Cạn nhiên liệu, một quốc gia EU tạm dừng lệnh trừng phạt chống Nga
Dựa trên tình hình kinh tế trong nước, một quốc gia ở châu Âu đã quyết định miễn mặt hàng nhiên liệu khỏi lệnh cấm vận Nga.
Kênh truyền hình RT đưa tin đất nước Bulgaria sẽ tạm ngừng thực thi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với nhiên liệu của Nga, để đảm bảo hoạt động của các tổ chức chính phủ, cuộc sống của người dân và an ninh quốc gia,.
Theo báo cáo từ cuộc họp chính phủ ngày 5/10, do tình trạng khan hiếm năng lượng trong nước, các công ty Nga cung cấp nhiên liệu ô tô cho Bulgaria sẽ được miễn trừ cấm vận cho đến hết năm 2024.
Theo đó, Bulgaria được phép ký kết các hợp đồng nhà nước mới với các nhà cung cấp nhiên liệu ô tô ở Nga kể từ ngày 10/10. Lệnh trừng phạt sẽ có hiệu lực trở lại vào ngày 31/12/2024.
Nhà cung cấp nhiên liệu chủ lực ở quốc gia Balkan này là nhà máy lọc dầu Neftochim Burgas, thuộc sở hữu của tập đoàn Nga Lukoil. Trước khi EU áp đặt lệnh trừng phạt, một nửa nguồn cung dầu của Bulgaria đến từ Nga.
Video đang HOT
Đầu tháng 9, người đứng đầu Bộ Tài chính Bulgaria Rositsa Velkova thông báo ý định xin phép giới chức EU để tiếp tục mua nhiên liệu từ Nga cho đến ít nhất là cuối năm 2024. Nếu không được miễn trừ trừng phạt, Bộ trưởng Velkova cảnh báo các phương tiện ở nước này sẽ không có nhiên liệu để hoạt động.
Taliban gần đạt thỏa thuận mua dầu của Nga
Các quan chức Taliban và Moskva đang hoàn tất một thỏa thuận cho phép chính quyền Afghanistan mua nhiên liệu cần thiết đồng thời giúp thúc đẩy nền kinh tế Nga đang bị các lệnh trừng phạt bủa vây.
Ông Muhammad Younus Muhmand (giữa), Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Đầu tư Afghanistan, tham dự Diễn đàn Kinh tế Quốc tế Saint Petersburg vào ngày 17/6/2022. Taliban và Nga được cho là đang hoàn tất một thỏa thuận mua bán dầu. Ảnh: Getty Images
Hãng tin Reuters cho biết, một phái đoàn gồm các quan chức Taliban đang ở Moskva đàm phán một thỏa thuận với các đối tác Nga để đảm bảo nhập khẩu lúa mì, khí đốt và dầu mỏ.
Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh Taliban tìm cách phá vỡ tình trạng đóng băng ngoại giao sau khi họ tiếp quản Afghanistan vào năm ngoái, và Nga đang nỗ lực né tránh các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Một nguồn tin giấu tên trong văn phòng Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Afghanistan nói với Reuters rằng các hợp đồng dự kiến sẽ sớm được hoàn tất.
Cho tới nay, không có chính phủ nào chính thức công nhận chính quyền của Taliban sau khi nhóm Hồi giáo theo đường lối cứng rắn này lên nắm quyền. Tuy nhiên, Nga, Trung Quốc và các quốc gia khác đối nghịch với Mỹ đã duy trì các đại sứ quán tại thủ đô Kabul của Afghanistan.
Về phần mình, hứng chịu các lệnh trừng phạt kinh tế nghiêm trọng kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine hồi tháng 2, Nga cũng đã tổ chức các cuộc đàm phán với các quan chức thương mại Taliban.
Afghanistan đã tiếp nhận phần lớn lương thực và dầu từ Nga và kim ngạch thương mại giữa hai bên lên tới 200 triệu USD hàng năm - theo hãng TOLOnews của Afghanistan. Nga cung cấp lúa mì và dầu với giá phải chăng hơn cho Kabul.
Xuất khẩu dầu là một huyết mạch kinh tế quan trọng của Nga. Theo báo cáo từ Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CRECA, trụ sở ở Helsinki), Nga đạt doanh thu khoảng 93 tỷ USD từ xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch trong 100 ngày đầu tiên diễn ra cuộc xung đột tại Ukraine.
Theo báo cáo, nhu cầu về năng lượng của Nga hiện chủ yếu mang động lực chính từ Trung Quốc và Ấn Độ. Ngoài ra, Đức, Italy, Hà Lan, Pháp và Ba Lan cũng giúp duy trì nhu cầu năng lượng của Nga ở mức cao bất chấp các lệnh trừng phạt.
Báo cáo của CRECA cho biết: "Khối lượng nhập khẩu giảm nhẹ trong tháng 5, khoảng 15% so với thời điểm trước xung đột, do nhiều quốc gia và công ty xa lánh nguồn cung của Nga".
Taliban đã kiểm soát quyền lực ở Afghanistan vào năm 2021.
Theo dữ liệu của trung tâm, nhu cầu giảm và giá dầu thấp hơn của Nga đã khiến nước này mất khoảng 200 triệu USD mỗi ngày trong tháng 5. Nhưng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu với nhiên liệu hóa thạch khiến giá xuất khẩu trung bình của Nga vẫn cao hơn 60% so với năm ngoái.
"Giá năng lượng toàn cầu quá cao đã giúp duy trì nguồn tài chính cho Điện Kremlin, nhưng nguồn này có thể giảm vào năm tới khi thị trường điều chỉnh" - Báo cáo Thị trường Dầu mỏ tháng 6 từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế nêu rõ.
Báo cáo cho biết: "Nguồn cung dầu toàn cầu có thể gặp khó khăn để bắt kịp nhu cầu trong năm tới, khi các lệnh trừng phạt thắt chặt hơn buộc Nga phải đóng cửa nhiều giếng dầu hơn".
Trong khi các thỏa thuận thương mại giữa Nga và Taliban có thể sắp đạt được, vẫn còn những rào cản khác có thể ngăn cản hai bên trao đổi hàng hóa. Ông Nooruddin Azizi, quyền Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp của Taliban, nói với TOLOnews rằng hầu hết các ngân hàng của Afghanistan và Nga vẫn đang bị trừng phạt, có nghĩa là họ cần một nước thứ ba tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi tiền.
Quyền Bộ trưởng Azizi cho biết: "Một số nhóm kỹ thuật của chúng tôi vẫn ở Nga và họ muốn làm việc chi tiết, chẳng hạn như loại hình chuyển tiền nào mà chúng tôi có thể thực hiện".
Loạt hàng hóa Nga vẫn chảy vào Mỹ sau 6 tháng xung đột Ukraine Tổng thống Biden đã tuyên bố giáng "đòn nghiền nát" nhằm vào Nga thông qua lệnh trừng phạt đánh lên các loại hàng hóa chủ lực của nước này. Nhưng những chuyến tàu chở gỗ, kim loại, nhiên liệu thậm chí cả đạn của Nga vẫn không ngừng cập cảng Mỹ. Container hàng hóa chất đầy cảng Baltimore vào ngày 12/8/2022. Ảnh: AP...