Video đang HOT
Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau vài tuần, thậm chí vài năm sau.
Một số người xuất hiện phản ứng dị ứng sau khi điều trị một bệnh lý khác, chẳng hạn như sau khi bắt đầu điều trị bằng thuốc kháng vi-rút cho HIV hoặc phẫu thuật thay khớp.
Hầu hết mọi người đều bị dị ứng với một màu mực cụ thể. Màu đỏ thường gây dị ứng nhiều nhất. Tuy nhiên, bất kỳ mực xăm màu nào cũng có thể gây dị ứng.
Các dấu hiệu dị ứng mực xăm: da vùng xăm bị đỏ và sưng; ngứa; có những mảng hoặc nốt gồ lên da; da rộp nước; da rỉ dịch, đóng mài…
Một bệnh nhân bị dị ứng do xăm môi
Phát ban khi xăm mực tạm thời
Phát ban có thể xảy ra trong lúc xăm hình hoặc sau 3 tuần và thường gặp ở mực xăm màu đen. Chất gây dị ứng có trong mực xăm màu đen thường là PPD.
Dấu hiệu của phát ban: vùng da xăm đỏ và sưng; ngứa dữ dội; đau; nhiều nốt nhỏ; mảng da gồ bề mặt, tróc vảy; rộp nước, rỉ dịch; mất màu da; sẹo; một số người có thể bị chóng mặt, ngất xỉu hoặc đau bụng
Phát ban dị ứng ánh nắng
Sau khi xăm, một số người bị dị ứng ánh nắng trên vùng da xăm hình. Phản ứng này có thể xảy ra mỗi khi ánh nắng chiếu vào hình xăm của bạn.
Phát ban dị ứng này có thể xuất hiện trong vòng vài phút khi mặt trời chiếu vào hình xăm của bạn hoặc vài giờ sau đó.
Dấu hiệu nhận biết: sưng và đỏ xung quanh hình xăm; phát ban ngứa; rộp nước hoặc nổi mảng phù ngứa
Bệnh da xuất hiện
Việc xăm mình có thể gây khởi phát các bệnh lý về da như bệnh vảy nến, viêm da cơ địa (bệnh chàm), bạch biến, lichen phẳng, sẹo lồi, ung thư da.
Các bệnh lý da có thể xuất hiện trong vòng 10 đến 20 ngày sau khi xăm. Bệnh cũng có thể xuất hiện sớm nhất là ba ngày sau khi xăm. Đôi khi, chúng có thể xuất hiện nhiều năm sau đó.
Phỏng da sau khi chụp cộng hưởng từ (MRI)
Trường hợp này hiếm gặp. Một số người đã bị phỏng vùng da xăm hình trong khi chụp MRI.
Vì vậy, khi cần phải chụp MRI, bạn cần thông báo với kỹ thuật viên chụp MRI rằng bạn có hình xăm trên da. Yêu cầu kỹ thuật viên dừng chụp MRI nếu bạn cảm thấy nóng rát hoặc châm chích ở vùng da xăm hình.
Sưng hạch
Mực xăm thường lan đến các hạch bạch huyết sau khi vùng da xăm lành lại. Sưng vùng hạch gần với vùng da xăm hình. Thường là hạch vùng cổ, nách và bẹn.
Các hạch bị sưng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc một bệnh lý khác.
Nếu bạn cảm thấy sưng đau kéo dài ở bất kỳ vùng hạch nào, thì hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Để tránh các biến chứng trong xăm hình, bác sĩ da liễu khuyến cáo bệnh nhân: Hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt. Thoa kem chống nắng ít nhất 15 phút trước khi ra ngoài đường. Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 trở lên, phổ rộng và chống nước.
Thoa kem chống nắng cho tất cả vùng da không có quần áo che phủ. Che chắn hình xăm trước khi đi ra ngoài đường bằng cách che phủ bởi quần áo hoặc khẩu trang, găng tay. Chọn lựa vải che hình xăm là loại vải dày, tối màu, có khả năng chống nắng tốt.
Bên cạnh đó, nếu bạn đã từng bị sẹo lồi thì hãy suy nghĩ lại về việc xăm mình. Sẹo có thể xuất hiện sau khi xăm và làm hỏng hình xăm của bạn.
Sau khi xăm, nếu thấy có các dấu hiệu của bệnh ngoài da hoặc bị sẹo, hãy đến gặp bác sĩ da liễu. Bác sĩ da liễu có thể giúp bạn cải thiện vết sẹo, chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh ngoài da.
Với những trường hợp bị dị ứng nặng (khó thở, đánh trống ngực, tức ngực, chóng mặt hoặc chóng mặt, đau bụng, sưng phù nhiều, đau dữ dội, da đỏ bừng hoặc nổi mảng phù ngứa) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Trong những trường hợp dị ứng nhẹ (có dấu hiệu bất thường trên vùng da xăm hình, nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào ảnh hưởng đến một bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như khó thở hoặc đau bụng) bạn nên thông báo với nghệ nhân xăm hình của mình về phản ứng dị ứng đó, và hỏi xem cách xử lý.
Nếu phản ứng kéo dài hơn 1 hoặc 2 tuần, hãy gặp đến gặp bác sĩ da liễu.
Theo nguoiduatin
Trị mụn trứng cá bằng kháng sinh có nguy cơ nhiễm trùng, kháng thuốc
Dù mụn trứng cá là một tình trạng viêm, nhiều bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng kháng sinh để xử lý tình trạng trên.
Thế nhưng theo các chuyên gia về da liễu, việc sử dụng kháng sinh để điều trị mụn trứng cá sẽ gây rất nhiều tác hại, nhất là bị kháng thuốc, tác dụng phụ, nhiễm trùng.
Bệnh nhân bị mụn trứng cá - Ảnh minh họa
Mụn trứng cá là một trong những bệnh lý của nang lông tuyến bã mạn tính thường gặp nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 80% thanh thiếu niên và người trẻ từ 11 đến 30 tuổi. Bệnh có thể để lại những hậu quả đáng tiếc là sẹo và ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Sinh bệnh học của mụn trứng cá rất phức tạp, chưa được hiểu biết hoàn toàn nhưng có những yếu tố rất đáng chú ý như: tăng tiết bã nhờn, sừng hóa nang lông, vai trò của vi khuẩn Cutibacterium acnes, hiện tượng viêm và đáp ứng miễn dịch. Chính vì do vai trò của vi khuẩn Cutibacterium acnes, và hiện tượng viêm mà kháng sinh là một trong những điều trị cơ bản và lựa chọn đầu tay của bác sĩ da liễu.
Tuy nhiên, chia sẻ tại Hội nghị khoa học thường niên da liễu miền Nam với chủ đề "Kết nối chuyên ngành da liễu truyền thống và hiện đại" diễn ra hôm 29.9, nhiều chuyên gia da liễu đã cảnh báo về mối nguy cơ sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá hiện nay của một số bác sĩ. Theo các chuyên gia da liễu, mụn trứng cá được công nhận là tình trạng viêm, không phải là một bệnh truyền nhiễm nhưng việc sử dụng kháng sinh đối với mụn trứng cá lại không thể giải quyết được tình trạng da một cách triệt để, thậm chí gây tác hại nguy hiểm.
Bác sĩ Võ Thị Đoan Phượng - Bệnh viện Da Liễu TP.HCM cho biết việc sử dụng kháng sinh trong điều trị mụn trứng cá sẽ gây ra tác dụng phụ, kháng thuốc, phá vỡ hệ sinh vật trên da, đặc biệt gây nhiễm trùng. "Những người bị mụn trứng cá được điều trị bằng kháng sinh tại chỗ hoặc uống ít nhất 6 tuần có khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp và viêm họng gấp 2 đến 3 lần so với những bệnh nhân không sử dụng kháng sinh trong 1 năm theo dõi", bác sĩ Phượng chia sẻ.
Bác sĩ Phượng cho rằng kháng sinh không còn là lựa chọn đầu tay trong điều trị mụn trứng cá. Các bác sĩ trị mụn trứng cá nên thay thế kháng sinh bằng những liệu pháp hormon. Điều này đặc biệt trong điều trị mụn trứng cá, trong đó tiếp xúc với kháng sinh có thể có ý nghĩa do một số lượng lớn người bị ảnh hưởng bởi bệnh và tình chất mạn tính của tình trạng này khiến cho xu hướng điều trị kéo dài.
"Trong điều trị mụn trứng cá các bác sĩ cần phải hạn chế sử dụng kháng sinh, lựa chọn kháng sinh phù hợp nhất, không sử dụng đơn trị liệu, nhấn mạnh sự tuân thủ điều trị và hạn chế thời gian điều trị. Điều cần thiết hiện nay trong điều trị mụn trứng cá là cần thay đổi nhận thức về kháng sinh, từ đó tạo sự thay đổi thói quen kê đơn trong thực hành lâm sàng", bác sĩ Phượng khuyến cáo.
Hồ Quang
Theo motthegioi
Người phụ nữ bỗng bị viêm nang lông nặng tới mức suýt phải cắt cụt chân chỉ vì... tắm bể nước nóng Taylor Bryant được chẩn đoán nhiễm trùng, mắc viêm nang lông do trực khuẩn mủ xanh khi tắm tại bể bơi nước nóng. Cô Bryant cùng gia đình trong chuyến đi nghỉ mát. Gia đình cô Bryant vừa có chuyến nghỉ mát tại Pigeon Forge, Tennessee. "Mỗi buổi tối, chủ nhật, thứ 2, thứ 3, chúng tôi đều tắm bể bơi nước nóng....