Cách làm tiết canh củ dền ngon chẳng kém hàng thật
Nếu làm đúng theo công thức sau đây bạn sẽ biến món tiết canh củ dền ngon chẳng kém hàng thật, an toàn vệ sinh thưc phẩm.
Chị Thái Hà cho biết, chồng chị nghiện món tiết canh truyền thống, nhưng do lo ngại về những vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nên đã nói không với thức món ăn này.
Để chiều chồng, cùng với niềm đam mê nấu nướng, chị Hà đã sáng tạo ra món tiết canh củ dền có bề ngoài không khác gì một bát tiết canh thật.
Chị em nội trợ có thể áp dụng công thức dưới đây để được ăn tiết canh thỏa thích mà không phải lo lắng
Sơ chế nguyên liệu:
Nhân: 200gr sụn lợn mềm, 5 bộ mề gan (có thể thay thế bằng cuống họng và thịt dải). Rửa sạch, luộc thêm 2 thìa gia vị nhỏ. Xong thái hạt lựu sụn và mề. Gan để lại thái mỏng rải lên khi thưởng thức.
Video đang HOT
Một củ dền tầm 200gr: Gọt vỏ, thái miếng rồi xay gần nhuyễn cùng 1 thìa cafe muối tinh. Đổ nước và vắt lấy 600 ml nước màu.
Lạc rang bóc vỏ, rau húng chó và mùi tàu rửa sạch, 1 phần băm nhỏ
Hành khô nướng, tiêu, chanh
Túi bột sương sáo trắng 50gr như hình mua tại các siêu thị. Về chất làm đông thì sương sáo là ổn nhất, cho sản phẩm mềm mịn, mượt.
Trộn nhân sụn mề cùng rau húng và mùi tàu, hành khô nướng thái nhỏ kèm 1 thìa cafe gia vị và tiêu.
Đun 600ml nước củ dền sôi cho 1 thìa to nước mắm ngon nhà có sẵn, nêm đậm đà chút vì món tiết thường đậm vị.
Sau đó hòa 1 bát con ăn cơm nước nguội với 25gr sương sáo (nửa túi) rồi đổ vào ngoáy đều.
Sôi lại tắt bếp, múc qua múc lại cho bớt nóng rồi đổ vào 8 bát nhân như hình.
Lưu ý: Sương sáo hơi có vị ngọt nên cho mắm đậm đà át vị ngọt là được.
Thành phẩm sau khi đổ nước củ dền, đợi nguội bọc màng thực phẩm, cất tủ mát.
Xúc miếng đông như hình là đạt.
Khi ăn rắc tiêu, lạc, gan, vắt chanh thưởng thức kèm rau húng chó và mùi tàu.
Tiết canh hải sản
Cua dùng làm tiết canh có thể là cua đồng hơi tanh. Ở thành phố thời gian trước do điều kiện bảo quản, vận chuyển kém, khó kiếm cua bể còn sống nên người ta mới làm tiết canh cua đồng, còn nay thì không.
Để có đủ tiết làm đươc một đĩa tiết canh cua, người ta phải cần từ ba đến bốn con cua loại lớn.
Có đầu bếp kể rằng, trong những chuyến đi biển dài ngày, khi nước uống trên thuyền cạn thường ép lấy máu cá để uống cho đỡ khát, nhưng cũng có người bẻ lấy những càng cua ngo ngoe, hứng chất dịch trong từ đó chảy ra để uống. Vị mằn mặn, ngòn ngọt trong càng cua dễ uống hơn máu cá, lại không tanh. Sau này, có người khéo chế biến món ăn, khi đi tìm món ăn lạ đã nhớ đến chất dịch này trong cơ thể cua, và món tiết canh cua từ đó ra đời.
Cua dùng làm tiết canh có thể là cua đồng hơi tanh. Ở thành phố thời gian trước do điều kiện bảo quản, vận chuyển kém, khó kiếm cua bể còn sống nên người ta mới làm tiết canh cua đồng, còn nay thì không. Tôm dùng làm tiết canh thì có thể dùng tôm hùm, tôm sú và cả tôm thẻ. Nhưng đã ăn tới tiết canh tôm tại các nhà hàng thì người ta vẫn cứ gọi tôm hùm. Cho đúng điệu sang.
Để có đủ tiết làm đươc một đĩa tiết canh cua, loại đĩa cạn lòng, đường kính chừng hai tấc, người ta phải cần từ ba đến bốn con cua loại lớn, mỗi con chừng bảy tám trăm gram, đến một ký. Nhưng chưa hết, vì tiết cua không thể hãm được như tiết vịt, tiết heo nên người ta phải chuẩn bị trước phần nguyên liệu từ một con cua khác. Cua được hấp chung với gừng, tiêu, rượu ngon,... để cho thơm. Rồi sau đó lẩy từng miếng nạc cua, cho vào đĩa để nguội mới trộn với gia vị cho đậm đà, trộn thêm một ít ngò gai, tía tô xắt nhuyễn và phải có một ít lá quế để giảm bớt vị nồng của cua.
Kế đến mới thực hiện giai đoạn quan trọng nhất là cắt tiết cua. Cua còn sống, rửa thật sạch đất cát. Đầu bếp dùng dây thun buộc chặt bốn chiếc ngoe lại thành một chụm. Dùng kéo bén cắt thật ngọt một lượt. Tiết cua màu trắng từ những chiếc chân còn ngo ngoe chảy thẳng xuống đĩa thịt cua đã được bày biện sẵn, ban đầu thành vòi nhỏ, sau cứ ri rỉ cho đến hết. Xong phần chân bên này lại cắt tiếp phần chân bên kia. Phần tiết cua luôn có lẫn nước, tiết đã đông, phần nước nổi lên mặt, phải khéo léo dùng giấy quyến chậm cho thật khô rồi mới rắc lên ngò rí, đậu phộng giã nhỏ.
Tiết cua đông lại trông như rau câu. Chính vì vậy nên cái thời mà phong trào tiết canh tôm, tiết canh cua mới nổi lên trở lại, còn thịnh hành thì có người lại ăn gian dùng rau câu đánh chung với tiết cua để làm cho được nhiều khi đãi những bữa tiệc đông người. Tiết canh cua ăn là lạ, phần thịt cua mềm lẫn với tiết cua sừn sựt như rau câu, mằn mặn ngòn ngọt khiến dễ hình dung đến những lần trên bãi biển ta ăn cua luộc mà môi và tay còn dính nước biển. Nhưng phải thật tinh ý lắm mới nhận ra phong vị trên, vì tiết cua ít lắm, mỏng lắm.
Với tiết canh tôm, cũng phải chuẩn bị phần tôm sống để lấy tiết và phần tôm chín bày biện sẵn trên đĩa. Thịt tôm ngọt, dai và không nồng như thịt cua nên chỉ cần hấp chín, lột vỏ, xắt hạt lựu trộn với gia vị và bày lên đĩa là được, và các đầu bếp chuyên nghiệp khuyên không nên trộn rau quế vào làm mất đi hương vị của tôm. Với tôm, cách lấy tiết có khác, người ta dùng một chiếc đũa tre vót nhọn đầu rồi đâm thẳng từ phần đuôi lên đến giáp đầu tôm, cẩn thận hứng lên đĩa rồi mới rút chiếc đũa ra để tiết chảy xuống.
Thịt tôm chắc mà săn, ngọt nhẹ, tiết canh tôm đậm đà nhưng không nồng như cua.
Tiết canh thủy sản cũng được ăn chung với bánh tráng như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài ngò gai, không thể thiếu rau dấp cá và có đầu bếp còn cho ăn chung với khế chua, chuối chát. Cũng hợp.
Biến hóa thực đơn cùng lợn "cắp nách" Tây Bắc Nói đến ẩm thực Tây Bắc xa xôi là nhiều người nghĩ ngay đến lợn "cắp nách", một đặc sản được ưa chuộng và đậm đà dư vị. Lợn cắp nách nướng lá móc mật, món ngon của đồng bào Tây Bắc - Ảnh: N.T.Lượng Theo đồng bào các dân tộc Tây Bắc, để có một con lợn cắp nách đúng nguồn gốc...