Cảnh báo căn bệnh hiếm gặp do muỗi truyền
Không chỉ đối phó với virus corona, Quan chức y tế bang Michigan (Mỹ) còn đang cố gắng ngăn chặn sự lây lan của một căn bệnh hiếm gặp do muỗi truyền.
Cơ quan Y tế và Dịch vụ Nhân sinh bang Michigan (MDHHS) khuyến cáo người dân nên ở nhà, đặc biệt là chiều tối để giảm nguy cơ bị muỗi đốt ngay sau khi họ phát hiện một người nghi nhiễm bệnh viêm não ngựa miền Đông (EEE) – căn bệnh có khả năng gây chết người do virus EEE gây ra. Cơ quan này xác định nguồn lây nhiễm là do muỗi truyền.
“Trường hợp nghi ngờ nhiễm EEE ở một cư dân Michigan cho thấy đây là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe và sự an toàn của mọi người, bên cạnh đó MDHHS đề nghị quan chức địa phương cân nhắc việc hoãn, lên lịch lại hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời vào buổi tối, đặc biệt là sự kiện liên quan đến trẻ em”, Tiến sĩ Joneigh Khaldun, Giám đốc điều hành y tế tại MDHHS cho hay.
Tính đến ngày 16/9, 10 hạt của bang này xác nhận 22 con ngựa đã chết do nhiễm virus viêm não ngựa miền Đông. Đây là căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra ở Mỹ. Ngoài ra, virus này có khả năng lây lan ở người khi một người đàn ông tại hạt Barry bị nghi nhiễm bệnh. Vợ của bệnh nhân cho biết người này đang khỏe mạnh, đột nhiên bất tỉnh trong nhiều ngày.
Vật chủ mang virus gây EEE là loài muỗi Culiseta melanura và Coquillettidia pertubans. Hai loài này ăn những con chim bị nhiễm bệnh, lây truyền virus sang cho ngựa và người. Giới chức bang Michigan bắt đầu phun diệt muỗi trên không tại một số khu vực có nguy cơ cao để ngăn chặn bệnh lây lan.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), thời gian ủ bệnh của EEE là 4-10 ngày. Các triệu chứng nhẹ của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, đau nhức và khó chịu. Khi bệnh tiến triển, bệnh nhân mất phương hướng, co giật và hôn mê. Những trường hợp nghiêm trọng có thể bị sưng não hoặc viêm màng não.
Các chuyên gia y tế cảnh báo, thời tiết nóng bức, kèm mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển. Chúng không chỉ đốt người mà còn là vật trung gian truyền nhiều loại bệnh dịch như sốt rét, sốt xuất huyết. Vết đốt ban đầu chỉ là vết thương rất nhỏ nhưng sau đó sẽ sưng to do phản ứng miễn dịch của cơ thể. Riêng đối với trẻ em, tình trạng này sẽ ngày càng nguy hiểm hơn khi mắc phải nhiễm trùng máu và dễ để lại biến chứng.
Chính vì vậy, để phòng tránh và hạn chế sự phát triển của muỗi, mọi người đi ngủ cần mắc màn, kể cả ban ngày. Khu vực nhà ở, giường ngủ cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để loại bỏ nơi trú ngụ của muỗi.
10 điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra là một căn bệnh truyền nhiễm phổ biến và nguy hiểm. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người chưa nhận thức đúng về căn bệnh này dẫn đến những hậu quả khôn lường về tính mạng.
Dưới đây là 10 điều bác sĩ khuyến cáo mọi người cần biết để nhận diện và điều trị sốt xuất huyết đúng cách, kịp thời.
Video đang HOT
1. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra (có nhiều loại virus gây ra bệnh sốt xuất huyết). Triệu chứng đặc trưng của bệnh là sốt và xuất huyết nên người ta gọi tên bệnh là sốt xuất huyết.
2. Bệnh sốt xuất huyết dân mình thường mắc gọi là gì?
Bệnh sốt xuất huyết hay còn được gọi là sốt Dengue hoặc sốt xuất huyết Dengue vì do virus Dengue gây ra. Ngoài virus Dengue còn có một số loại virus khác gây sốt xuất huyết như Ebola, Lassa, Marburg... Tuy nhiên, các loại virus này lại hiếm khi gặp ở Việt Nam.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết là sốt và xuất huyết (Ảnh Internet)
3. Bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể bị lại không?
Câu trả lời là có: Bệnh nhân có thể mắc sốt xuất huyết Dengue lại. Bởi vì, có 4 chủng virus gây ra bệnh sốt xuất huyết Dengue. Các chủng này có liên quan đến nhau nhưng không giống nhau.
Do đó, bệnh nhân mắc sốt xuất huyết một lần do chủng virus Dengue type A thì có thể bị lần khác, nhưng do chủng B, C hoặc D gây ra. Bị bệnh lần sau thường nặng hơn lần trước do đáp ứng miễn dịch của cơ thể mạnh hơn.
4. Nguyên nhân bị bệnh sốt xuất huyết Dengue là gì?
Nguyên nhân gây sốt xuất huyết Dengue là do muỗi mang mầm bệnh đốt. Loại muỗi có khả năng mang mầm bệnh là muỗi vằn (tên khoa học: Aedes Aegypti). Muỗi vằn đốt người bị bệnh rồi sau đó đốt người khác thì người đó sẽ nhiễm bệnh. Nếu không bị muỗi đốt thì không bị bệnh.
5. Thời gian ủ bệnh của Sốt xuất huyết Dengue thường là bao lâu?
Sốt xuất huyết Dengue thường có thời gian ủ bệnh trong khoảng 4 - 7 ngày. Có nghĩa là nếu hôm nay bạn có triệu chứng sốt cao và được chẩn đoán là Sốt xuất huyết Dengue thì bạn đã bị muỗi mang mầm bệnh đốt từ khoảng một tuần trước.
Bệnh sốt xuất huyết ở Việt Nam thường do virus Dengue gây ra (Ảnh Internet)
6. Thời gian bị bệnh sốt xuất huyết có dài không?
Thông thường bệnh sốt xuất huyết Dengue sẽ khỏi sau 7 ngày. Cái Dở của bệnh Sốt xuất huyết Dengue hay bệnh Tay chân miệng (TCM) là không có thuốc điều trị nguyên nhân (tức là không có thuốc tiêu diệt virus Dengue hay virus gây bệnh TCM). Nhưng cái hay của hai bệnh này là diễn biến theo ngày. Hầu hết các trường hợp đều diễn biến trong khoảng 7 ngày.
7. Diễn biến bệnh sốt xuất huyết Dengue như thế nào?
Bệnh sốt xuất huyết diễn biến theo ngày, cụ thể qua các giai đoạn như sau:
- Sốt cao ngay từ ngày đầu tiên, sốt cao liên tục 39 - 40oC, khó hạ sốt.
- Trong 3 ngày đầu bệnh nhân thường có biểu hiện sốt cao liên tục nhưng đây chưa phải là những ngày nguy hiểm.
- Ngày nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue thường là ngày thứ 4, 5, 6 tính từ lúc bắt đầu sốt. Có những trường hợp nặng ở ngày thứ 2, ngày thứ 3. Tình trạng nặng xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng.
Giai đoạn này có thể thoát dịch ồ ạt từ trong lòng mạch máu của cơ thể ra các cơ quan gây nên sốc giảm thể tích. Hoặc xuất hiện những biến chứng nặng là xuất huyết nội tạng, rối loạn đông máu... Vì vậy, tất cả các trường hợp đã được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue, đến ngày thứ 4 nếu hết sốt vẫn phải rất cẩn thận.
- Đến cuối ngày thứ 6, sang ngày thứ 7 tính từ lúc bắt đầu sốt là giai đoạn hấp thu dịch lại mạch máu. Thế nên giai đoạn này hạn chế bù dịch.
8. Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue như thế nào?
Chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue dựa vào triệu chứng và xét nghiệm. 2 loại xét nghiệm thường được sử dụng là test kháng nguyên (NS1) và test kháng thể (IgM/IgG).
Việc lựa chọn loại xét nghiệm phụ thuộc vào số ngày sốt của bệnh nhân. Ví dụ xét nghiệm khi sốt 2 ngày, dùng test kháng nguyên (NS1), còn xét nghiệm khi sốt 5 ngày thì dùng test kháng thể (IgM/IgG). Khi sốt ngày đầu tiên, xét nghiệm chẩn đoán thể hiện chưa rõ ràng.
9. Điều trị sốt xuất huyết Dengue như thế nào?
Hiện tại, không có thuốc điều trị nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết, chỉ có thuốc điều trị triệu chứng và biến chứng. Xuất hiện triệu chứng, biến chứng nào thì điều trị triệu chứng và biến chứng đó. Chủ yếu và cơ bản là bù đủ dịch. Các biến chứng của sốt xuất huyết Dengue nhiều trường hợp rất nặng. Nên dùng thuốc Pracetamol để hạ sốt, không nên dùng Ibuprofen.
10. Khi nào bệnh nhân sốt xuất huyết cần nhập viện?
Không phải trường hợp sốt xuất huyết Dengue nào cũng cần nhập viện. Các trường hợp sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo trở lên thì cần nhập viện, bao gồm:
- Vật vã, lừ đừ, li bì.
- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan (dưới vùng sườn bên phải)
- Gan to
- Nôn nhiều lần
- Xuất huyết niêm mạc
- Tiểu ít
Nhìn chung, sốt xuất huyết nhẹ có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, bệnh nhân cần thực hiện việc khám lại hằng ngày để bác sĩ kiểm soát tình trạng bệnh. Trong trường hợp sốt xuất huyết đột ngột trở nặng, cần ngay lập tức nhập viện điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
Những hiểm họa sức khỏe bị lãng quên thời Covid-19 AIDS, sốt rét và lao - 3 trong số những căn bệnh truyền nhiễm chết chóc nhất thế giới - khiến khoảng 2,4 triệu người tử vong mỗi năm. Riêng số nạn nhân của bệnh lao là vào khoảng 1,5 triệu. Tuy nhiên, Tạp chí Nature dẫn dự báo của Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét cho biết số...