Cách phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả nhìn từ ‘lỗ hổng vắc-xin’
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi Polinosa morbillarum gây ra, lây truyền qua đường hô hấp, có khả năng gây ra các biến chứng nặng nề
Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính từ đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 203 ca mắc sởi, sốt phát ban nghi sởi, tăng gấp 2,7 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Số ca sởi tăng, các chuyên gia y tế bày tỏ lo ngại khi hết hè, trẻ nhập học thì nguy cơ tiếp tục gia tăng ca mắc sởi.
Trao đổi với Người Đưa Tin, BS. Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Liên chi Hội truyền nhiễm Tp.HCM, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi Đồng 1 (Tp.HCM) thông tin, sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi Polinosa morbillarum gây ra, lây truyền qua đường hô hấp, có khả năng gây ra các biến chứng nặng nề như viêm phổi, tiêu đàm máu, nhiễm trùng ruột, viêm não,…
BS.Trương Hữu Khanh cho biết nguyên nhân gia tăng ca mắc bệnh sởi là do “lỗ hổng vắc-xin”.
Theo BS. Trương Hữu Khanh, virus sởi có tốc độ lây rất nhanh, hơn 90% người chưa tiêm chủng hoặc chưa từng mắc bệnh chắc chắn sẽ nhiễm khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, trẻ có bệnh nền và hệ miễn dịch suy yếu, sẽ có nguy cơ nhiễm sởi cao hơn.
Nói về nguyên nhân dẫn đến gia tăng các ca bệnh sởi, BS.Khanh cho biết là do “lỗ hổng vắc-xin” ở trẻ trong suốt thời gian xảy ra dịch Covid-19.
“Thời gian Covid-19, trẻ không được tiêm chủng đầy đủ vắc-xin sởi. Virus sởi chủ yếu tấn công vào nhóm trẻ chưa được tiêm phòng vắc-xin hoặc đã tiêm phòng nhưng không đủ liều. Từ đó, lây lan cho các nhóm đối tượng có hệ miễn dịch kém khác”, BS.Khanh cho hay.
Nhấn mạnh thêm biện pháp để phòng bệnh sởi, chuyên gia y tế nói: “Chỉ có tiêm vắc-xin thì mới phòng bệnh sởi hiệu quả”.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cho biết thêm với những trẻ bị sởi gặp biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản… đa số hiện nay là viêm phổi thì phải nhập viện để theo dõi, điều trị.
“Tôi đặc biệt nhấn mạnh là phụ huynh nên cho con trẻ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi và cho trẻ tiêm đủ liều, tiêm bù, tiêm vét cho trẻ”, BS.Khanh nói thêm.
TS. Hoàng Minh Đức – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế thông tin, một trong những nguyên nhân khiến số ca mắc sởi gia tăng là do tỉ lệ tiêm vắc-xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng bị giảm, do trong giai đoạn dịch Covid-19 và việc cung ứng chậm vắc-xin giai đoạn 2022-2023.
Trong khi đó, sởi là bệnh có tính lây truyền cao, bệnh chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền trong cộng đồng khi tỉ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng đạt trên 95%.
Mặt khác, chu kỳ của bệnh sởi khoảng 4-5 năm sẽ quay trở lại, vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần sớm triển khai tiêm chủng bù mũi ngay trong quý I, II/2024 cho trẻ chưa được tiêm trong năm 2023, để chủ động đáp ứng phòng chống dịch.
Theo chuyên gia y tế, chỉ tiêm vắc-xin thì mới phòng bệnh sởi hiệu quả.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phòng bệnh sởi bằng cách:
Chủ động bằng vắc-xin. Theo đó, thực hiện tiêm chủng 2 mũi vắc-xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo quy định. Tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi cho các đối tượng khác theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Cách ly người bệnh và vệ sinh cá nhân: Người bệnh sởi phải được cách ly tại nhà hoặc tại cơ sở điều trị theo nguyên tắc cách ly đối với bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Sử dụng khẩu trang phẫu thuật cho người bệnh, người chăm sóc, tiếp xúc gần và nhân viên y tế.
Hạn chế việc tiếp xúc gần không cần thiết của nhân viên y tế và người thăm người bệnh đối với người bệnh.
Thời gian cách ly từ lúc nghi mắc sởi cho đến ít nhất 4 ngày sau khi bắt đầu phát ban.
Tăng cường vệ sinh cá nhân, sát trùng mũi họng, giữ ấm cơ thể, nâng cao thể trạng để tăng sức đề kháng.
Khi có các biểu hiện sốt phát ban dạng sởi thì cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời tránh biến chứng nguy hiểm.
Bệnh sởi quay trở lại, cảnh báo 'khoảng trống miễn dịch' trong cộng đồng
Thời gian gần đây, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các tỉnh, thành khu vực phía Nam nói chung đang ghi nhận sự quay trở lại của bệnh sởi.
Phụ huynh nên đưa trẻ đến Trạm y tế để được tiêm vaccine phòng bệnh sởi. Ảnh: Đan Phương/Báo Tin tức
Đáng lo ngại, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi trong cộng đồng đang rất thấp, tạo nên những "khoảng trống miễn dịch" khiến nguy cơ sởi bùng phát là rất lớn.
Các ca mắc sởi hầu hết chưa được tiêm chủng đầy đủ
Bé trai T.T.A (7 tháng tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) phải nhập viện sau khi sốt cao 3 ngày, kèm viêm kết mạc mắt, nổi ban đỏ khắp người. Đưa con đi khám bệnh, chị Nguyễn Thị Kim Mai bất ngờ khi được các bác sĩ cho biết con trai mình mắc bệnh sởi. Bé trai mới 7 tháng tuổi nên trước đó chị chưa tiêm phòng vaccine cho con. Ngoài bé T.A, hiện Khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị cho 3 trẻ khác mắc bệnh sởi. Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 1 tiếp nhận điều trị cho 8 ca mắc sởi, trong đó có ca bệnh ở Thành phố Hồ Chí Minh, có ca từ các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ chuyển đến.
Bác sĩ Dư Tuấn Quy, Trưởng Khoa Nhiễm - Thần kinh cho biết, hầu hết các trẻ mắc sởi có biến chứng nặng do có bệnh nền như: teo đường mật bẩm sinh, viêm phổi, xuất huyết giảm tiểu cầu. Đáng chú ý, tất cả các bệnh nhi này đều chưa được tiêm phòng vaccine sởi do chưa đến tuổi hoặc phụ huynh chưa cho đi tiêm. "Những đối tượng này rất dễ gặp nguy hiểm khi bị sởi tấn công", bác sĩ Quy nhận định.
Tương tự, từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cũng tiếp nhận điều trị cho 14 trường hợp trẻ em mắc bệnh sởi. Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, tình trạng trẻ mắc sởi bắt đầu xuất hiện trong những tuần gần đây, dự báo sắp tới số ca bệnh có nguy cơ tăng lên bởi sởi là bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC), đến ngày 10/6, trên địa bàn Thành phố ghi nhận 16 ca mắc bệnh sởi xác định, phân bố tại 4/22 quận, huyện gồm: Bình Tân (8 ca), Hóc Môn (5 ca), Bình Chánh (2 ca) và Quận 8 (1 ca). Tương tự Thành phố Hồ Chí Minh, báo cáo của Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho thấy, từ ngày 7/4 đến ngày 8/6, đia phương này ghi nhận liên tiếp 159 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, trong đó có 95 ca sởi xác định (chiếm 60%). Còn tại tỉnh Bến Tre, từ ngày 29/4 đến 7/6 cũng ghi nhận 12 trường hợp sốt phát ban nghi sởi. Có 8/12 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm với kết quả 4 ca dương tính với sởi.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh thông tin, năm 2024, khu vực phía Nam ghi nhận 317 trường hợp sốt phát ban nghi sởi xuất hiện tại 19/20 tỉnh, thành. Trong đó, đã có một trường hợp tử vong tại tỉnh Bến Tre.
"Việc bệnh sởi xuất hiện trở lại là điều đáng lo ngại, cần có những biện pháp mạnh mẽ và nhanh chóng hơn để tránh dịch lây lan, chúng tôi đề xuất phương án mở rộng độ tuổi, đối tượng được tiêm chủng vaccine", Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng nhận định.
Khẩn trương tiêm bù vaccine sởi cho trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh luôn là một trong những địa phương dẫn đầu của khu vực phía Nam về tỷ lệ tiêm chủng vaccine. Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sự gián đoạn vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nên tỷ lệ tiêm chủng các loại vaccine nói chung và vaccine sởi nói riêng tại địa phương này trong những năm gần đây ở mức thấp.
Tính đến hết tháng 4/2024, tỷ lệ trẻ tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đối với lứa trẻ sinh năm 2018, 2019, 2020, 2021 trên địa bàn lần lượt là 93,2%; 90,1%; 91,7% và 93,6%. Mức bao phủ này đạt chỉ tiêu tối thiểu theo yêu cầu của Bộ Y tế nhưng chưa đạt chỉ tiêu mà Thành phố Hồ Chí Minh đề ra là trên 95%. 95% cũng là tỷ lệ bao phủ cần thiết để có thể tạo miễn dịch cộng đồng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới.
Không chỉ riêng Thành phố Hồ Chí Minh, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi trong cộng đồng khu vực phía Nam những năm gần đây thấp và không đồng đều. Khảo sát của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, từ năm 2021 đến nay, tỷ lệ tiêm vaccine sởi ở khu vực phía Nam rất thấp.
Năm 2021, tỷ lệ tiêm chủng sởi của khu vực phía Nam chỉ đạt 83,2% mũi sởi đơn và 75,6% mũi sởi tổng hợp (vaccine sởi, quai bị, rubella). Đặc biệt, Bình Dương là địa phương có tỷ lệ tiêm vaccine sởi rất thấp, chỉ đạt 52%. Một số địa phương khác như Đồng Tháp, Đồng Nai, Sóc Trăng... cũng có tỷ lệ tiêm chủng dưới 70%.
Sang năm 2022 và 2023, tỷ lệ tiêm vaccine sởi ở các tỉnh khu vực phía Nam có tăng lên so vơi năm 2021 nhưng tại một số địa phương vẫn chỉ đạt mức thấp. Các tỉnh có tỷ lệ tiêm vaccine sởi thấp phải kể đến là Bình Phước, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh... Riêng trong 4 tháng đầu năm 2024, chỉ có 6 địa phương đạt chỉ tiêu bao phủ vaccine sởi theo quy định của Bộ Y tế.
Nhìn trên tỷ lệ tiêm chủng của khu vực phía Nam, Tiến sĩ Nguyễn Vũ Thượng lo ngại nguy cơ bệnh sởi sẽ lây lan trong cộng đồng trong thời gian tới, nhất là ở những nơi tập trung đông người như trường học, điểm trông giữ trẻ và tại các cơ sở khám chữa bệnh. Do đó, Phó Viện trưởng Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các địa phương cần rà soát lại tình trạng tiêm chủng, đánh giá nguy cơ và tiến hành tiêm bù, tiêm vét vaccine ngay cho trẻ để hạn chế nguy cơ sởi bùng phát.
Đồng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, tỷ lệ tiêm chủng vaccine thấp là nguyên nhân bệnh sởi và các bệnh có thể phòng ngừa được bằng vaccine quay trở lại. "Khi tiêm phòng không đúng, không đủ thì chỉ cần một vài ca bệnh thì nguy cơ sẽ lây lan thành dịch. Virus sởi lây lan rất nhanh và sẽ tấn công những người chưa được tiêm phòng như trẻ em chưa đủ tháng để tiêm, những người không thể tiêm phòng như trẻ bị bệnh tim, trẻ mắc bệnh mạn tính... Để phòng ngừa nguy cơ bệnh sởi bùng phát thành dịch thì cần khẩn trương tiêm bù nhanh nhất có thể", bác sĩ Khanh khuyến cáo.
Mới đây, tại Hội nghị công tác phòng, chống dịch khu vực phía Nam, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã yêu cầu các địa phương lên ngay phương án ứng phó với nguy cơ bệnh sởi và các bệnh có thể bằng vaccine quay trở lại. Lãnh đạo Bộ Y tế cũng đề nghị các Cục, Vụ trực thuộc nghiên cứu, tham khảo ý kiến chuyên môn với Tổ chức Y tế thế giới để sớm triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung cũng như mở rộng đối tượng tiêm chủng đối với bệnh sởi.
TP.HCM phát hiện 2 trẻ mắc bệnh sởi, đều chưa tiêm vaccine Sở Y tế TP.HCM vừa phát hiện 2 trẻ mắc bệnh sởi vì chưa được tiêm vaccine phòng sởi. Hiện chưa phát hiện mối liên hệ dịch tễ giữa hai trẻ này. Cụ thể, hệ thống giám sát sốt phát ban nghi sởi của TP.HCM ghi nhận 2 trẻ mắc bệnh sởi cư trú tại 2 phường thuộc quận Bình Tân. Đáng lưu...