Căng thẳng công việc, giấc ngủ kém, huyết áp cao là ‘bộ ba chết người’
Giấc ngủ kém (khó ngủ và ngủ không ngon giấc) và căng thẳng công việc thường đi đôi với nhau. Khi chúng kết hợp với tăng huyết áp thì trở thành bộ ba “sát thủ”.
Căng thẳng kéo dài do công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng – SHUTTERSTOCK
Những người thường xuyên làm việc căng thẳng, ngủ kém và huyết áp cao có nguy cơ tử vong vì bệnh tim cao gấp 3 lần so với những người ngủ ngon và có công việc không quá áp lực, trang tin HealthDay dẫn nghiên cứu mới được các nhà khoa học Đức công bố.
Theo tiến sĩ Karl-Heinz Ladwig (làm việc tại Trung tâm nghiên cứu sức khỏe môi trường của Đức và Đại học Kỹ thuật Munich, Đức) – tác giả chính của nghiên cứu, giấc ngủ là thời gian để thư giãn và phục hồi năng lượng của cơ thể.
Nếu bạn bị căng thẳng trong công việc, giấc ngủ giúp bạn phục hồi. Tuy nhiên, giấc ngủ kém (khó ngủ và ngủ không ngon giấc) và căng thẳng công việc thường đi đôi với nhau. Khi chúng kết hợp với tăng huyết áp thì trở thành bộ ba “sát thủ”.
Nghiên cứu trên được thực hiện qua theo dõi sức khỏe gần 2.000 người lao động tại Đức trong 18 năm, vừa được công bố trên chuyên san European Journal of Preventive Cardiology.
Các tác giả của nghiên cứu khuyến cáo để giảm nguy cơ tử vong sớm, mọi người phải giữ huyết áp ổn định, phát triển thói quen ngủ tốt và tìm cách cân bằng, giảm căng thẳng trong công việc.
Theo tiến sĩ Gregg Fonarow, giáo sư tim mạch tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ), huyết áp cao là tác nhân chính làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, suy tim, bệnh thận và tử vong sớm do tim mạch.
Theo Thanh niên
Làm ngay 6 cách đã được chứng minh giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng bệnh, nhất là trong thời tiết "ẩm ương" này
Bạn có lo sợ mùa ốm bệnh sắp đến? Đừng dựa dẫm vào những cách chữa bệnh tức thì. Thay vào đó, hãy lựa chọn hướng tiếp cận chậm và chắc, có cơ sở khoa học vững vàng, trước hết là tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Kiểm soát tốt nguy cơ mắc cảm, cúm và các bệnh khác trong mùa đông này không còn khó khăn nữa nếu bạn thực tâm chăm sóc cơ thể mình.
Bạn có lo sợ mùa ốm bệnh sắp đến? Đừng dựa dẫm vào những cách chữa bệnh tức thì. Thay vào đó, hãy lựa chọn hướng tiếp cận chậm và chắc có cơ sở khoa học vững vàng.
Video đang HOT
Hãy quên đi những điều bạn nghĩ mình biết về việc tăng cường hệ miễn dịch. Bởi nói đến chức năng chống lại bệnh nhiễm trùng của cơ thể, không có giải pháp nhanh gọn lẹ nào là tốt nhất.
Chính xác hơn, bạn hãy xem xét việc "hỗ trợ" hệ miễn dịch bằng các thói quen lành mạnh cân bằng trong cuộc sống thường ngày. "Giữ gìn vệ sinh cơ bản là biện pháp phòng ngừa đầu tiên giúp hạn chế khả năng bị ốm - trong đó có rửa tay và tránh xa bất cứ ai bị cảm", chuyên gia miễn dịch học, Tiến sĩ Jenna Macciochi, khẳng định.
1. Xử lý căng thẳng (stress)
Stress ngắn hạn được thiết lập để củng cố khả năng sinh tồn và thực sự giúp kích hoạt quá trình miễn dịch. Nhưng theo giải thích của Tiến sĩ Macciochi, stress mãn tính "nói chung gây hại cho hệ miễn dịch. Stress mãn tính gia tăng tình trạng viêm và cả quá trình lão hóa của tế bào miễn dịch. Nó đồng thời có thể bắt đầu giảm số lượng các tế bào miễn dịch đang lưu thông.
Để khỏe mạnh, bạn cần giảm thiểu tối đa stress mãn tính và tăng cường tối đa khu vực nghỉ ngơi, thư giãn không có hoặc có mức stress thấp. Ngoài ra, cần tối ưu hóa phản ứng stress ngắn hạn, nhờ đó, nó tích luỹ một cách nhanh chóng và bùng nổ khi được cần và dừng lại ngay lập tức sau đó".
Cách xử lý:
Bạn có một ngày ác mộng ư? Hãy nhắc nhở bản thân rằng, phản ứng stress là cách cơ thể giúp bạn vượt qua khó khăn. Sau đó, hãy tìm một cách nào đó để hạ hỏa - đi bơi, trò chuyện với người bạn thân hoặc cuộn tròn trong chăn với một tách trà ấm nóng.
2. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ
Bạn có thể ăn các loại rau xanh và sinh tố bổ dưỡng trên thế giới này. Nhưng nếu bạn ngủ kém, bạn sẽ bị suy giảm sức khỏe và nhiều lần bị cảm hơn.
"Quãng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ là những yếu tố giúp dự đoán quan trọng cho khả năng bị cảm, cúm của bạn", Tiến sĩ Macciochi nhấn mạnh. Khi chúng ta ngủ, những thay đổi sâu sắc trong số lượng, chức năng và phân bố tế bào miễn dịch diễn ra hệ miễn dịch của chúng ta phụ thuộc vào giấc ngủ để tái tạo số lượng lớn tế bào miễn dịch khỏe mạnh, loại bỏ tế bào cũ và và tế bào có nguy cơ suy giảm chức năng.
Cách xử lý:
Hãy gắn với lịch trình dành cho giấc ngủ đều đặn mỗi ngày. Đảm bảo ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi đêm. Stress và lo lắng là kẻ thù lướn nhất của giấc ngủ. Do đó, hãy cố gắng kiểm soát hai trạng thái này trong ngày. Nếu bạn vẫn gặp rắc rối về giấc ngủ, hãy trò chuyện với bác sĩ của bạn.
3. Đảm bảo bạn chăm sóc tốt cho đường ruột của mình
"Số lượng lớn tế bào miễn dịch cư trú trong đường ruột và được cho là chiếm tới 70% toàn bộ hệ miễn dịch của con người", Rob Hobson, chủ nhiệm dinh dưỡng Healthspan, cho biết. "Do đó, hoàn toàn dễ hiểu khi khẳng định rằng đường ruột có liên hệ vô cùng chặt chẽ với miễn dịch".
Hơn nữa, đường ruột khỏe mạnh đồng nghĩa với việc chúng ta có khả năng hấp thụ trọn vẹn lợi ích dưỡng chất từ thực phẩm mà chúng ta ăn.
Cách xử lý:
Chế độ ăn phong phú, cân bằng với nhiều chất xơ là chìa khóa để giúp hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh".
Rob Hobson cho biết thêm: "Lợi khuẩn đã được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ hệ vi sinh vật và do đó, hỗ trợ hệ miễn dịch".
Sữa chua không đường, thực phẩm lên men như dưa cải muối, thực phẩm bổ sung lợi khuẩn chất lượng cao đều có thể thúc đẩy những vi khuẩn tốt trong đường ruột.
4. Vận động cơ thể
Mùa đông không đồng nghĩa với việc bạn đưa cơ thể vào chế độ ngủ đông. Hãy duy trì tập luyện đều đặn và hệ miễn dịch sẽ cảm ơn bạn.
"Các hoạt động thể chất thường xuyên ở mức độ vừa phải đem lại lợi ích cho hệ miễn dịch bằng cách tăng cường khả năng chống lại bệnh nhiễm trùng và giảm thời gian mắc bệnh", Tiến sĩ Macciochi giải thích. "Tập luyện thường xuyên giống như một tác nhân gây stress ngắn hạn, giúp hệ miễn dịch được bôi trơn và sẵn sàng hành động".
Cách xử lý:
Đặt ra mục tiêu tập luyện vài lần/tuần. Bạn không đủ chi phí để tới phòng tập thể hình? Rất dễ để tìm một bài tập 20 phút trên YouTube và tập ở nhà. Xong!
5. Ý thức về tiêu thụ đồ uống có cồn
Không phải vô cớ mà bạn bị một cơn cảm dai dẳng sau những bữa tiệc linh đình mùa Giáng sinh.
"Đồ uống có cồn là yếu tố gây cản trở giấc ngủ", Tiến sĩ Macciochi cho biết. "Trong khi chúng ta có thể vẫn có thời gian ngủ sau khi uống đồ uống có cồn tương tự lúc bình thường, chất lượng giấc ngủ lại bị ảnh hưởng. Bởi chúng ta không thực sự bước vào được giai đoạn ngủ phục hồi sâu. Một cách trực tiếp, lạm dụng đồ uống có cồn đã được biết đến là yếu tố gây tác động tiêu cực tới khả năng mắc bệnh nhiễm trùng".
Cách xử lý:
Thay thế đồ uống có cồn bằng những cốc nước mát lành. Đồng thời, giảm lượng tiêu thụ đồ uống có cồn nói chung.
6. Chú ý bổ sung vitamin D
Phần lớn nguồn vitamin D của chúng ta đến từ việc da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Nhưng chúng ta vẫn có thể dễ dàng bị thiếu hụt vitamin D trong những tháng mùa đông. Về lâu dài, thiếu vitamin D có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng. Vì vậy, hãy cố gắng đảm bảo cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể.
Cách xử lý:
Trong khi cá béo, trứng và ngũ cốc có bổ sung dưỡng chất có thể giúp bổ sung vitamin D, Rob Hobson gợi ý: "Không thể hấp thụ đủ vitamin D chỉ qua chế độ ăn". Do đó, bạn có thể xem xét sử dụng một loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D trong các tháng mùa đông. Theo Hobson, nên lựa chọn dạng D3 là dạng dễ sử dụng nhất.
Theo Helino
Đau buồn có thể làm tăng 64% nguy cơ bệnh tim Những sự kiện đau buồn trong cuộc đời như mất người thân, chẩn đoán ung thư, bị tấn công tình dục... có thể khiến bạn tăng nguy cơ bệnh tim. Các nghiên cứu trước đây về mối liên hệ giữa căng thẳng và bệnh tim chủ yếu tập trung vào các cựu chiến binh bị PTSD (rối loạn căng thẳng sau sang chấn)....