Cách nấu cháo trai ngon, trị mồ hôi trộm cho bé
Cách nấu cháo trai cho bé quan trọng nhất là hạt cháo phải mềm, thịt trai phải nhỏ, nhừ để đảm bảo bé yêu không bị hóc khi ăn, nhất là với các bé nhỏ tuổi.
Để nấu được nồi cháo trai như trên, các bạn thực hiện theo công thức của kênh cẩm nang đời sống gia đình Ameovat.com như sau.
Cách nấu cháo trai ngon, trị mồ hôi trộm cho bé – cách nấu cháo trai ngon
Nguyên liệu nấu cháo trai
Trai tươi: 0,7 kg
Trai sông – cách nấu cháo trai ngon
Gạo tẻ: 50 gram
Gạo nếp: 15 gram
Gạo nấu cháo – cách nấu cháo trai cho bé
Hành khô: 1 củ
Hành tươi, rau răm: mỗi loại 1 mớ
Rau răm – nấu cháo trai ngon
Gia vị: mì chính, nước mắm, hạt nêm, dầu ăn
Bước 1: Làm sạch trai
Cách làm sạch trai cũng tương tự như cách làm sạch ốc. Đầu tiên, các bạn cho trai vào xối mạnh với nước để đảm bảo vỏ trai sạch hết cát, tạp chất, bùn bẩn. Nếu cẩn thận hơn, bạn có thể cọ từng vỏ con trai riêng rẽ.
Ngâm và làm sạch trai – nấu cháo trai ngon
Rửa vỏ trai xong, bạn cho trai vào ngâm với nước vo gạo có cắt một ít ớt hoặc nước dấm pha ớt để trai nhanh nhả bùn đất. Ngâm trai trong khoảng 2 – 3 tiếng cho trai sạch rồi lại đem rửa thêm một lần nữa.
Bước 2: Luộc trai và sơ chế các loại nguyên liệu
Video đang HOT
Gạo: Trong lúc bạn ngâm trai, bạn cũng đem vo sạch cả phần gạo nếp và gạo tẻ. Tiếp đến, bạn cho gạo vào ngâm trong bát nước sạch để hạt gạo được nở mềm.
Luộc chín trai – nấu cháo trai cho bé
Trai: Hết thời gian ngâm trai và rửa trai, bạn cho trai vào nồi cùng với mực nước xâm xấp. Đặt nồi trai lên bếp sau đó luộc chín trai. Trong quá trình luộc, bạn cần vớt bọt liên tục để đảm bảo nước trai được trong, ngon.
Hành tươi, rau răm: Nhặt sạch, rửa sạch sau đó thái nhỏ. Bạn có thể thái lẫn hai loại rau này với nhau, không nhất thiết phải tách rời.
Chuẩn bị hành răm – cháo trai nấu với rau gì
Hành khô: Bóc vỏ, rửa sạch sau đó đập dập, băm nhỏ.
Bước 3: Nấu cháo trai
Trai chín, bạn vớt trai ra rổ và để nguội. Riêng đối với phần nước luộc trai, bạn để nguyên cho nước lắng cặn, gạn lấy phần nước trong.
Tách lấy thịt trai, bỏ vỏ. Đem phần thịt trai này đi rửa sạch, bóp hết phần đất đen và màng đen ở trong bụng trai. Cuối cùng, bạn thái trai thành những miếng nhỏ vừa rồi để ráo nước. Lưu ý là phần thịt trai này bạn thái nhỏ tuỳ theo khả năng nhai của bé.
Làm sạch thịt trai – cach nau chao trai
Cho phần gạo đã ngâm vào nồi nước luộc trai và ninh cháo. Nếu phần nước luộc trai ít, bạn có thể bổ sung thêm nước sôi để đảm bảo cháo như. Trong quá trình ninh cháo, bạn thường xuyên hớt bọt để tránh bị trào và nồi cháo ngon hơn.
Trong lúc chờ ninh cháo được, bạn phi thơm phần hành khô rồi cho thịt trai vào xào săn lại. Nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
Xào thịt trai xong, bạn cho phần thịt này vào nồi cháo rồi khuấy đều. Tiếp tục ninh cháo nhỏ lửa cho đến khi hạt cháo nở đều, mềm nhừ là được. Trước khi tắt bếp, bạn nếm lại gia vị của nồi cháo và điều chỉnh theo khẩu vị.
Chao trai – cách nấu cháo trai ngon
Múc cháo ra bát, cho phần hành rau răm đã thái nhỏ trước đó lên trên. Trộn đều tô cháo cho hành chín rồi thưởng thức cháo khi còn nóng.
Yêu cầu của món cháo trai
Phần cháo: Cháo trai sau khi nấu cần nở bung, hạt cháo thơm quện và không bị khê, cháy
Phần trai: Phần thịt trai còn giòn, mềm, không bị mủn và có mùi vị đặc trưng.
Cách nấu cháo trai là công thức cháo không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh thông thường. Đặc biệt khi nhà bạn có trẻ nhỏ bị mồ hôi trộm thì những bát cháo trai sẽ là lựa chọn tuyệt vời đấy ạ.
Chuyên mục món ngon cho bé chúc các bạn thực hiện thành công và cùng cả gia đình thưởng thức món cháo trai thật ngon miệng nhé.
Cách làm chả cá thu mịn dai đãi khách ngon hết ý
Cách làm chả cá thu, bí quyết làm chả cá thu tươi ngon, dai mịn dùng để đổi vị cho bữa cơm cuối tuần hay đãi khách trong những dịp quan trọng sẽ được Ameovat bật mí ngay sau đây.
Những nguyên liệu bạn cần chuẩn bị sẽ bao gồm.
Cách làm chả cá thu mịn dai đãi khách ngon hết ý
Nguyên liệu làm chả cá thu
Cá thu: 1 kg
Thịt nạc vai: 200 gram
Rau thì là: 1 mớ
Hành lá: 1 mớ nhỏ
Hành khô: 2 củ
Gia vị: dầu ăn, tiêu, đường, nước mắm, hạt nêm
Nguyên liệu làm chả cá thu
Bước 1: Lọc thịt cá
Cá thu mua về bạn đem rửa sạch với nước muối loãng và một chút rượu gừng để loại bỏ mùi tanh. Tiếp đến, bạn dùng khăn lau khô cá. Sau khi cá đã được làm khô, bạn dùng dao cắt bỏ phần đầu, đuôi và vây.
Tiến hành lọc lấy thịt cá theo chiều dọc của xương sống. Lọc xong, bạn đem thái nhỏ cá rồi ướp với một chút gia vị. Cuối cùng, bạn đem thịt cá bọc kín bằng màng bọc nilon rồi để se lạnh trong ngăn đá khoảng 30 phút.
Lọc thịt cá
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu khác
Hành, thìa là: Hành lá và thìa là bạn đem nhặt sạch, cắt bỏ chân sau đó thái thật nhỏ mịn. Với phần hành khô, bạn lột vỏ sau đó đập dập và băm nhỏ.
Thịt nạc vai: Rửa sạch và lau khô thịt. Tiếp theo, bạn thái thịt thành những miếng nhỏ rồi sau đó đem băm nhuyễn. Ướp thịt với một chút gia vị rồi cũng để thịt ngấm trong ngăn đá tủ lạnh.
Băm nhỏ thịt nạc vai
Bước 3: Xay chả cá thu
Cho toàn bộ phần thịt cá, thịt nạc vai, hành khô, hành lá và thì là vào trong cối xay. Tiến hành xay nhuyễn mịn hỗn hợp trên để thu về phần chả cá sống. Sau khi xay xong, bạn cho chả cá ra tô và dùng đũa quết nhiều lần cho mịn.
Xay chả cá
Bước 4: Làm chả cá thu
Hấp chả cá: Lấy phần chả sống và nặn thành từng viên chả nhỏ vừa ăn sau đó ấn dẹt. Chuẩn bị xửng hấp và cho các viên chả đã làm vào hấp trong khoảng 15 phút. Sau khi hấp xong, bạn lấy chả ra ngoài cho nguội và ráo nước.
Chiên chả cá: Chuẩn bị một chiếc chảo và làm nóng dầu. Khi dầu nóng và viên chả hấp đã nguội, bạn thả các viên chả vào rồi chiên đều hai mặt. Khi hai mặt đã vàng đều, bạn gắp chả ra và để cho ráo dầu.
Chiên chả cá - cách làm chả cá thu
Yêu cầu của món chả cá thu
Màu sắc: Chả cá thu sau khi hoàn thiện phải có được màu và tươi tự nhiên của lớp vỏ bên ngoài, màu trắng ngả đục của phần thịt cá bên trong. Bạn không nên chiên chả quá non hoặc quá già lửa để tránh ảnh hưởng tới mùi vị.
Mùi vị: Chả cá thu cần giữ được nguyên mùi vị đặc trưng tươi ngon của cá biển, vị ngọt của thịt và vị thơm ấm của hành, thì là. Chả cá thu nếu không thưởng thức hết trong một lần thì nên được bảo quản lạnh ngay để tránh vi khuẩn xâm nhập.
Thành phẩm món chả cá thu
Mách bạn cách chọn cá thu ngon làm chả
Vì cá thu được vận chuyển qua một quãng đường dài từ biển vào tới các chợ, siêu thị nên thường là cá đông lạnh. Để chọn được cá tươi ngon, bạn nên chú ý tới một số chi tiết sau.
Miệng và mắt cá: Cá thu tươi thường có miệng khép lại, không mở. Ngược lại, những con cá ươn thường mở miệng khá lớn. Đối với mắt cá, cá tươi thường có mắt hơi lồi và trong suốt. Nếu bạn thấy mắt cá lõm, đục và giác mạc không có sự đàn hồi tự nhiên thì đó là những con cá thu đã ươn.
Mang cá thu: Những con cá tươi thường có mang đỏ hồng tự nhiên, các lớp mang dính chặt nhau và có mùi tanh đặc trưng. Đổi lại với cá ươn, mang thường đỏ đục và có mùi hôi khó chịu.
Màu sắc cá thu: Nên chọn những con cá có màu bạc, vân hoa và vẫn còn sự đàn hồi khi chạm vào da. Không nên chọn những con cá da đã bị xước, mềm nhũn, thân cá xám đen.
Cách làm chả cá thu sẽ cho chúng ta một món ăn ngon, giàu dinh dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khoẻ. Hy vọng từ những chia sẻ trên đây, bạn đã sẵn sàng trổ tài để chiêu đãi cả nhà cũng như những vị khách món hải sản thơm ngon này mà không cần phải đi biển mới có được.
Chúc các bạn thực hiện thành công món chả cá thu.
Cách nấu bún cá ngon miệng đổi vị cho cả gia đình Cách nấu bún cá với mùi thơm đặc trưng của các loại rau gia vị, vị ngọt tự nhiên của cá và vị bún mềm tươi dưới đây sẽ giúp bạn thay đổi không khí của bữa cơm gia đình. Nếu bạn đã "phát chán" với những mâm cơm "một màu" thì tại sao chưa bắt tay vào thực hiện làm món bún...