Căn bệnh không gãi không thể chịu nổi và cách trị tận gốc
Cứ vào tháng Giêng hàng năm, chị Mai lại khốn khổ vì cơ thể xuất hiện những nốt sẩn cục, phồng lên trên da vùng kín.
Căn bệnh mày đay khiến nhiều người khốn khổ
“Các mảng sần cứ nổi cục cứng trong khoảng một hai ngày rồi biến mất… Tình trạng này cứ lặp lại sau khoảng một tuần, kéo dài hết mùa hoa xoan nở. Lúc bé ở quê mẹ tôi bảo bị bọ xoan đốt nên thường hơ nóng khăn chườm vào là đỡ. Nhưng lớn lên, ra Hà Nội học tình trạng này vẫn không thay đổi. Mà ở thành phố thì lấy đâu ra bọ xoan. Thế mà tôi vẫn bị”, chị Mai băn khoăn.
Chị cũng đã đi khám bác sĩ cho biết chị bị mày đay nhưng cũng không tìm ra nguyên nhân mà chỉ kê thuốc giảm ngứa. Dẫu không quá ảnh hưởng đến sức khoẻ nhưng tình trạng ngứa ngáy cũng làm cho đôi lúc chị Mai cảm thấy khó chịu.
“Khốn khổ là đến giờ, cô con gái cũng bị giống y hệt tôi. Mà trẻ con thì không chịu được. Cứ nổi lên là nó gãi, càng gãi thì các nốt sần càng nhiều. Lắm lúc nhìn toàn bộ vùng chân, bẹn con mẩn cục lên, vằn vện, đỏ lừ, xót lắm”, chị Mai nói.
Bs Phí Xuân Thi, Bác sĩ chuyên khoa Nhi bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cho biết, mày đay là tình trạng nổi ban sẩn dạng nốt đỏ trên da và thường rất ngứa. Chúng có thể xuất hiện do một nguyên nhân dị ứng nào đó. Một vài người có tình trạng nổi mày đay hay còn được gọi là “phù mạch”. Phù mạch là tình trạng sưng hoặc phồng lên. Nó thường xuất hiện ở vùng mặt, mi mắt, tai, miệng, tay, chân, cơ quan sinh dục.
Nguyên nhân của tình trạng này theo các bác sĩ có thể do cơ thể người bệnh dị ứng với thứ gì đó, những dị nguyên có thể gặp như thuốc kháng sinh, hoặc aspirin; có thể nổi mày đay do cơ thể dị ứng với thức ăn (trứng, đậu phộng, cá, tôm cua, sò…). Có trường hợp nổi mày đay do tiếp xúc với sơn, chất tiết của động vật, nhựa… hay bị côn trùng đốt.
“Nếu bạn nổi mày đay với nguyên nhân biết trước, bạn cần tránh nó”, BS Xuân Thi bày tỏ.
Ngoài ra, nổi mày đay cũng có thể do các nguyên nhân như: Nhiễm trùng, thời tiết lạnh, hoặc tiếp xúc với nước, có vật gì đó ấn hoặc rung tác động trên da và sự thay đổi của nhiệt độ cơ thể (ví dụ như bạn bị hạ nhiệt độ sau khi tắm nước nóng hoặc phải làm việc ngoài trời).
Trong hầu hết các trường hợp, mày đay có thể xuất hiện và biến mất sau một vài giờ. Một số người có thể nổi lại sau đó.
“Nếu tình trạng nổi mày đay kéo dài hơn 6 tuần, bạn có thể bị mày đay mạn tính. Mày đay mạn tính thì thường không có nguyên nhân bởi dị ứng. Trong hầu hết các trường hợp đó, bác sĩ thường không biết được nguyên nhân gây ra mày đay mạn tính.
Nếu bạn bị mày đay mạn tính, bạn sẽ phải cần đến thuốc kiểm soát mỗi ngày. Tuy nhiên, mày đay mạn tính thường giảm dần theo thời gian”, BS Xuân Thi nhấn mạnh.
Mặc dù đây không phải là bệnh “quá nguy hiểm” nhưng gây khó chịu trong cuộc sống và đôi khi nổi mày đay hoặc phù mạch lại là một tình trạng phản ứng dị ứng nguy hiểm.
Video đang HOT
Do đó, BS Phí Xuân Thi lưu ý, nếu thấy cơ thể đột ngột nổi mày đay hoặc sưng phù và có thêm một vài triệu chứng như: khó thở, cảm giác nặng cổ, nôn, buồn nôn, đau quặn bụng, rất mệt mỏi… người bệnh cần phải được đến viện để được khám và xử trí kịp thời.
Đồng tình với quan điểm này, Ths.BS Quách Thị Hà Giang, Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng lưu ý, khi điều trị mày đay, tùy vào tình trạng bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể. Nếu nhẹ có thể dùng thuốc từ liều thấp đến liều cao.
Còn nặng như xuất hiện tình trạng phản vệ thì phải cấp cứu, sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ chuyên khoa.
“Vì có quá nhiều nguyên nhân gây bệnh nên khi bị nổi mày đay, người bệnh cần dừng tất cả các loại thuốc hoặc thực phẩm nghi ngờ gây dị ứng; tránh gãi, chà xát mà chỉ nên xoa nhẹ; tắm nước ấm, tránh tắm quá nóng hoặc quá lạnh; mặc quần áo cotton nhẹ nhàng; tránh các hoạt động nặng ra mồ hôi; sử dụng các sản phẩm tắm gội phù hợp cho làn da”, BS Quách Thị Hà Giang nói.
Để giảm ngứa, các chuyên gia da liễu cho rằng bạn có thể dùng thuốc kháng histamin. Đây là loại thuốc thường dùng cho dị ứng. Tuy nhiên trước khi dùng thuốc phải có sự tham vấn của bác sĩ.
Với trường hợp mày đay do thời tiết lạnh, Bs Giang khuyến cáo người dân nên giữ ấm cơ thể bằng cách mặc áo ấm, đi giày đi tất … tránh tiếp xúc với lạnh đột ngột. Trong sinh hoạt nên mặc áo có chất vải mềm, không nên mặc quần áo quá bó sát cơ thể hoặc những loại vải có lông, sợi tơ cứng …
Theo BS Trần Thị Huyền, BV Da liễu Trung ương, mày đay và phù mạch là bệnh phổ biến, 15-25% dân số thế giới có biểu hiện mày đay ít nhất một lần trong đời, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng có có hai đỉnh cao là từ sơ sinh tới 9 tuổi và từ 30-40 tuổi.
Mày đay và phù mạch được chia thành hai thể là cấp tính hoặc mạn tính. Bệnh cấp tính nếu kéo dài dưới 6 tuần, hầu hết là do phản ứng với thuốc hoặc thức ăn, hoặc với bệnh virus ở trẻ em.
Bệnh mạn tính nếu kéo dài trên 6 tuần, ở nhóm này bệnh còn được chia ra thành hai dưới nhóm là mày đay mạn tính tự miễn (chronic autoimmune urticaria), chiếm 45% và mày đay mạn tính tự phát (chronic idiopathic urticaria), chiếm 55%, tỷ lệ chung của mày đay mạn tính trong dân số là 0,5%.
Khoảng 85% trẻ em có mày đay mà không kèm phù mạch, 40% người lớn có mày đay kèm theo phù mạch. Khoảng 50% bệnh nhân mày đay mạn tính (có hoặc không có phù mạch kèm theo) hết triệu chứng trong vòng 1 năm, 65% trong vòng 3 năm, 85% trong vòng 5 năm, 5% kéo dài trên 10 năm.
Hậu vui Xuân, cẩn trọng dễ bị đột quỵ
Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Trung bình cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ.
Sau kỳ nghỉ Tết vui Xuân, giờ giấc sinh hoạt, chế độ ăn và tập luyện có nhiều thay đổi, nên tiềm ẩn nguy cơ cao bị đột quỵ, nhất là các trường hợp có nhiều bệnh lý nền.
Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.
Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm...
Nguyên nhân gây đột quỵ là do sự bất ổn của tuần hoàn máu não. Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết.
Tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ.
Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
Đột quỵ do xuất huyết: là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.
Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng đột quỵ nhỏ, dòng máu cung cấp cho não bộ bị giảm tạm thời. Người bệnh có những triệu chứng của đột quỵ nhưng chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn, thường kéo dài khoảng vài phút. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà người bệnh cần lưu ý.
Thời điểm dễ bị đột quỵ
Nửa đêm, rạng sáng: Đột quỵ do thời tiết lạnh
Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong ngày, khi đang ngủ, đang làm việc hoặc đang chơi... Song tại một số khung giờ, bệnh có tỷ lệ xảy ra cao hơn cả, đặc biệt là lúc nửa đêm 4-5 giờ hoặc rạng sáng 6-7 giờ. Đây là thời điểm máu đậm đặc nhất, huyết áp tăng, nhiệt độ bên ngoài giảm mạnh, nên dễ bị đột quỵ do thay đổi nhiệt độ.
Đột quỵ sau bữa nhậu xỉn
Tết là dịp gặp gỡ và giao lưu nhiều, không tránh khỏi việc sử dụng rượu bia. Chỉ sau 10 phút dung nạp bia rượu vào người, cồn làm giãn mạch toàn cơ thể khiến mặt đỏ hoặc tím tái. Sau đó làm nhịp tim và huyết áp tăng dồn dập, khiến cơ thể nóng bừng, khó thở. Song hệ quả cuối cùng đáng sợ hơn cả, là cồn làm tăng xơ vữa động mạch, tạo cục máu đông, gây đột quỵ. Đang vui vẻ bên bàn tiệc hoặc sau bữa nhậu mà bỗng thấy xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân, đó chính là dấu hiệu cảnh báo của đột quỵ.
Đột quỵ do mỡ máu tăng
Kỳ nghỉ Tết, bạn sẽ nạp nhiều món ăn có chứa chất béo, lại thêm không tập luyện được như ngày thường, sẽ làm tăng mỡ máu, nhất là ở người sau tuổi 50. Các hạt "mỡ xấu" cholesterol này lắng đọng tại thành mạch, sinh ra mảng xơ vữa và cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu, một khi di chuyển lên não gây hệ quả khôn lường.
Các dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Các dấu hiệu đột quỵ có thể xuất hiện và biến mất nhanh, lặp đi lặp lại nhiều lần, bao gồm: Cơ thể mệt mỏi, đột nhiên cảm thấy không còn sức lực, tê cứng mặt hoặc một nửa mặt, nụ cười bị méo mó. Cử động khó hoặc không thể cử động chân tay, tê liệt một bên cơ thể. Dấu hiệu đột quỵ chính xác nhất là không thể nâng 2 cánh tay qua đầu cùng một lúc.
Khó phát âm, nói không rõ chữ, bị dính chữ, nói ngọng bất thường. Bạn có thể thực hiện phép thử bằng cách nói những câu đơn giản và yêu cầu người bệnh nhắc lại, nếu không thể nhắc lại được thì người bệnh đó đang có những dấu hiệu đột quỵ. Hoa mắt, chóng mặt, người mất thăng bằng đột ngột, không phối hợp được các hoạt động. Thị lực giảm, mắt mờ, không nhìn rõ. Đau đầu dữ dội, cơn đau đầu đến rất nhanh, có thể gây buồn nôn hoặc nôn.
Cách phòng tránh đột quỵ
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Nguyên nhân gây đột quỵ đến từ các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, tăng mỡ máu... Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng quyết định hình thành các bệnh lý này. Ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Ăn nhiều các loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc. Ăn nhiều thịt trắng, hải sản, ca để bổ sung protein cho cơ thể, hạn chế ăn các loại thịt đỏ. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành...
Tập thể dục hàng ngày
Tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể, nâng cao sức khỏe, giúp tim khỏe mạnh. Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, ít nhất 4 lần mỗi tuần sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, dẫn đến đột quỵ.
Giữ ấm cơ thể
Nhiễm lạnh có thể gây tăng huyết áp, tăng áp lực khiến mạch máu bị vỡ. Cần giữ ấm cơ thể, giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là với người lớn tuổi trong thời điểm giao mùa.
Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguy cơ làm tăng khả năng bị đột quỵ. Thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Nếu bỏ thuốc lá trong vòng từ 2-5 năm, nguy cơ bị đột quỵ sẽ ngang bằng với người chưa bao giờ hút thuốc.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Kiểm tra sức khỏe định kỳ sớm phát hiện các yếu tố gây đột quỵ và chủ động can thiệp sẽ giúp phòng tránh đột quỵ hiệu quả. Những người mắc bệnh đái tháo đường, tim mạch, mỡ máu càng cần đi khám sức khỏe định kỳ để kiểm soát tình trạng bệnh, không để các chỉ số vượt quá mức nguy hiểm gây đột quỵ.
Chúng ta đối phó thế nào với cúm? Khi chúng ta đang háo hức chuẩn bị cho một cái Tết và đón chào năm mới, trong thời tiết lạnh thì cũng là lúc mùa cúm ập đến. Cúm A là loại mà chúng ta hay mắc, nó nguy hiểm là do tính lây lan nhanh, có thể xảy ra dưới nhiều mức độ khác nhau: Đại dịch, dịch. Bệnh cúm lan...